Ngôn ngữ mới lạ, giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu Chất cổ tích của nhân vật 101 truyện ngày xưa (tô hoài) (Trang 100 - 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.3. Ngôn ngữ mới lạ, giàu hình ảnh

Truyện cổ tích gắn liền với t duy mộc mạc, cổ xa của con ngời. Ngôn ngữ của cổ tích giản dị, cha có sự trau chuốt ngôn từ nh văn học hiện đại. Viết lại truyện ngày xa bằng t duy nghệ thuật mới, Tô Hoài có nhiều sự đổi mới ở ph-

ơng diện ngôn ngữ, tạo ra nét khác biệt giữa tập truyện của mình và truyện cổ tích.

Khi nói đến Tô Hoài ngời ta nghĩ ngay đến một nhà văn nổi tiếng trong việc trau dồi ngôn từ nghệ thuật không ngừng nghỉ. Những nhà viết văn xuôi lớn đều là những nghệ sỹ bậc thầy về sử dụng ngôn từ. Họ trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài, gian khổ mới có thể tích lũy đựoc một vốn chữ giàu có.

Có thể nói, sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài là nằm ở lĩnh vực ngôn từ. "Ông sử dụng nhiều thể loại văn học và thể loại nào mạch văn của ông cũng vơn tới giá trị nghệ thuật ngôn từ hay nói cách nôm na là có văn. Tính văn của ngôn từ đợc tạo nên bằng nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo. Ông không chịu để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn" [35,139]. Có nhiều hiện tợng vốn khô khan khó miêu tả nhng dới ngòi bút của ông cũng trở nên sinh động bởi cách diễn tả nhiều cảm hứng, sự liên tởng đẹp, cách so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm.

Ngôn ngữ truyện cổ mang tính chất kể, tả, thuật lại nhiều hơn là sự sáng tạo nghệ thuật câu chữ. Dới lao động của Tô Hoài, ngôn ngữ văn học không thể đơn điệu nh thế. Ngôn ngữ 101 truyện ngày xa lại là hệ thống ngôn ngữ phóng khoáng, mới mẻ, chất chứa nhiều màu vẻ, nhiều hình ảnh nh quan niệm của nhà văn: "khi viết văn bao giờ tôi cũng nghĩ mỗi câu văn là do hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối vào nhau. Chữ của câu văn phải nh gõ vào, nó kêu đợc". Vì thế, ngôn ngữ ở đây rất trong sáng, cũng rất giàu chất tạo hình, giàu sức sống.

Thiên nhiên là môi trờng sống của các loài vật, thiên nhiên vừa là nơi trú ẩn, đồng thời cũng là nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật. Miêu tả một quả ngõa chín, Tô Hoài tả "sự chín" đó hiện lên trong trang văn thật đẹp: "Ngõa chín đỏ thậm. Quả ngõa chín vỡ ngọc long lanh, miếng ngọc ngoã ngọt nh đ- ờng". Sự miêu tả thật là thị vị và nghệ thuật. Tuy sự miêu tả nh vậy không xuất

hiện nhiều trong tập truyện nhng xét trong cổ tích ta không dễ tìm thấy một câu văn đầy hình ảnh, đầy chất thơ nh vậy.

Câu văn của truyện cổ tích mang tính chất thông báo là chủ yếu còn câu văn trong tập truyện của ông lại mang tính chất gợi, tả và diễn giải nhiều hơn. Chẳng hạn, trong Sự tích bộ lông Công và bộ lông Quạ, bên cạnh việc giải thích nguồn gốc bộ lông Công và Quạ, Tô Hoài dùng ngôn ngữ hiện đại, làm mới tác phẩm này bằng cách miêu tả không gian văn hóa ngày Tết ở các làng quê: "Chợ đông ngời, hàng tranh càng đông, nhiều nhất là trẻ con. Tranh treo trên tờng, tranh đơng vẽ. Trên chiếu la liệt các nghiên mực, những gói bột đủ thứ màu. Bác thợ vẽ bò ra chiếu cắm cúi múa bút lúc tô lúc vẽ không lúc nào ngơi tay", hay "ở các bờ ao, đã kê ra những cái chõng bổ lợn. Trẻ con đợi lấy bong bóng lợn đem về chơi. Đàn chó đã chực dới chân chõng rình đớp những miếng phổi lợn ngời ta vứt ra. Những con quạ, cả đàn diều hâu đã quanh quẩn đợi, hóng tranh từng miếng. Các chõng ngời mổ lợn tới tấp". Chỉ đến với văn học hiện đại thì ngôn ngữ mới có thể phát huy đợc mọi năng lực vốn có của nó. Việc làm mới ngôn ngữ trong truyện đã tạo cho tập truyện của Tô Hoài một màu sắc không gian văn hóa mới lạ.

Tô Hoài chủ yếu viết lại các truyện cổ tích loài vật của các dân tộc miền núi. Trong tập truyện có 11 truyện viết về loài vật thì có 6 truyện cổ tích loài vật của ngời Kinh, còn lại là các truyện cổ tích loài vật của các dân tộc miền núi. Để phục vụ cho việc miêu tả, xây dựng các hình tợng nhân vật thành công hơn, Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ cổ, ngôn ngữ các dân tộc. Tác giả đọc dân ca HMông, Mờng, Xá... để học tập cách suy nghĩ và ngôn ngữ văn học các dân tộc vùng cao. Ông luôn coi trọng việc học tập các ngôn ngữ của quần chúng lao động. Đối với Tô Hoài, ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho vốn từ của nhà văn: "Tôi trọng cái tinh hoa ngôn ngữ, trọng đến mức bái phục. Nhân dân chính là ông thầy mình về tiếng nói". Nhng học tập ngôn ngữ quần chúng không có nghĩa là sao chép nguyên xi, không có nghĩa là

chụp ảnh đặc điểm bên ngoài của ngôn ngữ vào trong tác phẩm mà phải hiểu đ- ợc nghĩa của nó rồi biến hóa linh hoạt, phù hợp với từng ngữ cảnh.

