Khái quát về hệ thống KT Mỹ

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kế toán mỹ nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại công ty TNHH dinh dưỡng á châu (VN) (Trang 34 - 46)

6. Nội dung nghiên cứu:

1.3. Khái quát về hệ thống KT Mỹ

1.3.1, Nguyên tắc xây dựng chế độ KT Mỹ

-KT viên quan sát các hoạt động, nhận biết và đo lường các sự kiện và các quá trình kinh tế bằng thước đo giá trị. Các sự kiện và quá trình kinh doanh được thể hiện qua các NVKTPS.

-Các NVKTPS được ghi chép lại và sau đó phân loại theo các nhóm và cuối cùng được tổng hợp theo từng đối tượng.

-Lập các báo cáo KTTC và các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm. Thông thường các KT viên phải diễn giải các báo cáo kế toán. Sự diễn giải này còn bao gồm cả việc so sánh quá trình hoạt động của DN với các năm trước và các DN khác.

¾Các điểm cần lưu ý đối với thông tin KT.

Thứ nhất, do KT có liên quan đến việc tính toán các chỉ tiêu bằng thước đo giá trị nên nhiều người cho rằng luôn cần có sự chính xác tuyệt đối trên BCTC. Tuy nhiên, thực tế là KT bao gồm một loạt các ước tính, các giảđịnh và sự phát xét về các đối tượng. Hơn nữa KT viên thường xuyên phải lựa chọn phương án tối ưu trong nhiều phương án kinh doanh của đơn vị qua thời gian, điều này tạo nên sự không chính xác tuyệt đối của thông tin KT. Thứ hai, không phải tất cả các nghiệp vụ kinh tếđều có thể tính thành tiền. Ví dụ như sự ra đi của một người quản lý quan trọng hoặc sự thiếu đạo đức của nhân viên thường dẫn đến kết quả đạt được không như mong đợi. Tuy nhiên, quy tất cả những ảnh hưởng này thành tiền là một việc cực kỳ khó khăn.

Thứ ba, các thước đo sử dụng không thể mô tả được giá trị đích thực đối tượng của chúng. Thước đo mà KT sử dụng là dựa trên giá trị ban đầu (nguyên giá, giá thực tế) hơn là giá trị hiện tại.

Điều này không nên xem là hạn chế của KT mà đây chính là nền tảng cho việc ban hành các chuẩn mực, các nguyên tắc KT.

1.3.2, Các phương thức KT

1.3.2.1,KT theo phương thức tiền mặt

Theo phương thức này: Doanh thu được ghi nhận khi thực tế thu tiền và chi phí được ghi nhận khi thực tế chi tiền.

Ưu điểm của phương thức KT theo tiền mặt là đơn giản, dễ hiểu. Các thông tin về dòng tiền mặt là xác thực và khả năng thanh toán của công ty được thể hiện rõ.

Tuy nhiên, phương thức KT này không thể hiện được mối liên kết giữa doanh thu và chi phí. Do vậy, không thể xác định chính xác được kết quả kinh doanh và không đánh giá đúng được hiệu quả kinh doanh của DN.

1.3.2.2,KT theo thực tế phát sinh

Theo phương thức KT thực tế phát sinh, doanh thu và chi phí được ghi nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu, là kết quả của việc tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả và là kết quả của việc giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ.

Chi phí là khoản làm giảm vốn chủ sở hữu, là kết quả của giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả và là kết quả của việc tạo ra doanh thu

1.3.3, Đặc điểm của KT Mỹ

1.3.3.1,Đối tượng KT và phương thức KT

¾KT Mỹ phân chia các đối tượng KT thành 3 loại sau:

-Tài sản: là những thứ có giá trị mà DN đang có quyền sở hữu. Tài sản cũng được coi là nguồn lực của DN. Các tài sản có giá trị bởi chúng có thể được sử dụng hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh doanh tại DN. Tài sản được tài trợ, hình thành từ hai nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

-Nợ phải trả: là khoản nợ mà DN có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. khoản nợ này phát sinh trong quá trình DN mua chịu tài sản hoặc vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản.

