6. Nội dung nghiên cứu:
3.5.1, Kiến nghị đối với Nhà nướ c
Chính phủ cần từng bước hoàn thiện CMKT Việt Nam.
Hệ thống CMKT đối với nước ta còn khá nhiều vấn đề mới mẻ chưa được kiểm chứng vì thế chúng ta cần có thời gian để hệ thống CMKT được trải nghiệm trong thực tiễn. Nền kinh tế thế giới và Việt Nam còn luôn biến động, các CMKT Quốc tế cũng sẽ không ngừng thay đổi, vì vậy, hệ thống CMKT Việt Nam sẽ không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, hệ thống CMKT Việt Nam cần được tiếp tục phát triển và hoàn thiện theo hướng sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của các CMKT đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung những điểm còn chưa thống nhất giữa các chuẩn mực do các chuẩn mực được ban hành trước có thể có những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với các CMKT được ban hành sau, hoặc giữa CMKT với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo sự thống nhất về cùng một vấn đề, tạo điều kiện cho các DN trong quá trình áp dụng cũng như các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra. Trong quá trình hoàn thiện các CMKT đã ban hành cũng cần tính tới việc cập nhật những thay đổi mới nhất trong nội dung của các chuẩn mực lập và trình bày BCTC hiện nay.
Thứ hai, phải nhanh chóng triển khai các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn CM đã ban hành vào thực tiễn cùng với các văn bản pháp luật khác như Luật KT, Nghị định hướng dẫn luật... Chỉ có thông qua việc triển khai các văn bản trên vào thực tiễn, chúng ta mới có câu trả lời xác đáng nhất về tính phù hợp của hệ thống CM, đồng thời, chúng ta mới có thể hoàn thiện chúng ngày một tốt hơn. Để làm được điều này, ngoài việc triển khai đến các DN sớm, cần có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống kết quả của công tác triển khai đó ở các loại hình DN. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo, các buổi hội thảo làm cho các văn bản trên gần gũi, dễ hiểu hơn với người thực hiện. Hiện nay, số lượng 26 chuẩn mực cho thấy đã khá đầy đủ với điều kiện của Việt Nam, vì vậy, thời gian này nên tập trung vào việc khảo sát tổng kết đánh giá hiệu quả của quá trình soạn thảo các chuẩn mực đã ban hành nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho các lần ban hành sau.
Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ những người làm KT được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp nhằm đạt đựơc sự công nhận của khu vực và quốc tế, nhằm đưa hệ thống CMKT vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Đây là vấn đề cốt lõi của bất cứ một quá trình đổi mới nào. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận và thực tiễn về CMKT của các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, các DN cần tiến hành sớm, thường xuyên và có sự phối hợp với nhau…
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu một số CMKT quốc tế để ban hành những nội dung chủ yếu của một số chuẩn mực mà Việt Nam chưa có, như CM số 32- Công cụ tài chính; CM
số 36- Tổn thất tài sản; CM số 41- Nông nghiệp; CM số 39- Đánh giá và ghi nhận thông tin tài chính... Những chuẩn mực này đều là những chuẩn mực khó và chưa phổ biến ở Việt Nam. Do đó, quá trình soạn thảo cần tiến hành từng bước, trong một thời gian nhất định đủ để hiểu được nội dung CMKT quốc tế và xác định cách thức áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp. Riêng lĩnh vực tài chính công cần sớm ban hành CMKT công nhằm đổi mới cách thức về quản lý KT, tài chính và ngân sách trong lĩnh vực công theo mô hình KT "dồn tích" để tạo lập một hệ thống thông tin thống nhất và phù hợp với xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới.
Thứ năm, cần tiếp tục nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp KT, kiểm toán (VAA và VACPA). Càng hội nhập sâu trong lĩnh vực KT chúng ta càng nhận thấy vai trò của VAA và VACPA trong việc truyền bá chuyên môn kiến thức lý luận và thực tiễn về hệ thống CMKT cũng như trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế, cho đất nước. Vì vậy, VAA và VACPA cần có những lộ trình cụ thể cho sứ mệnh quan trọng này.
Thứ sáu, Nên sớm đưa chuẩn mức KT Quốc tế và Chuẩn mực về lập BCTC quốc tế vào giảng dạy các trường Đại học để sinh viên có thể tiếp xúc với các những kiến thức này ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc đưa chuẩn mức KT Quốc tế và Chuẩn mực về lập BCTC quốc tế vào giảng dạy sẽ giúp đào tạo nên một đội ngũ KT có năng lực, có tầm hiểu biết rộng trong tương lai và đó cũng sẽ là một nguồn nhân lực tốt, dồi dào phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.