Trong tác phẩm của Tô Hoài, nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã đựơc nâng cao, đựơc nghệ thuật hóa. Ông đã có quá trình lao động ngôn ngữ khá công phu, nhất là về mặt trau dồi cú pháp và hình tợng ngôn ngữ. Tô Hoài không đặt câu, tổ chức câu theo một kiểu có sẵn, theo một công thức nhất định. "Câu nói là bộ mặt của ý. ý không bao giờ lặp lại, cũng nh cuộc sống không bao giờ lặp lại nh đúc thì câu văn cũng phải nh thế"[25,34]. Viết lại cổ tích ngày xa, nhất là ở truyện về loài vật, Tô Hoài luôn tích cực tạo ra cái mới trong ngôn ngữ.

Ngôn ngữ truyện cổ tích thờng ở dạng tĩnh thì ngôn ngữ Tô Hoài lại ở dạng động, câu văn trong tập truyện giàu hình ảnh, giàu tính tợng hình. Ngôn ngữ trong văn xuôi, theo ông phải là một thứ giàu tính chất tạo hình đập ngay vào giác quan ngời đọc. Chẳng hạn, miêu tả hình ảnh một con thỏ đang ăn trộm khoai, truyện cổ tích chỉ diễn tả: "một chú thỏ mò xuống ruộng khoai bới trộm", còn Tô Hoài miêu tả rất hình ảnh hành động đó: "Lúc ấy Thỏ nhảy tót trên hốc cây xuống, lao vào giữa ruộng. Ai ngờ bác canh ruộng đã trở dậy ngồi

bó gối trông ra. Bác trông thấy Thỏ tót vào ruộng khoai đang lúi húi bới". Hay

hình ảnh Thỏ giả chết cũng nh vậy. Truyện cổ tích chỉ kể: "Thỏ ta giả bộ chết , nằm sõng soài", Tô Hoài nói khác: "Bác canh ruộng rón rén ra tóm đợc gáy Thỏ. Thỏ toài mấy cái rồi duỗi thõng bốn chân nh chết. Bác lắc lắc, Thỏ vẫn rũ ra nh thế. Bác buông thỏ xuống, thỏ nằm ngay đơ". Cũng một câu văn miêu tả hành động giả chết thôi nhng đã có rất nhiều hình ảnh, nhiều động tác đựơc nhắc đến, làm cho hình tợng Thỏ hiện lên sống động, đầy sức sống.

Ngôn ngữ truyện cổ tích ít khi cho nhân vật đối thoại một cách tự thân mà thờng chủ yếu là lời của ngời kể. Tô Hoài cho các con vật nói tiếng nói của mình. Hãy nghe các con vật kiện ông trời nh thế nào trong truyện Tội lão cú để ta hiểu hơn về cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật rất linh hoạt của nhà văn.

Chuyện bắt đầu cũng chỉ vì thói tham ăn của lão Cú, khiến cho bao con vật bị vạ lây, nàng Cua bị một trận suýt chết, đã lên kiện đến tận trời. "Nghĩ ngợi khó nhọc quá ông trời mệt lả, ho sụ sụ, sắp ốm đến nơi vì cái kiện này", ông trời cho gọi các con vật liên can đến, mỗi con nói mỗi kiểu. Trâu nói: "Tôi không có tội. Quả bí đao đấm gãy lng tôi, tôi phải chạy". Bí đao nức nở: "Thằng sóc lỏi con kia vơn vai làm đứt dây bí, tôi ngã vỡ bụng, còn lòi ruột ra đây này". Sóc thanh minh: "Cả một tổ kiến càng vây tôi, đốt tôi sắp cháy ra than, tôi phát điên lên, tôi không biết gì cả". Kiến Càng đáp lại đúng tính cách một con vật nóng nảy: "Chỉ vì gà bới đổ nhà, chúng tôi không đánh lại thì chúng tôi chết bẹp hết à?". Chị gà thì trả lời theo bản chất của bà mẹ thơng con: "Cả cây vừng ném hạt vừng nh trăm mũi tên bắn. Mấy đứa con tôi mù rồi mà vẫn phải dắt lên đây này. Ông trời có mắt không?". Tóm lại, đối với Tô Hoài mỗi loài vật có ngôn ngữ riêng. Trong quá trình viết về loài vật nhà văn đã hóa thân vào chúng để diễn tả chính xác.

Đọc 101 truyện ngày xa, mà nhất là những truyện về loài vật, chúng ta bắt gặp một Tô Hoài vừa có phong cách ngôn ngữ truyền thống, mang hơi thở của dân tộc, đồng thời lại mới mẻ, hiện đại. Tô Hoài nhìn nhận, quan sát rất tỉ mỉ, cụ thể và đặc biệt phối màu rất kĩ lỡng cho ngôn ngữ nên câu văn của ông đầy hình ảnh, đầy màu sắc.

Một phần của tài liệu Chất cổ tích của nhân vật 101 truyện ngày xưa (tô hoài) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w