chức ASEAN
Hợp tác với các quốc gia trong khu vực là một trong những trọng tâm của hoạt động đối ngoại của chính phủ Singapore. Đứng trớc những thách thức chung của khu vực, Singapore đã cùng với Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin thành lập ra Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN). Quan hệ ngoại giao giữa Singapore với các thành viên còn lại của ASEAN là một trong những mối quan hệ quan trọng mà chính phủ Lý Quang Diệu mong muốn xây dựng.
Trớc hết là quan hệ với Malaixia: Lý Quang Diệu đã sử dụng từ ngữ rất
ví von để nói về mối quan hệ đặc biệt này: “Thăng trầm với Malaixia .” Có thể nói rằng trong các quốc gia Đông Nam á thì mối quan hệ với Malaixia là mối quan hệ đặc biệt nhất của Singapore. Trong lịch sử, trớc khi giành đợc độc lập cả Singapore và Malaixia đều là thuộc địa của Anh, sau khi giành đợc độc lập, Lý Quang Diệu cùng với các nhà lãnh đạo của Đảng Hành động nhân dân chủ trơng sát nhập với Malaixia thành Liên bang Malaixia, tuy nhiên mối quan hệ liên bang này tồn tại không đợc lâu bởi sự xung đột về quyền lợi kinh tế giữa ngời Singapore và ngời Malaixia. Kết quả là Singapore đứng ra phát triển độc lập, ngày 9/5/1965, Thủ tớng Liên bang Malaixia Abdul Rahman tuyên bố:
Chính phủ Malaixia công nhận Chính phủ Singapore là chính phủ độc lập,
“
có chủ quyền và sẽ luôn làm việc đó trong tinh thần hữu nghị và hợp tác với Chính phủ đó” [30, 435].
Ngày 20/3/1966, Thủ tớng Malaixia Abdul Rahman thăm Singapore. Quan hệ giữa hai bên chính thức trở thành quan hệ giữa những quốc gia độc
lập. Trong giai đoạn đầu sau khi độc lập, Singapore vẫn lệ thuộc Malaixia về quốc phòng và an ninh, Lý Quang Diệu vẫn phải đồng ý cho một bộ phận quân đội và cảnh sát ngời Malaixia làm việc tại Singapore để giữ gìn an ninh trật tự bởi lúc này Singapore cha có quân đội và lực lợng cảnh sát, tất cả đều đang trong quá trình xây dựng. Mặc dầu vậy, Lý Quang Diệu vẫn luôn thể hiện tinh thần dân tộc của mình trớc thái độ kẻ cả của Malaixia cũng nh không vì thế mà lệ thuộc Malaixia trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ giữa hai bên lại trở nên căng thẳng sau khi Singapore lên tiếng công nhận nền độc lập của Inđônêxia và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với Inđônêxia. Chính quyền Malaixia xem đó là hành động đe doạ tới an ninh của Malaixia và tuyên bố: “Malaixia có quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà Malaixia xem là cần thiết để bảo vệ lợi ích và an ninh của đất nớc” [6, 231]. Chính quyền Malaixia đã có những việc làm thiếu thiện chí nh kiểm soát việc đi lại giữa nhân dân hai nớc, lợi dụng mâu thuẫn giữa cộng đồng ngời Hoa với bộ phận dân c còn lại ở Singapore gây nên tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, chính những điều đó lại làm cho tình hình Malaixia trở nên hỗn loạn, những cuộc bạo loạn chủng tộc xẩy ra ngay giữa thủ đô Kuala Lumpur. Chính vì vậy mà năm 1970, Razak lên làm Thủ tớng Malaixia đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối với ngời Hoa và đối với Singapore. Nhng quan hệ giữa hai nớc vẫn không đợc cải thiện, bởi sự điều chỉnh của chính quyền Malaixia chủ yếu là về thái độ chính trị còn về kinh tế vẫn không thay đổi, Bộ trởng Tài chính Singapore Hon Sui Sen khẳng định: “Thái độ của Malaixia về hợp tác kinh tế là biểu hiện của sự đố kỵ và coi thờng. Họ tin rằng Singapore không thể tồn tại nếu không có Malaixia và sự phồn vinh của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào họ” [6, 241].
