Học thuyết An ninh quốc gia

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của singapore giai đoạn 1965 1990 (Trang 40 - 44)

Đảm bảo an ninh, giữ vững nền độc lập cho dân tộc là một vấn đề không đơn giản đối với một quốc gia nhỏ bé nhng có vị trí chiến lợc quan trọng nh Singapore . Để đạt đợc mục tiêu này, trong những năm 60-70 giới cầm quyền đảo quốc đã đa ra ba nhiệm vụ gắn bó với nhau nh sau: phát triển một đất nứơc có khả năng tự bảo vệ và phồn vinh về vật chất; đảm bảo an ninh quốc gia; hỗ trợ “hoà bình”, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Trong xu thế đối đầu hai cực, lại nằm ở vị trí cực kỳ quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới, Lý Quang Diệu hiểu đợc sự cần thiết phải có một chính sách thích hợp để có thể tồn tại và phát triển độc lập trong bối cảnh phức tạp đó. Vì vậy, Lý Quang Diệu đã đa ra chủ trơng “trung lập tích cực”. Theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Singapore đó là trớc tiên phải duy trì vị thế đứng ngoài “bất kỳ quan hệ đối địch hay xung đột giữa các khối quân sự”. Tất

nhiên, Singapore sẽ không thể vẫn cứ trung lập, nếu sự sống còn an ninh hay sự thịnh vợng của nó bị đe doạ.

Tuy nhiên, cùng với những chuyển biến trên thế giới khi mà xu thế đối thoại, hoà hoãn đang ngày càng lên cao thì bản thân các nhà lãnh đạo Singapore hiểu rằng để giữ vững an ninh cho đảo quốc không chỉ có các biện pháp quân sự mà còn có cả những biện pháp kinh tế và chính trị. Thất bại nhãn tiền của hành động can thiệp của Mỹ ở Việt Nam và sự ra đời của Học thuyết Nixon đã cung cấp cho những ngời lãnh đạo Singapore không ít bài học hữu dụng. Chúng làm cho họ hiểu rằng việc sử dụng sức mạnh quân sự không phải lúc nào cũng đem đến những kết quả mong đợi, và cũng chẳng khiến uy tín trên trờng quốc tế đợc tăng lên. Bầu không khí hoà dịu trong quan hệ quốc tế đã có tác động riêng của nó: tăng cờng vị thế của các phơng tiện phi quân sự trong việc xúc tiến đờng lối đối ngoại của các nớc. Thay cho đối đầu và đe doạ sử dụng vũ khí quân sự, giờ ngời ta thích nói đến đàm phán hoà bình và hợp tác quốc tế.

Bản thân Lý Quang Diệu hiểu rằng Singapore không thể phát triển đợc trong môi trờng một khu vực mà luôn luôn có nguy cơ rơi vào bất ổn nh một “Ban Căng của châu á”. Vì vậy, vào đầu những năm 70, Singapore lên tiếng ủng hộ đề nghị do Malaixia đa ra về việc biến Đông Nam á thành “khu vực hoà bình, tự do và trung lập”. Tại Hội nghị Bộ trởng ngoại giao các nớc ASEAN diễn ra trong tháng 11 – 1971 tại Kuala Lumpur, đề nghị này đợc sự ủng hộ chính thức của ASEAN. Dù sau đó có đợc bổ sung thêm bằng khái niệm “tính đề kháng dân tộc và vùng” do Inđônêxia đa ra, đề nghị vẫn phản ánh đầy đủ lập trờng chung của các nớc ASEAN về các vấn đề an ninh khu vực.

Điều này đã thể hiện sự nhạy bén với thời thế của các nhà lãnh đạo Singapore, việc thực hiện công thức “hoà bình, tự do và trung lập” ở Đông Nam á nhìn chung đáp ứng đợc quyền lợi dân tộc của đảo quốc, vì nó cho

