Những yếu tố ngoài cốt truyện

Một phần của tài liệu Chất cổ tích của nhân vật 101 truyện ngày xưa (tô hoài) (Trang 42 - 47)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3.3. Những yếu tố ngoài cốt truyện

Yếu tố ngoài cốt truyện là “chi tiết, bộ phận thuộc nội dung các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, nằm ngoài hệ thống sự kiện, tạo thành cốt truyện” [19,370]. ở những tác phẩm có giá trị, những yếu tố ngoài cốt truyện đã góp phần đáng kể vào việc soi sáng thêm chủ đề và t tởng của tác phẩm, bộc lộ quan điểm, thái độ của tác giả, giúp ngời đọc tiếp cận sâu sắc, tăng cờng sức hấp dẫn của cốt truyện .

Trong cổ tích ít có những yếu tố ngoài cốt truyện, có chăng, chỉ là những lời giải thích ở phần kết thúc và điều đó không phải truyện nào cũng có. Trong cổ tích viết lại, lời bình luận, triết lý của tác giả không chỉ xuất hiện ở phần kết thúc mà nhiều khi đợc xen lẫn vào từng phần của câu chuyện. Những khái niệm

mới, hoạt động của đời sống đợc đa vào trong truyện rất nhiều. Đây chính là một trong những điểm khác biệt dễ thấy nhất của cổ tích viết lại.

Trong 101 truyện ngày xa, yếu tố ngoài cốt truyện là những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên nằm rải rác trong tác phẩm, những đoạn trữ tình ngoại đề, hay lời bình của tác giả kề sau những sự kiện, những tình tiết nào đó. Hầu hết 101 tác phẩm đều có một hay vài yếu tố ngoài cốt truyện nh vậy.

Trớc hết, trong tập truyện có những tác phẩm đợc Tô Hoài dành nhiều dòng miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc nh: Chiếc giày thơm, ả Chức chàng Ngu, Trạng Hít ….

Trong tác phẩm Chiếc giày thơm, thiên nhiên đóng vai trò quan trọng đối với tình yêu của đôi trai gái. ánh trăng trong truyện là một chứng nhân của cuộc tình đắm say, trong sáng của chàng Lý và nàng Đỗ. Chốn hẹn hò đầu tiên của hai ngời là trong vuờn hoa nhà họ Đỗ, thiên nhiên nh ông tơ bà nguyệt: “ v- ờn nhà hoa nhà họ Đỗ, cây và hoa và chim lồng chim trời ríu rít nh cánh rừng thơm bên hồ nớc, trong vờn xanh um những cây bàng cổ thụ, những mái lầu nghỉ chân bên hồ nớc chảy quanh co”[28,256]. Đây là nơi hữu tình hữu ý cho đôi trai gái hẹn hò. Giờ phút cô gái đợi ngời yêu, không gian thiên nhiên cô đơn, lạnh lẽo theo tâm trạng thấp thỏm của ngời lần đầu rời khỏi khuê phòng, “một buổi tối, nàng Đỗ đến chỗ hẹn, cầu Đông vắng ngời qua lại, trong nhà hàng phố đã lên đèn, tiếng mõ điểm canh vừa nổi trên chòi gác cổng thành. Nàng Đỗ bớc vào bụi dâu bên mép nớc bờ sông Tô Lịch. Nàng Đỗ đợi, mõ canh trên chòi đã đổ mấy lần, bốn bên mỗi lúc mỗi vắng lặng. Bóng trăng lấp lánh xuống dòng sông chốc lại sáng rợn lên nh bóng ma”[28,257]. Khi tâm trạng chàng Lý ngổn ngang trăm mối thì không gian thiên nhiên lai gợi nhớ hình ảnh của ngời yêu: “bên kia cầu Đông, chẳng đâu còn đèn lửa. ánh trăng cũng vằng vặc xuống dòng sông và bãi dâu. Trong bóng trăng và bãi dâu phảng phất mùi hơng phấn quen thuộc của nàng đâu đây”. Thiên nhiên đã trở thành phơng tiện

để nhà văn miêu tả nội tâm nhân vật, trở thành vật kí thác để nhân vật bộc lộ nỗi lòng của mình một cách hiệu quả mà không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

Trong truyện ả Chức, chàng Ngu, thiên nhiên giao hoà cho ngời trần và

thần tiên gặp nhau: “Thửa ấy bầu trời và mặt đất cách nhau có một với tay. Đôi khi mùa gặt hái xong, ngời dới trần thong thả đi chơi lạc cả lên trời. ở một thung lũng thanh vắng kia có một con suối chảy đổ ra một hồ nớc trong xanh. Mùa hạ tới các cung nữ nhà trời thờng xuống hồ tắm mát”[28,78]. Khung cảnh thiên nhiên hữu tình xui khiến Ngu Lang và Chức Nữ bắt đầu một mối tình lãng mạn nhng đầy bi kịch.

