6. Nội dung nghiên cứu:
2.3.2, Về hệ thống TK
Tại công ty áp dụng hệ thống TK theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và mở một số TK chi tiết với từng đối tượng để phục vụ cho công tác KT dễ dàng hơn.
Ở Việt Nam hệ thống TK là do chính sách KT, hay chếđộ KT quy định cụ thể và các DN theo đó mà áp dụng. Bộ tài chính quy định thống nhất hệ thống TK nên KT Việt Nam thường có xu hướng nhớ số hiệu TK hơn là nhớ nội dung TK. Ngược lại, KT quốc tế nói chung và KT Mỹ nói riêng, hệ thống TK được quy định cho từng DN khác nhau, do chính sách KT khác nhau nên KT Mỹ thường không chú ý đến số hiệu TK mà chú ý đến nội dung TK. Ở công ty khi lập BCTC gửi công ty mẹ cũng chỉ ghi nội dung TK chứ không ghi số hiệu TK như CMKT Việt Nam quy định. Việc ghi nhớ nội dung TK giúp cho người đọc thông tin không bị không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định nào, giúp họ chủđộng hơn. Đây là một điểm khác biệt giữa TK KT Việt Nam và TK KT Mỹ: -Hệ thống TK KT Mỹ bao gồm 5 loại TK sau: ¾ Loại 1: TK phản ánh tài sản ¾ Loại 2: TK phản ánh nợ phải trả ¾ Loại 3: TK phản ánh vốn chủ sở hữu ¾ Loại 4: TK phản ánh Doanh thu ¾ Loại 5: TK phản ánh Chi phí
-Hệ thống TK Việt Nam bao gồm 9 loại và các TK ngoài bảng ¾ Loại 1: Tài sản ngắn hạn ¾ Loại 2: Tài sản dài hạn ¾ Loại 3: Nợ phải trả ¾ Loại 4: Vốn chủ sở hữu ¾ Loại 5: Doanh thu
¾ Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh ¾ Loại 7: Thu nhập khác
¾ Loại 8: Chi phí khác
¾ Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh ¾ TK loại 0 (TK ngoài bảng)
Bảng 2.5: So sánh một sốđiểm giữa KT Mỹ và KT Việt Nam
KẾ TOÁN MỸ KẾ TOÁN VIỆT NAM
-KT Mỹ rất linh hoạt, hệ thống TK không theo quy định của Nhà nước mà triển khai theo đặc điểm DN.
-KT Mỹ không quy định chi tiết số hiệu TK KT. Các DN chủ động xây dựng hệ thống TK KT để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm HĐKD của mình và tuân thủ phân loại TK ở trên. -Hệ thống TK KT Mỹ bao gồm 5 loại TK -KT Mỹ: Số hiệu TK cấp 1 của TK KT có thể bao gồm 2 chữ số hoặc 3 chữ số. -KT Việt Nam, hệ thống TK phải căn cứ theo những quy định trong chế độ KT DN. Trường hợp DN, công ty hoặc tổng công ty cần bổ sung TK cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi TK cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán, các NVKTPS đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của BTC trước khi thực hiện -Hệ thống TK KT VN bao gồm 9 loại TK và các TK ngoài bảng -KT Việt Nam: Số hiệu TK cấp 1 của TK KT bao gồm 3 chữ số.
¾Về kỳ KT: Các quốc gia có thể có quy định khác nhau về kỳ KT.
-KT Mỹ: kỳ KT không cố định theo năm dương lịch, có thể kết thúc năm tài chính vào thời điểm có doanh số lớn nhất hoặc theo mùa vụ.
-KT Việt Nam:Theo Luật Việt Nam thường bao gồm kỳ KT năm, kỳ KT quý, kỳ KT tháng. Tuy nhiên, do đặc thù công tác và chếđộ quy định chung, các công ty có thể quy định thêm về kỳ KT của mình. Các công ty liên doanh, công ty nước ngoài thường có những quy định khác nhau về kỳ KT để tương hợp với hệ thống trong nước và hệ thống được quy định trên quy mô toàn cầu của tập đoàn đó.
Công ty cần cập nhập các chế độ KT mới ban hành, sửa đổi để áp dụng cho công ty như : Thông Tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chếđộ KT DN.
“Tại Điều 17 Chương IV quy định về Bảo hiểm thất nghiệp: yêu cầu
Bổ sung TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp
TK này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. DN phải mở sổ KT chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng Bảo hiểm thất nghiệp. Kết cấu, nội dung phản ánh của TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp
Bên Nợ: Số Bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bên Có: - Trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh; - Trích bảo hiểm thất nghiệp khấu trừ vào lương của công nhân viên. Số dư bên Có: Số bảo hiểm thất nghiệp đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.[6]
Hiện nay TK 3389 sử dụng tại công ty phản ánh nội dung : Bảo hiểm hàng nhập phải nộp. Công ty nên sửa đổi theo quy định ban hành của Nhà nước.