- Vốn chủ sở hữu: là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các nhà chủ sở hữu. hay là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả.

Ba đối tượng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình KT sau:

Tài sn = N phi tr + Vn ch s hu

1.3.3.2,Chu trình KT Mỹ

KT Mỹ áp dụng hình thức KT nhật ký chung. Chu trình KT trải qua 8 bước:

-Thu nhập, kiểm tra CT gốc của các NVKTPS

-Ghi nhận các NVKTPS vào sổ nhật ký chung

-Phản ánh vào các sổ cái của các TK có liên quan đến các NVKTPS (có thể phản ánh thêm vào các sổ KT chi tiết các đối tượng).

-Cuối kỳ, lập bảng cân đối thử để kiểm tra tính cân đối KT của việc ghi chép các NVKTPS và giá trị phát sinh và giá trị còn lại của các TK KT.

-Lập các bút toán điều chỉnh

-Ghi nhận các bút toán điều chỉnh vào các sổ KT

-Lập bảng KT nháp -Lập các báo cáo KT 1.3.3.3,Hệ thống TK KT Mỹ ¾Hệ thống TK KT Mỹ bao gồm 5 loại TK sau: Loại 1: TK phản ánh tài sản Loại 2: TK phản ánh nợ phải trả Loại 3: TK phản ánh vốn chủ sở hữu Loại 4: TK phản ánh Doanh thu Loại 5: TK phản ánh Chi phí

KT Mỹ không quy định chi tiết số hiệu TK KT. Các DN chủ động xây dựng hệ thống TK KT để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm HĐKD của mình và tuân thủ phân loại TK ở trên.

Số hiệu TK cấp 1 của TK KT có thể bao gồm 2 chữ số hoặc 3 chữ số. Bng 1.3: Bng phân loi TK Loại TK cấp 1 Hệ thống TKhai chữ số Hệ thống TKba chữ số Loại 1: Tài sản Từ 11 đến 19 Từ 101 đến 199 Loại 2: Nợ phải trả Từ 21 đến 29 Từ 201 đến 299 Loại 3: Vốn chủ sở hữu Từ 31 đến 39 Từ 301 đến 399 Loại 4: Doanh thu Từ 41 đến 49 Từ 401 đến 499 Loại 5: Chi phí Từ 51 đến 59 Từ 501 đến 599 ¾Nguyên tắc ghi vào TK

TK Tài sản, Chi phí, Rút vốn TK Vốn, Doanh thu Tăng Giảm Giảm Tăng

1.3.3.4,Hệ thống sổ KT Mỹ

KT mỹ áp dụng hình thức nhật ký chung. Sổ KT bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ KT chi tiết khác.

¾S nht ký chung : Đây là sổ KT dùng để phản ánh tất các các NVKTPS theo thời gian và được ghi chép hàng ngày.

Bng 1.4: Cu to ca mt trang s nht ký chung

Date (Ngày) Description (Diễn giải) Post Reference ( Tham chiếu) Debit (Nợ) Credit (Có)

(1) (2) (3) (4) (5)

(Nguồn: Phan Đức Dũng, TS, “Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán Việt Nam”, NXB Thống Kê, 2007.[4])

¾Sổ cái : Sổ cái là sổ KT dùng để ghi chép theo từng TK KT. Mỗi TK KT được mở một sổ cái để theo dõi tình hiện có và sự biến động của đối tượng KT có liên quan. Sổ cái có thể phản ánh vào định kỳ hoặc vào cuối kỳ KT, tùy thuộc vào khối lượng NVKTPS.