Sự xung đột chỉ làm thiệt hai cho nhân dân hai nớc, chính vì vậy trong hai năm 1972, 1973, Lý Quang Diệu và Thủ tớng Razak đã có những chuyến thăm lẫn nhau để cải thiện và thiết lập mối quan hệ bình thờng giữa hai nớc. Cuộc chiến tranh Đông Dơng đang diễn biến phức tạp, thắng lợi của chủ nghĩa
cộng sản ở Việt Nam gần nh chắc chắn, ngời Mỹ đang buộc phải rút dần sự có mặt về quân sự của mình trong khu vực, những vấn đề an ninh khu vực đang đ- ợc đặt ra hết sức cấp bách buộc các nớc phải biết vì lợi ích chung, xoá bỏ hiềm khích cùng nhau xây dựng nền hoà bình ổn định trong khu vực. Đây chính là những nhân tố góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình bình thờng hoá quan hệ giữa Malaixia và Singapore, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc.
Tuy nhiên, đáng tiếc là mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nớc không duy trì đợc lâu. Tháng 1/1976, Razak mất, Hussein Onn lên làm thủ tớng Malaixia. Trong giai đoạn đầu cầm quyền, Hussein đã tiếp tục kế thừa quan hệ tốt đẹp giữa hai nớc mà cố Thủ tớng Razak để lại. Ông đã chọn Singapore làm chuyến thăm nớc ngoài đầu tiên khi làm Thủ tớng. Vấn đề đợc hai bên cùng quan tâm đó chính là sự phát triển của phong trào cộng sản ở Malaixia và sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Malaixia. Nhng bên cạnh đó, chính quyền Malaixia tiếp tục thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của Singapore nh cấm xuất khẩu than bùn và cát, hạn chế việc vận chuyển hàng hoá giữa Malaixia với Singapore. Để đảm bảo cho nền độc lập của mình, Singapore quyết định xây dựng lực lợng vũ trang của riêng mình, hạn chế sự phụ thuộc về an ninh đối với Malaixia và ngời Malay, điều này càng làm cho sự ngăn cách và nghi ngờ giữa hai bên càng tăng thêm.
Đến thời kỳ Mahathir Mohamad làm thủ tớng Malaixia thì mối quan hệ giữa hai nớc đợc cải thiện đáng kể, là một ngời vốn không a gì Singapore nhng khác với các thủ tớng tiền nhiệm, Mahathir Mohamad đã hiểu rõ vấn đề hơn, ông ta biết rằng khó mà ngăn cản đợc Singapore phát triển, quan hệ đối đầu chỉ mang lại thiệt hại cho hai nớc vì vậy Mahathir Mohamad đã cùng với Lý Quang Diệu trao đổi thẳng thắn để tìm sự đồng thuận, hợp tác và ổn định. Mahathir Mohamad còn yêu cầu các Bộ trởng, quan chức chính phủ phải học hỏi kinh nghiệm từ Singapore- đây là điều mà trớc đó không hề có, rõ ràng cách tiếp cận Singapore của Mahathir Mohamad tỏ ra thực dụng hơn.
Năm 1986, Tổng thống Israel Chaim Herzog thăm chính thức Singapore. Điều này đã tạo nên sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Malaixia (vì phần đông dân số Malaixia là theo đạo Hồi), họ xem chuyến thăm nh một sự thách thức, một sự xúc phạm đối với Malaixia. Malaixia đã triệu hồi cao uỷ của mình về nớc trong thời gian diễn ra cuộc viếng thăm và Thủ tớng Mahathir Mohamad tuyên bố: mối quan hệ với Singapore sẽ không còn tốt đẹp nh xa nữa. Mối quan hệ giữa hai bên trở nên băng giá trở lại. Sự băng giá này kéo dài đến khi Lý Quang Diệu thôi giữ chức Thủ tớng Singapore. Mặc dù ít nhiều nó cũng đợc cải thiện nhng nhìn chung quan hệ giữa hai nớc vẫn đang bị đông lại.
Nhận xét về mối quan hệ này Lý Quang Diệu đã viết: “trớc, trong và sau những ngày thuộc Malaixia, ngời Malaixia đã áp dụng hết biện pháp này đến biện pháp khác nhằm hạn chế sự tiếp cận của Singapore vào nền kinh tế của họ. Họ đánh thuế và đặt ra các luật lệ, quy định nhằm giảm hoặc cắt bỏ việc sử dụng cảng, phi trờng và các dịch vụ khác của chúng tôi, đặc biệt là các dịch vụ tài chính. Họ chỉ đạo cho các ngân hàng của họ và những ngời vay vốn khác không đợc vay vốn của các ngân hàng nớc ngoài ở Singapore mà sử dụng các ngân hàng nớc ngoài có chi nhánh hoặc ở Kuala Lumpur hoặc ở Labuan, một khu u đãi thuế đợc họ xây dựng trên một hòn đảo ngoài khơi Sabah. Họ buộc chúng tôi phải cạnh tranh hơn” [6, 255].
