Chính sách đối ngoại của Singapore đối với Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của singapore giai đoạn 1965 1990 (Trang 59 - 63)

Bộ trởng Ngoại giao Singapore Rajaratnam từng nói: “Chúng ta chấp nhận sự hiện diện của các cờng quốc lớn và sự cạnh tranh của họ nh là một nhân tố hiển nhiên trong sự hoạt động quốc tế Vì chúng ta không thể tính

đến mối quan hệ cạnh tranh này, do đó, theo quan điểm của chúng ta, lối thoát tốt nhất cho tình trạng này đối với những nớc nhỏ là sự hiện diện của tất cả các cờng quốc lớn. ở nơi đâu có nhiều mặt trời, thì lực hút của chúng không những sẽ yếu đi, mà còn nhờ tác động và phản tác động của lực này, các hành tinh nhỏ sẽ đợc tự do hơn trong chuyển động của mình” [10, 64]. Chính vì vậy quan điểm của Singapore đối với các cờng quốc là luôn muốn giữ thế cân bằng giữa các nớc lớn để đảm bảo cho sự phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới độc lập, mối quan hệ giữa Singapore và Mỹ không phát triển nh mong muốn của các nhà lãnh đạo Singapore. Một phần là do sự hiện diện về quân sự của Anh tại Singapore, mặt khác là xuất phát từ chính sách của Mỹ, chính quyền Hoa Kỳ cha coi trọng mối quan hệ với

Singapore nh với Thái Lan hay Philippin. Chính bản thân Lý Quang Diệu cũng thừa nhận ngời Mỹ có vẻ dè dặt trong quan hệ với Singapore bởi Mỹ vẫn đang nghi ngờ Singapore là chính phủ thân cộng sản vì phần lớn dân số Singapore là ngời Hoa.

Trong giai đoạn này Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc Đông Dơng mà trọng điểm là Việt Nam bằng cách dựng lên chính phủ Việt Nam cộng hoà. Dới con mắt của Mỹ, Singapore có vị trí thuận lợi để Mỹ thiết lập căn cứ hậu cần cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một “điểm neo” quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam á. Sự toan tính này của Mỹ hoàn toàn phù hợp với ý đồ của giới cầm quyền Singapore. Tháng 5/1965, Lý Quang Diệu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam: “ ngời châu á chúng ta phải đề cao quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam (ý nói: Nam Việt Nam) và phải thoát khỏi mọi ý đồ thống trị của châu Âu. Là những ngời XHCN dân chủ chúng ta phải đòi cho ngời Nam Việt Nam có quyền không bị ép buộc thông qua sức mạnh vũ trang, khủng bố có tổ chức và cuối cùng bị chủ nghĩa cộng sản áp đảo. Vì vậy chúng ta phải tìm một công thức mà trớc tiên tạo đợc khả năng cho ngời Nam Việt Nam phục hồi quyền tự do lựa chọn, mặc dù vào lúc này quyền đó bị giới hạn trong phạm vi giữa một bên là sự xâm chiếm của cộng sản và một bên là những hoạt động quân sự không ngừng của Mỹ” [6, 440]. Đầu năm 1966, chính phủ Singapore đã đồng ý cho phép lính Mỹ phục vụ tại Việt Nam có thể đến Singapore để nghỉ ngơi, giải trí, rõ ràng trong khi cuộc chiến tranh xâm lợc của Mỹ tại Việt Nam đang bị nhiều nớc trên thế giới lên án thì sự đồng tình của Chính phủ Lý Quang Diệu sẽ đợc Oasinhton đánh giá rất cao. Tháng 10/1967, Lý Quang Diệu sang thăm chính thức Hoa Kỳ, ngời Mỹ đón tiếp ông nh một ngời bạn; Tổng thống Johnson đã dùng những tính từ hoa mỹ ngợi ca Lý Quang Diệu nh “một nhà ái quốc, một nhà lãnh đạo chính trị lỗi lạc và một

chính khách của châu á mới” [6, 443], mô tả Singapore “nh một tấm gơng sáng chói về những gì có thể thực hiện chẳng những ở châu á mà cả ở châu Phi và Mỹ latinh- ở bất cứ nơi nào mà con ngời đang hoạt động vì một cuộc sống tự do và có nhân phẩm”. [6, 444]. Trong chuyến thăm này, Lý Quang Diệu đã có những cuộc hội đàm với những ngời đứng đầu Chính phủ Mỹ, từ Tổng thống Johnson đến Phó Tổng thống Hubert Humphrey, Bộ trởng Bộ Ngoại giao Dean Rusk, Bộ trởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara trong…

đó nội dung chính là xoay quanh cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Lý Quang Diệu coi cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam á và cho rằng Mỹ có cơ sở để chiến thắng trong cuộc chiến này nếu quyết tâm và có phơng pháp đúng đó là cả về quân sự và chính trị chứ không đơn thuần là quân sự. Khi mà chiến lợc “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ đang bị sa lầy thì sự ủng hộ, cảm thông của Lý Quang Diệu là rất cần thiết đối với chính quyền Johnson.Tất nhiên, những thay đổi trên không chỉ đợc giải thích bằng lợi ích kinh tế mà đó còn là những toan tính chiến lợc của chính quyền Singapore.Tháng 11/1967, Anh tuyên bố phá giá đồng bảng và hạn chế sự có mặt ở khu đông kênh đào Suez; ngời Anh đang chuẩn bị rút khỏi Singapore việc duy trì sự hiện diện của ngời Mỹ sẽ là cần thiết để đảm bảo sự cân bằng lực lợng và ổn định trong vùng. Ngoài ra, mục tiêu chính mà Lý Quang Diệu muốn đạt đợc là sẽ tìm kiếm cho Singapore một bạn đồng minh chiến lợc mới để thay thế ngời Anh không chỉ để bảo vệ sự an toàn cho đảo quốc mà còn góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và Hoa Kỳ đã trở thành sự lựa chọn tối u.