Bng 1.5: Cu to ca mt trang s cái

GENERAL LEDGER (Sổ cái)

Account Title: (tên TK) Account No: (số hiệu TK)

Balance (số dư) Date (Ngày) Item

(khoản mục) Post Ref. (tham chiếu) Debit (Nợ) Credit (có) Debit (nợ) Credit (có) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

(Nguồn: Phan Đức Dũng, TS, “Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán Việt Nam”, NXB Thống Kê, 2007.[4])

1.3.3.5,Bút toán điều chỉnh trong KT Mỹ

Vào cuối kỳ KT, trước khi lập các báo cáo KT và xác định kết quả kinh doanh, KT thực hiện các bút toán điều chỉnh nhằm xác định đúng doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳđể từđó tính toán được các chỉ tiêu kết quả chính xác.

Các bút toán điều chỉnh dùng để điều chỉnh các khoản chi đã trả trước, các khoản thu đã nhận trước cần phân bổ dần vào chi phí, doanh thu của nhiều kỳ và các khoản chi phải trả, các khoản thu phải thu cần tính trước vào chi phí, doanh thu trong kỳ.

Có 2 loại bút toán điều chỉnh cơ bản đó là : Phân bổ chi phí và doanh thu liên quan đến nhiều kỳ và chi phí và doanh thu đã phát sinh nhưng chưa ghi nhận

1.3.3.6,Bảng cân đốit thử và bảng KT nháp 1.3.3.6.1,Bảng cân đối thử:

Vì mỗi NVKTPS đều được cân bằng bên nợ và có trong bảng cân đối, tổng bút toán bên nợ phải bằng tổng bút toán bên có. Vào cuối kỳ KT, kiểm tra sự cân đối này bằng cách kẻ bảng hai cột gọi là bảng kết toán kiểm tra, dùng để so sánh tổng số dư bên nợ và tổng số dư bên có. Thủ tục như sau:

-Liệt kê tên TK theo thứ tự

-Ghi chép số dư của mỗi TK, vào số dư nợ bên cột trái, số dư có bên cột phải. (Lưu ý: các TK tài sản và chi phí được ghi bên nợ thể hiện tăng và thường có số dư nợ. TK các khoản nợ phải trả, vốn và thu được ghi bên có thể hiện tăng thường có số dư có.)

-Cộng từng cột và ghi tổng số.

-So sánh tổng số hai cột.

Nếu tất cả các tổng sốđều ăn khớp, bảng cân đối thửđược cân bằng, thể hiện nợ và có được ăn khớp cho hàng trăm hoặc hàng ngàn NVKTPS đã được chuyển vào sổ cái. Trong khi bảng cân đối thử đưa ra bằng chứng đúng đắn về số lượng trong việc ghi chép, nó không đưa ra được bằng chứng về quản lý.

Bng 1.6: Kết cu ca bng cân đối th

TRIAL BALANCE (bảng cân đối thử) For the Month ended………

(Nguồn: Phan Đức Dũng, TS, “Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán Việt Nam”, NXB Thống Kê, 2007.[4])

1.3.3.6.2,Bảng KT nháp

Bảng KT nháp (còn gọi là bảng tính) là một bảng được chia cột, thường dùng cho quá trình KT thủ công để giúp cho việc lập các BCTC vào cuối kỳ KT. Bảng KT nháp là căn cứ quan trọng để lập bảng cân đối KT và báo cáo thu nhập.

Bng 1.7: Kết cu ca mt bng tính

WORK SHEET

For the Month Ended..., 20XX

Account Name (tên TK) Trial Balance (bảng cân đối thừ) Adjustment (bút toán điếu chỉnh) Adjustment Trial Balance (bảng cân đối thử đã điếu chỉnh) Income Statement (báo cáo thu nhập) Balance Sheet (bảng cân đối KT) Total

(Nguồn: Phan Đức Dũng, TS, “Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán Việt Nam”, NXB Thống Kê, 2007.[4])

Các cột số liệu đều bao gồm 2 cột Nợ và Có:

1.3.3.7,Các BCTC

BCTC là phương tiện của KT cung cấp thông tin tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính của DN cho người sử dụng.

Hệ thống BCTC của DN được lập ra nhằm mục đích:

-Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, vốn, tình hình và kết quả HĐKD của DN trong 1 kỳ KT.

- Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của DN, đánh giá thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua và dựđoán cho tương lai.

Dựa vào thông tin của các BCTC để đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các quyết định tài chính, quyết định đầu tư vào DN của các đối tượng khác nhau.

Hệ thống báo cáo KTTC của KT Mỹ bao gồm 4 loại BCTC quan trọng sau:

- Bảng cân đối KT

- Báo cáo thu nhập

- Báo cáo vốn chủ sở hữu

- Báo cáo ngân lưu

1.4. Giới thiệu chung về CMKT quốc tế

“CMKT, trình bày BCTC, các quy định về KT được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới do IASB ban hành và thường xuyên nghiên cứu cập nhập sửa đổi, bổ sung.

IASB ( International Accounting Standards Board) là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố London, Vương Quốc Anh, chuyên thực hiện việc phát triển và chấp nhận việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các CMKT quốc tế.

IASB hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban sáng lập CMKT quốc tế (International Accounting Standards Committee Foundation). IASB được thành lập từ năm 2001 để thay thế Uỷ ban CMKT quốc tế (IASC) do Ngân hàng thế giới hỗ trợ thành lập và phát triển từ năm 1973 đến năm 2000.

Mục tiêu hoạt động chính của IASB là phát triển các CMKT có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính chất khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng; tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được của thông tin trong BCTC và các báo cáo liên quan đến tài chính, KT khác, giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng BCTC đưa ra các quyết định kinh tế; xúc

tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các CMKT quốc tế; đem đến những giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống CMKT quốc gia và các CMKT quốc tế.

CMKT quốc tế gồm 3 nhóm chính là IASs (International Accounting Standards)– nhóm CMKT do IASC (International Accounting Standards Committee) ban hành; IFRSs (International Finalcial Reporting Standards)- chuẩn mực BCTC quốc tế do IASB ban hành; các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực BCTC quốc tế do Uỷ ban hướng dẫn IFRS (International Finalcial Reporting Interpretations Committee) ban hành”.[9]

1.5. Giới thiệu về chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs)

“Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc KT một cách thống nhất trong công tác lập BCTC . Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin KT và do hội đồng CMKT quốc tế thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới.

Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực quốc tế phát hành. Trong thời kỳ này các nguyên tắc KT được biểu hiện là CMKT quốc tế (IAS). Từ năm 2001, Hội đồng CMKT quốc tế mô tả các nguyên tắc KT với tên gọi mới là Chuẩn mực lập BCTC quốc tế, mặc dù các CMKT quốc tế vẫn tiếp tục được thừa nhận.

Năm 2005, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới về cách quản lý kinh doanh toàn cầu và hoàn thành sự nỗ lực trong 30 năm bằng việc ban hành các nguyên tắc lập BCTC cho thị trường vốn trên thế giới. Cũng trong năm này, rất nhiều quốc gia đã chính thức áp dụng hệ thống chuẩn mực lập BCTC được xây dựng phù hợp với quốc gia mình và bắt đầu áp dụng từ 1/1/2005, như Úc, Hồng Kông, các nước Châu Âu…

Hầu hết các nguyên tắc KT được chấp nhận phổ biến (GAAP) của các quốc gia đã bị giảm tầm quan trọng hoặc đang dần dần được thay thế bởi IFRS. Cụ thể, Canada thông báo GAAP (mà tương tự như GAAP của Mỹ) sẽ thay thế bằng IFRS vào năm 2011. Ngoại trừ GAAP của Mỹđược coi như là sức ép cạnh tranh trong CMKT và trong tương lai cần thiết có sự hợp nhất giữa GAAP của Mỹ và IFRS

IFRS do Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC . Phương thức

lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập cho mục đích của nhà đầu tư.

IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, các thông tin trên BCTC có tính so sánh qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin KT, giảm sự khác biệt khác biệt quốc tế trong CMKT. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Có thể nói rằng việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống kế toán mỹ nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại công ty TNHH dinh dưỡng á châu (VN) (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)