Thiên nhiên trong 101 truyện ngày xa không chỉ là chất xúc tác cho tình yêu mà còn góp phần phản ánh hiện thực xã hội. Thiên nhiên trong những câu chuyện tình đợc Tô Hoài miêu tả một cách lãng mạn thì trong phản ánh cuộc sống xã hội thiên nhiên lại đợc Tô Hoài miêu tả rất thực. Đó là đoạn tả mất mùa đói kém rất phổ biến của ngời nông dân xa trong Trạng Hít: “Năm ấy, hạn hán dữ, suốt vụ không ma. Những gốc mạ héo vàng hắt. Có nơi cả mạ cả lúa tự dng cháy đùng đùng nh ai đốt cây rơm. Cánh đồng xơ xác, quang vắng, đất nẻ toác, con trâu lọt chân xuống lỗ nẻ không rút lên đợc. Giữa vụ gặt mà nhiều nhà đứt bữa”[28,184]. Hay trong Chuột và mèo: "Mấy năm liền, khắp trần gian đâu cũng mất mùa. Ma lũ nhiều quá, nớc sông dâng, ngập lụt hết. Lại có cả những cơn gió lốc hút nớc bể lên cuốn trôi hết ra khơi các làng mạc, thuyền mảng và ngời. Mùa rét càng hanh hao, đất đồng đứt nẻ, không đâu cắm nổi cây ngô" [28,11].

Tô Hoài là một nhà văn rất giỏi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong tập truyện của ông nhiều màu vẻ, từ thơ mộng gợi cảm đến khắc nghiệt, hung dữ. Mỗi khi miêu tả thiên nhiên giọng văn của ông lại trở nên chậm rãi và bàng bạc một chất thơ. Đem cảnh thiên nhiên vào tập truyện thực sự là cách Tô Hoài làm mới cổ tích, làm cho câu chuyện có một khoảng ngng đọng cần thiết, tạo chất trữ tình và lãng mạn cho câu chuyện vốn thuộc quá khứ xa lắc lơ.

Những lời trữ tình ngoại đề cũng là sự sáng tạo có dụng ý của Tô Hoài. Bởi vì, trong truyện cổ tích mà tác giả chụi ảnh hởng không có phần này. Những lời bình ấy không bàn về nghệ thuật mà chủ yếu bàn về nội dung, ý nghĩa; thể hiện quan điểm của tác giả về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

Truyện Thỏ, Gà mái và Hổ, mở đầu bằng một đoạn trữ tình đậm chất thơ: “Làm thế nào mà Thỏ ở trong chuồng, gà mái thơ thẩn suốt ngày bới đất kiếm mồi ngoài vờn và Hổ ở trong rừng sâu thế mà đã có khi gặp nhau, lại đã từng đánh bạn với nhau. Nhng mà đây là chuyện ngày xửa ngày xa. Bây giờ biết thế nào hết đợc. Chỉ biết thời xa muôn loài cùng với con ngời sinh sống ở mặt đất, dới nớc, trên trời đều cùng nói một thứ tiếng và đâu cũng đi, đâu cũng quen biết làm bè bạn , đã có khi Hổ về ở trong cách đồng, đến mùa đi gặt và Hổ ăn cơm với mọi ngời. Lại có khi cãi nhau, đánh nhau là thờng”[28,28]. Lời văn h- ớng ngời đọc hình dung đến một không gian huyền ảo, xa xa. Truyện cổ tích là chuyện của quá khứ, của các đời “con ngời chung chạ sinh sống với ma, với hổ, với gà, con kiến, con trâu, với ông Bụt, với ông Trời, vua Thuỷ và có những cô tiên. Chuyện xảy ở mọi nơi trên mặt đất, trong dòng nớc, trong bóng mây, ngoài bao la không bờ bến, bởi đấy là những tởng tợng không cùng của trí óc ngời ta”[28,5]. Chính lời mở đầu trữ tình nh vậy đã góp phần định hớng cho ngời nghe có một t thế phù hợp khi nhập vào "trờng cổ tích". Về điều này, TS. Nguyễn Xuân Đức cho rằng "cổ tích là nghệ thuật đích thực, là nghệ thuật chủ tâm. Ngời kể cổ tích luôn có ý thức tạo ra một “trờng cổ tích ” để có thể mở rộng tối đa chân trời h cấu nh thảm biết bay, nh niêu cơm ăn hết lại đầy…mà ngời nghe không hề tranh cãi với những điều phi lý đã xảy ra.[16,41]. Ngời kể cổ tích không hề có ý thức tác động vào niềm tin của ngời nghe mà cổ tích nhằm tác động vào cảm xúc của ngời nghe hơn là vào lý trí. “Cổ tích không nhằm tái hiện lại hiện thực nh văn học viết mà nó chỉ gợi lại cuộc sống hiện thực, làm cho ngời nghe yêu thơng, căm thù để đấu tranh chống lại cái xấu, bảo vệ cái tốt”[16,41].

Tô Hoài đóng vai trò ngời kể lại cổ tích nên ông rất có ý thức trong việc h cấu nghệ thuật, nhất là sử dụng những yếu tố kỳ diệu để tạo ra một thế giới huyền ảo gây hứng thú cho ngời đọc. Ông là cây bút tôn trọng tính khách quan của cổ tích nhng không dấu mình, trái lại luôn bày tỏ thái độ, khi là một niềm vui hoà điệu với cảnh ngộ, khi là một giọng văn châm biếm dí dỏm.