Ngày 12/5/1969, Thủ tớng Lý Quang Diệu đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nixon tại Oasinhton, một lần nữa chiến tranh Việt Nam lại trở thành chủ đề chính của cuộc hội đàm. Chính quyền Mỹ đã đổ nhiều tiền của, công sức kể cả đa quân tham chiến nhng vẫn cha thể giành đợc thắng lợi. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới ngày càng lên

cao, các đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến này nh: Nam Triều Tiên, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippin đang đứng trớc những khó khăn lớn về đối nội, không thể kéo dài sự có mặt của họ tại Nam Việt Nam. Nixon muốn tìm kiếm một giải pháp thích hợp hay nói đúng hơn theo Lý Quang Diệu là “một lối ra trong danh dự” cho nớc Mỹ. Về phía mình, Lý Quang Diệu bày tỏ sự cảm thông đối với chính quyền Mỹ và cũng hi vọng Mỹ sớm tìm ra cho mình giải pháp thích hợp còn trên mọi phơng diện Singapore luôn ủng hộ Mỹ. Ngoài ra, cuộc cách mạng văn hoá đang diễn ra ở Trung Quốc, mối quan hệ Mỹ- Trung cũng là những vấn đề đợc cả hai nguyên thủ trao đổi. Tháng 12/1970, Lý Quang Diệu và Nixon gặp nhau lần thứ hai tại Oasinhton, mối quan hệ Mỹ – Trung trở thành vấn đề cả hai bên cùng quan tâm, Lý Quang Diệu mong muốn Mỹ cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc làm thành viên của HĐBA Liên Hợp Quốc, còn Nixon cũng mong muốn lợi dụng Trung Quốc để gây chia rẽ trong nội bộ phong trào cách mạng thế giới. Tháng 02/1972, Thông cao Thợng Hải đợc tuyên bố là kết quả của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon- “một tuần làm thay đổi thế giới”.

Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của nhân dân Việt Nam toàn thắng, nớc Mỹ đã thất bại trong âm mu can thiệp vào chiến tranh Đông Dơng và Việt Nam. Điều này buộc Mỹ phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình. Khi Jimmy Carter lên nắm quyền đã chuyển trọng tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ sang châu Phi nhiều hơn là châu á và điều đó đã có tác động tới quan hệ ngoại giao giữa Singapore với Mỹ. Chính quyền Carter muốn quên đi châu á, ngời Mỹ đã quá mệt mỏi sau cuộc chiến ở Việt Nam. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra trong năm 1979 đã buộc Oasinhton phải quan tâm đến châu á mà cụ thể là: việc Trung Quốc đang có ý định trừng phạt Việt Nam, cách mạng Iran bùng nổ và việc Liên Xô đem quân vào Afghanistan. Năm 1981, Ronal Reagan lên làm Tổng thống Mỹ. Trong suốt

hai nhiệm kỳ của mình (1981-1989) vấn đề trọng điểm của chính quyền Reagan ở châu á là Đài Loan. Mỹ muốn duy trì chính quyền Đài Loan nhng đồng thời cũng muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Bắc Kinh. Đối với Singapore, quốc gia mà đa số dân số là ngời Hoa thì việc quan hệ Mỹ- Trung tốt đẹp là cơ hội vô cùng thuận lợi cho sự phát triển vì thế qua các chuyến thăm, các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo chính quyền Mỹ, Lý Quang Diệu đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với quan điểm đối ngoại của Reagan. Năm 1986, tình hình Philippin có biến động, chính quyền mới của Tổng thống Aquino không đồng ý cho quân Mỹ gia hạn thuê căn cứ Subic và để thể hiện vai trò đồng minh chiến lợc của mình thì Bộ trởng ngoại giao Singapore- George Yeo đã tuyên bố: Singapore sẵn sàng cho phép lực lợng quân đội Mỹ tăng cờng sử dụng các căn cứ quân sự của mình. Đồng thời Lý Quang Diệu còn thuyết phục các nhà lãnh đạo Philippin đồng ý cho Mỹ tiếp tục duy trì căn cứ Subic vì điều đó hoàn toàn có lợi cho cả đôi bên.

Nh vậy, chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt trong một thời gian dài từ 1965 cho đên 1990, Singapore luôn luôn là đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực Đông Nam á, là chỗ dựa vững chắc cho Mỹ trong việc thực hiện chiến lợc của mình trong khu vực. Chính Lý Quang Diệu cũng thừa nhận rằng: Khi mà chủ nghĩa cộng sản là mối đe doạ chung của nớc Mỹ và cả thế giới TBCN thì chính quyền Singapore có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai chính quyền Dân chủ và Cộng hoà từ Johnson những năm 60 cho đến Bush những năm 90. Những mối quan tâm chiến lợc của hai bên là hoàn toàn trùng khớp nhau và đồng nhất với nhau.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của singapore giai đoạn 1965 1990 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w