NGHIỆP-DẠY NGHỀ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG
3.2.5. Nhóm biện pháp thứ 5: Khuyến khích cho đội ngũ CBQL, GV,NV và trong trung tâm quản lý và sử dụng CSVC
và trong trung tâm quản lý và sử dụng CSVC
3.2.5.1. Các biện pháp cụ thể
- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ GV, NV để nâng cao chất lượng việc quản lý CSVC, cử cán bộ GV, NV đi học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn, cử những người phụ trách CSVC đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
- Thiết lập qui chế, qui định về chế độ đãi ngộ đối với những người có công sức quản lý CSVC .
- Lấy chất lượng, hiệu quả của công việc để đánh giá CBQL, GV, NV trong quản lý CSVC.
- Kịp thời động viên bằng vật chất, tinh thần những tập thể và cá nhân thực hiện tốt việc quản lý CSVC .
Cần phát huy được tinh thần tự giác, tạo được bầu không khí làm việc thoải mái, hăng say trong tập thể cán bộ GV trung tâm, chống thói ỷ lại, tránh tình trạng cào bằng chung chung. Cụ thể:
Cung cấp những kiến thức về quản lý CSVC cho cán bộ GV, NV để nâng cao được chất lượng công việc.
Thực hiện phong trào "dân chủ hóa trung tâm " mọi người đều làm việc theo qui chế, qui định về quản lý, sử dụng CSVC.
Đánh giá đúng thực chất: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
Phát huy được vai trò của tập thể và cá nhân trong hội đồng giáo dục trung tâm.
3.2.5.3. Cách thực hiện bỉện pháp
* Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Đánh giá thực trạng về năng lực, nhận thức của cán bộ GV, NV trung tâm để có hướng bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ. Rà soát lại những qui chế, qui định đã ban hành để chỉnh lý bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Xem xét thực trạng tình hình cán bộ GV, NV và HS để xây dựng khung chuẩn đánh giá.
* Bước 2. Tổ chức thực hiện
Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua các hình thức: Hội thảo chuyên đề ở tổ, cử người đi học các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT và Sở Lao động Thương binh & Xã hội tổ chức, kèm cặp, giúp đỡ nhau ngay trong công việc.
Xây dựng qui chế, qui định về chế độ đãi ngộ hợp lý. Phân công trách nhiệm cho CBQL của trung tâm về theo dõi, giúp đỡ và thiết lập các thủ tục hành chính để đánh giá chính xác các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác quản lý CSVC.
* Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
Tổ chức triển khai có hiệu quả các hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CSVC nói trên. Chuẩn bị đầy đủ: Kế hoạch, nội dung, địa điểm, thời gian, kinh phí cho các hoạt động nói trên để mọi người tham gia đầy đủ với tinh thần tự giác.
Lập sổ theo dõi tiến hành thực hiện công việc thuộc lĩnh vực này, của tập thể và cá nhân trung tâm để có những quyết định điều chỉnh sai lệch.
Phát huy vai trò tác dụng của tổ chuyên môn để đẩy mạnh khâu bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như thi đua khen thưởng.
* Bước 4: Kiểm tra và đánh giá
Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực này so với yêu cầu đặt ra để có các quyết định đúng đắn.
Lấy ý kiến của GV và HS về các mặt tích cực và tiêu cực của tập thể và cá nhân trong trung tâm để có thêm căn cứ đánh giá đối với các tập thể và cá nhân đạt thành tích.
Chú ý: Tránh bệnh quan liêu, hình thức chạy theo thành tích mà thiếu sự công bằng.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong trung tâm với nhau và trung tâm với các tổ chức bên ngoài hoặc cấp trên để tổ chức tốt các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, cử người đi học nhằm cung cấp kiến thức về quản lý CSVC cho cán bộ GV và HS trung tâm.
Các qui chế, qui định phải bám sát tiêu chuẩn thi đua mà điều lệ nhà trường phổ thông do Bộ GD&ĐT đã ban hành. Đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tiễn của trung tâm.