6. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Lý giải sự tơng đồng
Về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tợng, cần chú ý là không phải thấy các sự vật giống nhau thì hiển nhiên xem chúng có quan hệ phụ thuộc mà cần tìm ra căn nguyên sự tơng đồng. Giới nghiên cứu văn học so sánh Xô Viết cho rằng: "chỉ thấy những chỗ giống nhau mà kết luận về quan hệ phụ thuộc thì cũng vu vơ nh là không thấy chỗ giống nhau mà phủ định quan hệ phụ thuộc". Xuất phát từ t tởng đó, chúng tôi tìm nguyên nhân của sự giống nhau giữa 101 truyện ngày xa và truyện cổ tích. Nguyên nhân cơ bản là sự ảnh hởng của văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam nh là một truyền thống văn học cho sự kế thừa và phát triển.
Kiều Thu Hoạch trong bài Vai trò của truyện kể dân gian đối với việc
tàng truyện kể dân gian đã có vai trò quan trọng và ảnh hởng to lớn sự hình thành và phát triển các thể loại văn học tự sự Việt Nam về nhiều mặt. Có thể nói, kho tàng truyện kể dân gian chính là một trong những nguồn suối mát trong đã nuôi dỡng cho văn học tự sự Việt Nam mãi xanh tơi". Cũng bàn về mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học viết, tác giả Lê Kinh Khiên trong bài Một số vần đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian -
văn học viết cũng khẳng định: "ở Việt Nam chúng ta, do những điều kiện lịch sử riêng, văn học dân gian có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn học dân tộc. Mối quan hệ văn học dân gian và văn học viết hết sức sâu sắc, trở thành một động lực thúc đẩy nền văn học dân tộc phát triển mạnh mẽ" [33,327]. Những nhận định này đã nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng đặc biệt, cũng nh vai trò, vị trí của văn học dân gian đối với văn học viết. Có thể nói rằng, việc sử dụng các t liệu văn học dân gian vào trong sáng tác văn học viết đã trở thành một việc làm mang tính chất truyền thống, không phải đến tận văn học hiện đại mới có mà đã từng diễn ra ở văn học trung đại (đặc biệt là trong các tác phẩm truyền kỳ). Hơn nữa, viết lại truyện cổ tích - một sản phẩm nghệ thuật có chủ tâm của t duy cổ đại, ắt hẳn sự giống nhau về mặt thi pháp cốt truyện, nhân vật hay cách thức xây dựng nhân vật là điều tất yếu. M. Gorki nói rằng "nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi". Nhận xét này cho ta thấy đợc mối quan hệ giữa nhà văn với văn học dân gian là rất mật thiết. Việc sử dụng chất liệu văn học dân gian vào sáng tác sẽ góp phần khẳng định tài năng của nhà văn. "Kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của nhân loại hàng bao nhiêu đời nay đã vạch rõ nguyên nhân thành công chủ yếu của những tác phẩm u tú ở tất cả mọi nớc, là sự liên hệ mật thiết của nhà văn đối với đời sống nhân dân, với sáng tác tập thể của nhân dân" [6,366]. Và quả thực, từ chất liệu văn học dân gian nói chung, đặc biệt là truyện cổ tích, Tô Hoài đã xây dựng nên những nhân vật cổ tích của riêng mình, vừa mang bóng dáng của con ngời thời xa, vừa có hơi thở của con ngời hiện đại. Sự giống
nhau về mặt nhân vật phiếm chỉ không phải là sự sao chép cứng nhắc mà chính là sự tâm đắc của nhà văn đối với đặc trng phản ánh nghệ thuật của một thể loại ''có một không hai" này. Đúng nh lời ông nói trong tựa cuốn sách: "Cổ tích mang diện mạo và tâm hồn ngời. Mọi mặt gốc gác, nề nếp và truyền thống đều in bóng tuyệt vời trong cổ tích. Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy đợc và cắt nghĩa đợc tất cả cơn cớ ta tồn tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật dù hoang đờng đến đâu đều thấm đợm ý nghĩa đời ngời, con ngời nỗi niềm than thở hay ngàn vạn ớc mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân nghĩa và đức tính lam làm cùng với cùng với nụ cời thật hóm, thật duyên và phóng khoáng mọi nhẽ. Cái cời, rừng cời trong cổ tích Việt Nam sâu xa lòng tin và nghị lực" [28;6].