Kịp thời động viên bằng vật chất, tinh thần những tập thể và cá nhân thực

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ (Trang 67 - 71)

3. 2 Vận động các lực lượng tham gia giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong và ngoà

5.4- Kịp thời động viên bằng vật chất, tinh thần những tập thể và cá nhân thực

tinh thần những tập thể và cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý CSVC.

7 3.9 39 21,5 135 74.6 0 0

*Nhận xét: Trung tâm & các trường đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo động lực cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS trong việc xây dựng quản lý CSVC. Trung tâm & nhà trường đã tổ chức những buổi toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học, kịp thời động viên bằng tinh thần, vật chất cho tập thể và cá nhân có thành tích. Song các biện pháp này đôi khi chưa kịp thời, mức độ thực hiện biện pháp còn thấp. Ngoài những ý kiến chúng tôi thu được trong cuộc họp lãnh đạo trung tâm & nhà trường đã tổng hợp ở phần trên, thì các số liệu sau đây sẽ chứng minh thêm điều đó:

+ Có 90,6% số người được hỏi cho là trung tâm & nhà trường đã thực hiện biện pháp 5.1 “Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng việc xây dựng và quản lý CSVC ” chỉ ở mức độ trung bình và khá; chỉ có 6,6% số người được hỏi cho là đã vận dụng tốt biện pháp này; 2,8% số người được hỏi cho là chưa làm.

+ Biện pháp 5.2 “Thiết lập qui chế, qui định về chế độ đãi ngộ đối với những người có công sức xây dựng và quản lý CSVC ”; có 80,1 % số người được hỏi cho là trung tâm & nhà trường đã thực hiện chỉ ở mức độ trung bình và khá; không có người được hỏi cho là đã vận dụng tốt biện pháp này, có 19,9% người được hỏi cho là chưa làm biện pháp này.

+ 100% số người được hỏi cho là trung tâm & nhà trường đã thực hiện biện pháp 5.3 “ Lấy chất lượng, hiệu quả công việc để đánh giá CBQL, GV, NV trong quản lý CSVC”. Trong đó 2,2% số người được hỏi cho là đã vận dụng tốt biện pháp này.

+ Ở biện pháp 5.4 “Kịp thời động viên bằng vật chất và tinh thần những tập thể và cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý CSVC ” đa số người được hỏi cho là thực hiện chỉ ở mức độ trung bình và khá; chỉ có 3,9% số người được hỏi cho là đã vận dụng tốt biện pháp này.

Như vậy nguyên nhân chủ yếu là do trung tâm & nhà trường chưa quan tâm đúng mức các biện pháp quản lý CSVC về hoạt động tạo khuyến khích cho đội ngũ CBQL, GV, NV trung tâm & nhà trường.

* Tổng hợp các ý kiến bổ sung trong phiếu điều tra (trả lời câu hỏi mở) về các biện pháp quản lý tốt CSVC.

Những người tham gia trả lời phiếu hỏi cơ bản nhất trí với các biện pháp mà tôi đã dự kiến nêu ra. Tuy nhiên phần câu hỏi mở ở các phiếu đã ghi

các ý kiến bổ sung. Các ý kiến bổ sung tập trung vào các biện pháp với kết quả như sau:

- Cần cụ thể hoá các văn bản của cấp trên về quản lý nói chung, quản lý trung tâm, quản lý CSVC nói riêng thành qui định của trung tâm & nhà trường.

- Trung tâm cần xây dựng được qui chế quản lý, những nội qui, qui định về quản lý CSVC.

- Cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý CSVC (Cán bộ phụ trách thư viện, kho, phòng máy vi tính, phòng xưởng thực hành,...) được đào tạo chính qui, đúng chuyên môn nghiệp vụ.

- Cần có những biện pháp đánh giá chất lượng CSVC một cách khoa học hơn, thích ứng với điều kiện của trung tâm, có chính sách đãi ngộ khuyến khích cán bộ GV, NV có tinh thần trách nhiệm cao, làm tốt công tác nâng cao chất lượng quản lý CSVC .

