VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KINH MÔN-TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ (Trang 53 - 55)

HƯỚNG NGHIỆP-DẠY NGHỀ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KINH MÔN-TỈNH HẢI DƯƠNG

Kinh môn là một huyện miền núi của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác trong tỉnh vốn mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả Huyện.

Diện tích tự nhiên 163 km2, dân số 156.886 người

Đơn vị hành chính: 22 xã và 3 thị trấn: Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ. Vị trí địa lý: Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim Thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề 2 tuyến quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn( Sông Kinh Thầy, Sông Đá Vách, sông Hàn Mấu và sông Kinh Môn)

Các loại tài nguyên:

- Tài nguyên Đất: Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326.31 ha, trong đó đất nông nghiệp 8929,4 ha ( chiếm 55%), có 7300 ha trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên nước: Huyện có 4 sông lớn chảy qua nên nguồn nước mặn phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

- Tài nguyên rừng: Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất, trong đó có khoảng 30 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na), 15 ha rừng đặc dụng.

- Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi trữ lượng khoảng 300-400 triệu tấn. Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn, đất sét và đá phiến sét, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các sông…ưu thế của Huyện là phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (xi măng, đá, cát..)

- Tài nguyên nhân văn: Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như: Đền An Phụ, Động Kính Chủ, Động Hàm Long, Tâm Long, Đình Huề Trì, Đình Ngư Uyên hàng năm thu hút hàng vạn du khách thập phương thăm viếng.

Kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng 10,7% trở lên.

- Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 12,2%, công nghiệp và xây dựng 79%, dịch vụ 8,8%.

Văn hóa- Giáo dục:

- Cơ sở vật chất: 78,4% phòng học Mầm non được kiên cố hóa, 92,5 % phòng học tiểu học, 99.1% phòng học THCS, 100 % phòng học THPT, TT GDTX & Trung tâm KTTH - HN - DN được xây dựng cao tầng.

- Chất lượng giáo viên: 53,1% giáo viên mầm non, 95.6% giáo viên tiểu học, 96, 8% giáo viên THCS, 100% giáo viên THPT đạt chuẩn trở lên.

- Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp từ 98-100%, toàn huyện đã phổ cập xong THCS.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w