6. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Nguyên nhân của sự khác biệt
Nguyên nhân đầu tiên làm nên sự khác biệt ở phơng diện nhân vật phiếm chỉ trong 101 truyện ngày xa và truyện cổ tích là do phơng pháp sáng tác và ph- ơng thức tồn tại của hai loại truyện này. Nh chúng ta đã biết, truyện cổ tích tồn
tại bằng truyền miệng nên nội dung đơn giản để dễ nhớ và dễ lu hành. Khi lu truyền trong dân gian, chỉ có hành động nhân vật và cốt truyện là đợc lu giữ để “kể” còn các yếu tố khác đợc lớt qua. Để đảm bảo đợc điều này nhân vật phải đợc xây dựng theo phơng thức khái quát hoá, ngoại hình và nội tâm nhân vật bị lợc bỏ tối đa. Còn 101 truyện ngày xa nói riêng và truyện cổ tích viết lại nói chung tồn tại bằng văn tự nên ngoài cốt truyện có thể phức tạp, có tổ chức nghệ thuật cao thì nhân vật cũng đợc chú ý khắc hoạ nội tâm và ngoại hình nhiều hơn. Cách xây dựng nhân vật của Tô Hoài đã kéo cổ tích gần với cuộc sống hiện nay hơn.
Thứ hai, do cách thức sáng tác tạo nên. Tác giả sáng tác dân gian đều là tập thể, tác phẩm dân gian là kết tinh giá trị của cả một cộng đồng, mang trong mình nhiều quan niệm đạo đức, t tởng của cộng đồng đó. Nhân vật của truyện dân gian là những nhân vật chức năng, thực hiện các hành động theo mục đích sáng tạo của họ. "Hạt nhân của loại truyện nhân vật chức năng là các vai trò và chức năng mà chúng thực hiện trong truyện và trong việc phản ánh hiện thực. Do đặc điểm ấy mà chúng dễ trở thành cái tợng trng trong đời sống tinh thần và đợc hình thức hóa trong sáng tác"[17,197]. Chẳng hạn, nhân vật anh hùng xuất hiện là để tiêu diệt yêu quái, giải cứu công chúa, còn công chúa thờng bị nạn đ- ợc anh hùng cứu thoát và sau trở thành “phần thởng” cho anh hùng. Ông Bụt là ngời xuất hiện để an ủi, giúp đỡ những ngời tốt bất hạnh…
Chính do tính chức năng quy định, mà nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật không có tên tuổi, lai lịch rõ ràng. Trong truyện, nhân vật không đợc giới thiệu một cách cụ thể mà chỉ giới thiệu chung chung (nh chúng tôi đã trình bày ở phần trên). Nhân vật trong cổ tích không có đời sống nội tâm mà chỉ có hành động. Truyện cổ tích chú trọng hơn vào việc khắc hoạ hành động, việc làm của nhân vật. Nhân vật cổ tích ít suy nghĩ và phát ngôn mà chủ yếu đợc miêu tả thông qua hành động. Ngời đời sau đọc truyện phải thốt lên: “sao mà dại thế”. Ngời ta chê con Cọp dại để cho ngời trói vào gốc cây, trách cô Tấm cả tin, ngay
cả kẻ lắm mu nhiều kế nh Cám cũng dại, rằng tin tắm nớc sôi sẽ đẹp lên. “Dại" gần nh là một thuộc tính phổ biến của nhân vật truyện cổ”[11,93].
Tô Hoài là nhà văn hiện đại, ông viết lại cổ tích bằng một t duy nghệ thuật mới. Quan niệm nghệ thuât cũng nh phơng pháp sáng tác của văn học hiện đại khác với văn học dân gian. Để xử lý ổn thoả đợc điều này, trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn một mặt học tập, kế thừa và tuân thủ một cách có ý thức đặc trng thi pháp của truyện dân gian. Cô Tấm của Tô Hoài vẫn là Cô Tấm hiền lành, chịu thơng chịu khó, không nổi giận ngay cả khi bi mẹ con Cám hãm hại, Anh trai cày vẫn ngờ nghệch vào rừng kiếm cây tre trăm đốt vì tin lời phú ông gả cô út cho; Mặt khác Tô Hoài đã có những cách tân, đổi mới cho nhân vật của mình. Vì ông là nhà văn có quan niệm nghệ thuật đúng đắn. Ông đánh giá, viết văn: “cao quý hay thiêng liêng là do ớc mơ và sự tự trọng của anh”. Vì thế nghiên cứu cách viết Đông Tây kim cổ hay những câu chuyện cổ dân gian không có nghĩa là “lặp lại” hình thức hay “bắt chớc” nội dung mà “cái mới phải từ gốc mình mà ra, khác với cái mới sao chép”[26,114]. Nam Cao từng thông qua nhân vật Hộ để phát biểu quan điểm nghệ thuật của mình: “sự cẩu thả trong bất kỳ một nghề gì cũng là một sự bất lơng rồi. Nhng sự cẩu thả trong văn ch- ơng thì thật là đê tiện”. Nếu nh Nam Cao không cho phép “cẩu thả trong văn chơng” thì Tô Hoài không cho phép ngời viết rập khuôn lại, nghĩa là “đối với ngời viết không thể là hình thức mang máng có sẵn từ kỷ niệm đọc sách, cũng không thể tồn cổ máy móc, cũng không thể mới một cách xa lạ và cũng không thể là công việc lặp lại của chính anh, những cái mà anh đã viết hôm qua rồi”[26,114].
Vì thế, với nguồn t liệu phong phú là “những câu chuyện lạ lùng đợc nghe bà ngoại kể” thời ấu thơ, Tô Hoài đã xây dựng cho nhân vật ngày xa của tập truyện không đơn giản là nhân vật của h cấu, của tởng tợng mà là con ngời của cuộc đời, có ngoại hình vóc dáng cụ thể, có suy nghĩ trớc khi hành động, có sự dằn vặt nội tâm trớc những bất hạnh, khổ đau.
Tóm lại, 101 truyện ngày xa và truyện cổ tích bên cạnh những điểm tơng đồng còn có những điểm khác biệt trong cách xây dựng nhân vật. Chính điểm khác biệt đó làm cho nhân vật của 101 truyện ngày xa đáp ứng đợc thị hiếu của độc giả ngày nay. Điều đó đã khẳng định đợc tài năng của Tô Hoài. Ông kế thừa văn học dân gian có chọn lọc và sáng tạo.
Chơng 2