Lời bình của Tô Hoài không chỉ mở đầu câu chuyện mà còn là dấu hiệu thể hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn. Trong Gái ngoan dạy chồng, một phú ông goá vợ, ở vậy nuôi con nhng gặp phải một thằng con bất hiếu chỉ ham mê cờ bạc, bỏ bê học hành. Phú ông buồn lắm định bụng kiếm một nàng dâu hiền để cảm hoá nó, nhng rồi mà đứa con vẫn chứng nào tật nấy, không thay đổi tính nết. Tô Hoài bình phẩm: “Thông thờng những ngời con trai h hỏng lấy đợc vợ hiền thì tu tỉnh biết chí thú làm ăn. Đằng này không, con trai nhà phú ông đã quá mất nết vẫn chứng nào tật ấy, lại phá phách của cải hơn nữa”[28,21]. Ngời vợ sau một thời gian chịu khó làm ăn đã giàu có lên, Tô Hoài ủng hộ chân thành: “Và con ngời có chí thì chẳng bao giờ đói ăn cả”. Hay rất nhiều lời văn khác có trong tập truyện nh: "Nén bạc đâm toạc nỗi hồ nghi" (Thần giữ của), "câu hát hay nớc mắt đều là tâm sự của con ngời, vui buồn thì cũng một nỗi, vậy hát hay khóc cũng thế cả"(Cái chổi). Những lời văn nh chêm vào cho câu chuyện sinh động, thực chất biểu lộ những quan niệm của nhà văn về những vấn đề của cuộc sống.

Truyện Cái chổi bên cạnh việc giải thích cho ta biết về tục lệ kiêng quét nhà ba ngày Tết của một số ngời Việt, thông qua việc thể hiện thái độ bất bình cho số phận chổi lúa, chổi xể, tác giả phê phán thói chuộng h danh của con ngời trần gian: “Ông bổ củi và bà đầu bếp phải đầy ải suốt đời. Mà chổi lúa, chổi xể không phải quét ba ngày tết cũng chẳng vì ngời đời tử tế, chỉ bởi chúng họ hám của nên nghĩ ra cái hèm thành phong tục không quét nhà quét sân ba ngày Tết để cho tiền bạc của cải- ví nh rác rởi- trong nhà không chảy ra rảnh, trôi xuống sông xuống ao mất.[28,207]. Quan niệm cá nhân nhà văn lại đợc kết hợp tự

nhiên, nhuần nhị với phong cách kể chuyện dân gian tạo cho câu chuyện màu sắc triết lý

Truyện cổ tích thờng mở đầu bằng những câu chỉ quá khứ xa xôi “ngày xửa, ngày xa ở một làng nọ”, “ngày xa, cách đây đã lâu lắm rồi"... làm cho ngời nghe có cảm giác thời gian nh không thật thì Tô Hoài thờng có một lối mở đầu gợi mở gần gũi: “Có phải không, chẳng ai chỉ ở một mình. Ngày ngày, mỗi ngời chung đụng với nhau công việc kia, việc nọ thật rắc rối và bề bộn, những cái vui cái buồn, ngời cời ngời khóc, ngời tử tế, ngời lừa lọc dối trá. Nghìn xa đã nh vậy. Vùng ấy, có một quan huyện…”. Chuyện Quan huyện phân xử đã đợc Tô Hoài mở đầu bởi một giọng văn tâm tình nh vậy.

Mở đầu cho truyện Lấy vợ Cóc, Tô Hoài cũng có giọng văn nh thế. “Muôn loài trên mặt đất đều khác nhau, con Dê mới sinh ra đã có râu cằm và đứng dậy đi ngay đợc, con chim cả đời chỉ mặc một cái áo, con Cóc mới nở là con nòng nọc đứt đuôi hoá thành Cóc, biết nhảy, biết nghiến răng, biết mọi thứ nh đã lớn”[28,170]. Những lời đầy chất thơ nh vậy làm cho câu chuyện mới lạ và hấp dẫn. Tất cả là do ông có một tâm hồn phóng khoáng, rộng mở khi đón nhận cổ tích và hồn hậu, chân thành khi kể lại cổ tích.

Viết lại cổ tích, Tô Hoài đã sử dụng nhiều thao tác viết truyện hiện đại để thể hiện đầy đủ và sinh động những tình huống và tâm lý nhân vật, miêu tả thiên nhiên nhiên, hay tạo bối cảnh cho câu chuyện.

Sử dụng yếu tố ngoài cốt truyện là một trong những phơng diện độc đáo của Tô Hoài trong 101 truyện ngày xa. Nó tạo nên nét khác biệt giữa cốt truyện trong 101 truyện ngày xa với cốt truyện của cổ tích, cho ta cảm giác tập truyện không phải là truyện cổ tích mà gần với truyện ngắn hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu Chất cổ tích của nhân vật 101 truyện ngày xưa (tô hoài) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w