Sự xích lại gần nhau giữa hai nớc đã kéo theo sự phát triển trong quan hệ kinh tế, thơng mại và đầu t. Kể từ đầu thập niên 60, Malaixia đã trở thành một trong những thị trờng quan trọng của Singapore; đến những năm 70, quan hệ kinh tế giữa hai nớc có những bớc tiến mới, điều này đợc thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Malaixia giai đoạn 1976-1990.
Đơn vị tính: triệu USD
Xuất 1005 2908 3539 6873
Nhập 298 3323 3736 8257
Nguồn: Tổng cục thống kê- T liệu kinh tế các nớc thành viên ASEAN. NXB Thống kê, Hà Nội 1998, trang 38.
Bên cạnh đó, từ năm 1979 đến năm 1985, vốn đầu t trực tiếp của Singapore chiếm tới 12% tổng số vốn của nớc ngoài vào Malaixia, đứng hàng thứ hai so với các nớc NICs ở châu á.
Ba thập niên sau khi chia tách, các mối quan hệ gần gũi về gia đình và bạn bè vẫn còn gắn bó hai dân tộc này. Dù những khác biệt giữa đôi bên có sâu xa đến mấy thì hai nớc đều hiểu rằng nếu họ kích nhau, không kiềm chế, thì có nguy cơ phá tan sự hoà hợp giữa các chủng tộc vốn đã gắn bó xã hội đa chủng tộc của mỗi nớc. Cả Malaixia và Singapore đều cần một mức độ khoan dung đa chủng ngang nhau. Một thời kỳ mới đang đến với những nhà lãnh đạo trẻ hơn sẽ sớm nắm quyền ở hai nớc. Họ thoát khỏi những dằn vặt của cá nhân về quá khứ, họ có thể tạo ra một khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ thiết thực vì lợi ích của cả hai dân tộc.
Đối với Inđônêxia:
Quan hệ Singapore- Inđônêxia đợc hình thành từ trớc khi Singapore phát triển độc lập. Năm 1960, Lý Quang Diệu đã gặp Tổng thống Sukarno tại Jakarta, mặc dù cha đạt đợc kết quả lớn nhng cuộc gặp đã mở đầu cho quan hệ giữa hai bên. Năm 1965, Singapore chính thức trở thành một quốc gia độc lập. Trong giai đoạn này Inđônêxia đang ở trong tình trạng “đối đầu” với Singapore và Malaixia. Sukarno đã cố gắng tìm mọi cách hi vọng có thể lợi dụng và khoét sâu sự bất hoà giữa Singapore với Malaixia. Năm 1966, Inđônêxia công nhận nền độc lập của Singapore và chính điều này đã châm ngòi cho sự đối đầu giữa Singapore và Malaixia. Trong suốt một thời gian dài sau đó, từ 1966 đến 1970, quan hệ giữa hai nớc không phát triển đợc thậm chí còn bị gián đoạn. Tháng 09/ 1970, bên lề cuộc họp thợng đỉnh của Phong trào không liên kết tại Lusaka, Lý Quang Diệu và
Suharto đã có cuộc gặp không chính thức mở đầu cho quá trình bình thờng hoá quan hệ giữa hai nớc. Ngày 25/5/1973 “chỉ sau khi đi khắp thế giới Lý Quang Diệu mới tới Inđônêxia”, Thủ tớng Singapore đã có chuyến thăm chính thức tới Jakarta. Chuyến thăm đã mở ra một trang mới trong quan hệ hai nớc, Inđônêxia đã “từ thù chuyển thành bạn” của Singapore. Tại các cuộc hội đàm cấp cao, hai bên đã gạt bỏ những bất đồng cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài vì lợi ích của hai dân tộc. Inđônêxia hi vọng với kinh nghiệm và khả năng của mình Singapore sẽ giúp đỡ Jakarta trong công cuộc xây dựng đất nớc, còn Singapore hi vọng sẽ mở rộng quan hệ thơng mại đầu t với quốc gia vào loại lớn nhất trong khu vực. Mặt khác trong khi tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những thay đổi thì hai nớc với t cách là những thành viên của ASEAN cần phải có sự thống nhất chung để phát huy vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Nam á.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Inđônêxia và Singapore tiếp tục bị ảnh hởng sau sự kiện quân đội Inđônêxia tiến vào Đông Timor. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, chính quyền Singapore đã lên án hành động của Inđônêxia, Lý Quang Diệu chỉ rõ: Singapore luôn thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Inđônêxia, công nhận Đông Timor là một bộ phận của Inđônêxia nhng Singapore không đồng ý với cách giải quyết của chính quyền Jakarta. Mặc dù vậy, với sự tầm nhìn của mình, Suharto đã không phản ứng mạnh trớc hành động của Singapore, ông vẫn tiếp tục cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nớc phát triển. Chính Suharto đã đồng ý cho Singapore đầu t vào khu vực Batam (hòn đảo cách Singapore khoảng 20km), rõ ràng chính quyền Suharto thấy rằng duy trì quan hệ thân thiện hợp tác với Singapore tốt hơn nhiều là đối trọng với nó. Mối quan hệ hai bên tiếp tục đợc thúc đẩy bởi các hiệp định về thơng mại, du lịch cũng nh đầu t. Nhằm xoá bỏ sự hoài nghi của Inđônêxia về mối quan hệ giữa Singapore với Trung Quốc, Lý Quang Diệu đã cam kết Singapore chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sau khi Inđônêxia thiết lập quan hệ với chính quyền Bắc Kinh.