- Cần quan tâm đến chế độ làm thêm ngoài giờ cho cán bộ phụ trách kho tàng thiết bị, GV giảng dạy làm thử các thí nghiệm với phương tiện dạy học mới, hiện đại.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo về sử dụng, quản lý trang thiết bị mới trong dạy và học.

- Cần có biện pháp mở rộng nối mạng một cách đồng bộ trong các phòng ban làm việc của trung tâm .

- Cải tạo, chuyển giao công nghệ mới phòng máy vi tính từ công nghệ LAN sang BECST, phòng thực hành, thư viện...để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới.

* Tổng hợp các ý kiến trong cuộc họp của trung tâm & các trường THPT, TTGDTX và THCS trong huyện Kinh Môn về công tác nâng cao hiệu quả quản lý CSVC .

- Các ý kiến phát biểu đều tập trung vào một số các vấn đề sau:

+ Các biện pháp quản lý CSVC của trung tâm & nhà trường hiện nay vận dụng không ngoài 5 lĩnh vực đã tổng hợp được nhờ nghiên cứu lý luận.

+ Nguyên nhân chủ yếu và quyết định đến chất lượng dạy và học trước hết là chính sách giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó góp phần không nhỏ là chất lượng quản lý CSVC. Như vậy nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý CSVC cho trung tâm KTTH - HN - DN Kinh Môn - tỉnh Hải Dương & các trung tâm KTTH - HN - DN nói chung là rất cần thiết.

+ Ở mỗi trung tâm, trên mỗi địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội, chính sách giáo dục địa phương khác nhau cho nên sự vận dụng về mức độ ưu tiên của các biện pháp có khác nhau.

- Ý kiến của chuyên gia về inh nghiệm quản lý CSVC thống nhất như sau: + Xây dựng và giữ vững kỷ cương, nề nếp trong mọi hoạt động nói chung và đặc biệt là trong hoạt động quản lý CSVC nói riêng.

+ Đội ngũ cán bộ, GV, NV phải được nâng cao về nhận thức, kiến thức cần thiết để quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC.

+ Chăm lo đời sống tinh thần và đặc biệt là đời sống vật chất cho cán bộ GV (tiền lương, phụ cấp và bồi dưỡng làm thêm ngoài giờ...).

+ Vận động được cộng đồng, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trung tâm & nhà trường để tạo ra CSVC một cách thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới về phát triển GD&ĐT.

+ Cần cho đội ngũ cán bộ GV được học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình; đặc biệt là trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý CSVC , sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học.

- Những nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý CSVC gồm có:

+ Đội ngũ: một số giáo viên chậm đổi mới trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại do thiếu kiến thức mới (Máy chiếu, trình độ tin học...). Việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, đa số GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, ít sử dụng thiết bị thực hành trong giảng dạy và nếu có sử dụng thì mất thời gian, phải chuẩn bị trước, việc di chuyển thiết bị cồng kềnh.

+ Cơ sở vật chất: phòng học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, phòng để đồ dùng trang thiết bị, thiếu phòng học chuyên môn, nhà đa năng...còn thiếu.

+ Môi trường giáo dục tuy đã có bước chuyển biến thuận lợi nhưng vẫn có nhiều vấn đề cần chấn chỉnh.

+ Hệ thống thông tin quản lý còn lạc hậu (cả về thiết bị và con người: chưa sử dụng thành thạo các thiết bị, có nhóm chuyên môn mới chưa được làm quen).

+ Một vài GV quản lý phòng thiết bị thực hành nhà ở xa, việc trực để cho mượn và sử dụng vẫn còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến công tác dạy và học.

NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVCCỦA TRUNG TÂM KTTH - HN - DN KINH MÔN - TỈNH

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w