phép củng cố vị thế của Singapore trong các mối quan hệ chính trị và kinh tế trong khu vực và mang lại cho đảo quốc sự đảm bảo tập thể đối với chủ quyền không thể bị xâm phạm của mình từ phía các nớc thành viên ASEAN và từ các nớc Đông Nam á khác. Còn về phía các cờng quốc nh Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc và Nhật, thì Singapore cho rằng thành công hay thất bại của sáng kiến trung lập Đông Nam á lệ thuộc đáng kể vào sự duy trì thế cân bằng lực l- ợng trong vùng giữa các cờng quốc này. Điều này có nghĩa là thừa nhận một thực tế hiển nhiên: sự hiện diện của các cờng quốc ở Đông Nam á là điều không thể tránh khỏi và đợc xem là hữu ích để duy trì tình trạng cân bằng lực lợng giữa họ nơi đây. Và nếu sự hiện diện của họ là tất yếu, thì cần tìm cách thu hút sự quan tâm của họ vào việc phát triển kinh tế của Singapore và sử dụng sự hiện diện tập thể của họ vào sự bảo đảm hoà bình và an ninh trong vùng. Nh vậy chính sách thích ứng của Singapore sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Lập trờng của Singapore đợc biểu lộ đầy đủ và chính xác trong lời phát biểu sau của Bộ trởng Ngoại giao Rajaratnam: "Chúng ta chấp nhận sự hiện

diện của các cờng quốc lớn và sự cạnh tranh của họ nh là một nhân tố hiển nhiên trong sự hoạt động quốc tế Vì chúng ta không thể tính đến mối quan

hệ cạnh tranh này, do đó, theo quan điểm của chúng ta, lối thoát tốt nhất cho tình trạng này đối với những nớc nhỏ là sự hiện diện của tất cả các cờng quốc lớn. ở nơi đâu có nhiều mặt trời, thì lực hút của chúng không những sẽ yếu đi, mà còn nhờ tác động và phản tác động của lực này, các hành tinh nhỏ sẽ đợc tự do hơn trong chuyển động của mình” [10, 64].

Lý Quang Diệu cho rằng điều cần thiết đối với khu vực là cần phải duy trì sự cân bằng lực lợng và việc này chỉ đợc thực hiện bằng hai con đờng: Thứ nhất là trung lập hoá khu vực Đông Nam á. Nhng trong điều kiện thực tế thì điều này rất khó thực hiện bởi vị trí chiến lợc của Đông Nam á cũng nh nguồn

tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây buộc các cờng quốc không thể không có những toan tính cho riêng mình mà ý tởng trung lập hoá Đông Nam á đồng nghĩa với việc các cờng quốc không đợc can thiệp vào công việc nội bộ của các nớc trong vùng và những cuộc tranh chấp ở đây. Con đờng thứ hai – sự hiện diện của tất cả các cờng quốc, quan hệ cạnh tranh giữa họ sẽ không cho phép cờng quốc nào chiếm đợc vị thế độc quyền. Thực tiễn lịch sử châu á đã nêu lên hai dẫn chứng thành công cho đờng lối ngoại giao này đó là Thái Lan và Nhật Bản trong thời kỳ cân đại mà chúng ta thờng gọi là “đờng lối ngoại giao ngọn cây tre”. Giới lãnh đạo Singapore cho rằng: “Thay vì đóng cửa không cho các nớc ngoài vùng xâm nhập vào đây (tức Đông Nam á), thiết nghĩ nên thu hút t bản của càng nhiều nớc càng tốt vào việc phát triển vùng; cách này sẽ không tạo u thế cho một cờng quốc lớn nào cả” [10, 65].

Năm 1973, Thủ tớng Lý Quang Diệu đã chỉ rõ: “Đây là cách tốt nhất hiện nay, mà các nớc Đông Nam á có thể vận dụng trong nỗ lực tìm kiếm ổn định chính trị và tiến bộ. Hoà bình và phồn vinh chắc chắn sẽ dễ duy trì hơn, nếu gánh nặng sau đây - đảm bảo ổn định và tạo điều kiện cho thơng mại và hoạt động đầu t - đợc các cờng quốc và những nớc lớn chia sẻ với nhau. Nếu đợc vậy, không một nớc nhỏ nào thấy cần phải gia nhập một liên minh kinh tế này khác do vị thế thống trị của một cờng quốc này và do sự vắng mặt của một cờng quốc khác" [10, 65].

Nh vậy, Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Singapore đã thấy đợc rằng Singapore có thể tìm thấy chỗ đứng và vai trò của mình trên thế giới bằng cách dựa vào các phơng tiện kinh tế và ngoại giao, thông qua tính linh hoạt chính trị và chủ nghĩa thực dụng. Nghĩa là đảo quốc phải biết thích ứng với các biến chuyển trên chính trờng quốc tế và khuyến khích sự hiện diện của nớc ngoài chẳng những trong vùng, mà trớc hết ngay tại nớc mình, tất nhiên là với tất cả sự cẩn trọng để không gây tổn hại cho độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của singapore giai đoạn 1965 1990 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w