Trên thực tế, quan hệ giữa hai quốc gia là hệ quả của sự tác động của nhiều nhân tố trong đó có vai trò to lớn của nhà lãnh đạo, lịch sử đã chứng minh rằng nếu trong giai đoạn 1965- 1990 đứng đầu Singapore và Inđônêxia mà không phải là hai nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu và Suharto thì cha chắc hai nớc vẫn duy trì đợc mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Chính Lý Quang Diệu đã thừa nhận: quan hệ song phơng giữa hai nớc phụ thuộc trớc hết vào việc đánh giá lẫn nhau và học cách cùng tồn tại. Bao giờ hai bên cũng tồn tại bất đồng nhng quan trọng là biết lảng tránh hoặc giải quyết ổn thoả hoặc tạm gác sang một bên để giải quyết sau. Nhìn về quá khứ thì nếu Tổng thống Inđônêxia mà không phải là Suharto thì lịch sử của nó sẽ khác đối với Inđônêxia và chắc chắn sẽ khác đối với toàn Đông Nam á.
Sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao đã thúc đẩy các nhà t bản Singapore đầu t vào Inđônêxia. Nếu nh trớc năm 1970, quan hệ kinh tế hầu nh không đợc thực hiện do những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao thì từ đầu những năm 80 trở đi cùng với quá trình cải thiện quan hệ ngoại giao thì hợp tác kinh tế hai bên cũng đợc đẩy mạnh.
Bảng 2: Tăng trởng đầu t của Singapore vào Inđônêxia giai đoạn 1986- 1989.
Đơn vị tính: Triệu USD.
Năm 1986 1987 1988 1989
Trị giá 105,3 129 151 166,1
Nguồn: Lê Văn Toàn- Kinh tế NICs Đông á- Kinh nghiệm đối với Việt Nam. NXB Thống kê- HN 1992, trang 119
Đối với Thái Lan
Là quốc gia có nền ngoại giao mềm dẻo với những nhà lãnh đạo kiệt xuất, ngoại giao Thái Lan đã để lại cho Singapore nhiều bài học quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ với các nớc đặc biệt là với các cờng quốc. Nhìn chung trong giai đoạn 1965-1990 quan hệ giữa Singapore và Thái Lan phát triển tốt đẹp. Quan hệ ngoại giao giữa hai nớc đợc thiết lập từ năm 1966 từ chuyến thăm Thái Lan của
Thủ tớng Lý Quang Diệu. Singapore và Thái Lan đã ủng hộ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dơng, cả hai đều đồng ý quan điểm thừa nhận sự có mặt của các cờng quốc trong khu vực là cần thiết đối với an ninh trong khu vực. Là nớc đa ra ý tởng thành lập ASEAN, Thái Lan mong muốn tổ chức này sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị ở Đông Nam á. Thái Lan và Singapore cũng đồng nhất quan điểm về vấn đề Campuchia cũng nh đều bày tỏ sự quan ngại hành động của Việt Nam sẽ tạo nên tiền lệ xấu đối với lịch sử và sẽ ảnh hởng đến an ninh truyền thống trong khu vực. Chính những sự đồng nhất này mà quan hệ giã hai nớc luôn tốt đẹp và phát triển.
Trên nền tảng nồng ấm của quan hệ đối ngoại mà quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nớc đã có nhiều bớc phát triển. Quan hệ đối tác giữa hai nớc đã đợc hình thành từ rất sớm, kim ngạch xuất khẩu của Singapore và Thái Lan liên tục tăng lên. Cụ thể:
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thái Lan