Lối so sánh độc đáo

Một phần của tài liệu Chất cổ tích của nhân vật 101 truyện ngày xưa (tô hoài) (Trang 104 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.4. Lối so sánh độc đáo

Một nét riêng của Tô Hoài trong 101 truyện ngày xa là tác giả sử dụng nhiều câu văn so sánh giàu hình ảnh, gần với chất thơ, chất nhạc.

So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngòi ta đối chiếu, tìm mối liên hệ giữa hai đối tợng khác nhau của thực tế khách quan nhằm thể hiện một tri giác mới mẻ về đối tợng. Trong các tác phẩm của mình, Tô Hoài sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh nhằm tạo một ấn tợng mới lạ cho ngời đọc và vì thế làm tăng sự linh hoạt, sinh động cho câu văn của mình.

Trong 101 truyện ngày xa, nhất là ở các tác phẩm viết về loài vật, sở tr- ờng so sánh của ông nh tìm đợc mảnh đất để phát huy. Nói về sự đối lập giữa các con vật ông có câu: "Con voi to nh quả núi, con kiến bé nh hạt vừng";" Tiếng mèo nh trống đánh, chuột ở đâu đều im phăng phắc".

Miêu tả mỗi con vật tác giả lại có sự liên tởng mới lạ mà khi đọc lên lại thấy bất ngờ và thú vị. Miêu tả chim Vàng Anh nhà văn viết: "Chim Vàng Anh đẹp nhất trong các loài chim, mỏ ngà mình vàng nh lụa óng màu hoa cau, chim bay nh đóa ngọc lan bay. Khi Vàng Anh xuống đậu trong cây, cái cây cũng đẹp hơn mọi khi". Kể về cuộc vớng vít rắc rối của các con vật trong rừng, nhà văn cũng có lối so sánh đầy hình ảnh liên tiếp: "Những qua vừng nổ lép bép. Quả vừng nh vỏ trấu bắn tung tóe, cứa vào đầu, vào mắt gà đơng nhao nhác. Gà mẹ, gà con nh bị ném cát vào mặt, hốt hoảng đập cánh nhảy giẫm vaò tổ Kiến Càng. Kiến Càng tởng nh có đứa đang phá nhà. Thế là những con Kiến Càng đỏ rực giơ chiếc càng sắc nh cái kéo, đốt lung tung". Những sự so sánh độc đáo nh vậy ta đâu dễ tìm thấy trong cổ tích.

Những lối so sánh này phần nhiều, ta đã bắt gặp trong các tác phẩm hiện đại cuả Tô Hoài tạo ra một nét rất riêng, chỉ thấy ở ông: "Những cảnh sắc rực rỡ ngày giáp Tết trong các làng HMông với những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá, xòe ra nh con bớm sặc sỡ", "những con chim đủ loại của Miền Tây, con chim kỳ xanh biếc chân đỏ, tiếng nói nó cao thấp nh tiếng kèn ngời đi săn" (Truyện Tây Bắc).

Khi sáng tác, Tô Hoài tâm niệm: "Chữ phải làm cho hình ảnh nối liên tiếp. Cho nên tôi cố gắng, một là chỉ cho ngời đọc thấy đợc dáng câu, chứ không thấy đợc kiến trúc câu; hai là cách cấu tạo câu phải là hình ảnh, hình ảnh liên tiếp. Ngời ta đọc bằng mắt, chữ vào trong óc, bao giờ cũng trở thành hình ảnh trớc". Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh trong các tác phẩm của mình là cách

ông hiện thực hóa những quan niệm đó. Vì thế, qua tập truyện của ông ta biết đ- ợc bông hoa mạ ở trong rừng đẹp nh thế nào: "ở giữa bãi, bay bay một chùm hoa mạ đỏ rực nh lá cờ. Hoa mạ treo cả bó trên sợi dây, hay là hoa mọc ở đấy, hoa ở đâu bay đến tận đấy. Có lúc nhìn chùm hoa đỏ ối tựa bó lửa lơ lửng nh có gió đa". Tất cả là nhờ vào tâm hồn tinh nhạy với thiên nhiên tạo vật và tình yêu thơng thế giới loài vật nhỏ bé trong ông.

Trong 101 truyện ngày xa, so sánh đã trở thành biện pháp nghệ thuật quan trọng, giúp nhà văn tạo đợc những ấn tợng mạnh mẽ cho ngời đọc. Viết lại những truyện loài vật trong cổ tích là một vấn đề khó vì một mặt phải tuân thủ thi pháp truyện dân gian, một mặt phải làm mới những giá trị cũ mà không làm mất đi vẻ nguyên sơ của nó. Bằng những so sánh đầy hình ảnh, sinh động Tô Hoài đã giúp chúng ta tiếp cận và thấu hiểu thế giới loài vật một cách dễ dàng. Có thể nói rằng, biện pháp so sánh trong 101 truyện ngày xa mang đậm sắc thái chủ quan, in đậm cá tính, bộc lộ rõ phong cách viết văn của Tô Hoài: nhẹ nhàng, dí dỏm, đầy cảm xúc trìu mến.

Một phần của tài liệu Chất cổ tích của nhân vật 101 truyện ngày xưa (tô hoài) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w