6. Nội dung nghiên cứu:
3.1. Sự cần thiết áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
“Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, số lượng các DN nước ngoài cũng như các tập đoàn lớn có mặt và kinh doanh tại thị trường Việt Nam ngày càng tăng thì việc áp dụng IFRS sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tăng cường tính minh bạch của các thông tin tài chính, tạo điều kiện cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả HĐKD của DN. Hơn nữa, ngày càng có nhiều DN Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài, do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và yêu cầu phải lập BCTC theo IFRS.
Tình trạng nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài khi lập BCTC vẫn đang áp dụng CMKT Việt Nam (VAS) là một trong những bất lợi khi các DN này chuyển đổi từ VAS ra chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Ngay cả những DN không gửi BCTC ra nước ngoài cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những trường hợp tương tự như trên đang đặt ra vấn đề liệu đã đến lúc cần thiết để Việt Nam áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế khi hội nhập?.
Không chỉ các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang vừa phải tuân thủ các chuẩn mực VAS đồng thời phải lập BCTC theo chuẩn mực IFRS mà cả những DN Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài cũng rơi vào tình trạng tương tự. Công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu là một ví dụ : cùng lúc công ty vừa phải lập BCTC tuân thủ theo chuẩn mực VAS đồng thời cũng phải lập BCTC theo chuẩn mực IFRS để gửi về công ty mẹ ở nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho DN khi cùng lúc phải lập hai BCTC theo hai chuẩn mực rất mất thời gian.
Bên cạnh đó, việc các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNESCO... và các nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác với các DN trong nước đều đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính do KT, kiểm toán cung cấp. Những báo cáo này, buộc các DN Việt Nam phải thực hiện theo chuẩn mực IFRS. Tuy nhiên, không ít các DN, tổ chức ở Việt Nam vẫn thật sự khó khăn vì các BCTC, KT của họ hiện vẫn áp dụng theo chuẩn mực VAS.
Những bất cập nói trên vẫn đang diễn ra bởi thực tế chưa có sự đồng nhất giữa các CMKT trong nước với các chuẩn mực quốc tế, hay nói đúng hơn là do Việt Nam đến nay vẫn chưa áp dụng Chuẩn mực IFRS.
Ra đời từ năm 1999, sau 5 lần ban hành với 26 chuẩn mực, hệ thống CMKT Việt Nam (VAS) đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực KT, tạo môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống chuẩn mực này đã xuất hiện nhiều điểm không phù hợp với IFRS. Do đó, việc từng bước áp dụng IFRS là cần thiết bởi điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tăng cường tính minh bạch của các thông tin tài chính, tạo điều kiện cho việc giám sát tình hình tài chính và kết quả HĐKD của DN trong thời kỳ hội nhập nói chung và thời điểm khủng hoảng như hiện nay nói riêng.
Ông Tay Kay Luan - Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á và châu Úc - khẳng định: “Những chuẩn mực này được thiết lập giúp việc BCTC được rõ ràng hơn, qua đó đảm bảo rằng DN trên toàn thế giới có thể lập BCTC theo một chuẩn thống nhất và tương đồng. Việc đánh giá xem xét những tác động của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đối với DN, trong đó có DN Việt Nam là vấn đề rất cấp thiết”.
Theo ông Phạm Thế Hưng - Phó Tổng giám đốc Công ty Nexia ACPA, ở Việt Nam chỉ có một số DN, chủ yếu là DN FDI áp dụng IFRS để lập BCTC cho mục đích báo cáo cho công ty mẹở nước ngoài. Ngoài ra, cũng có một số ít tổ chức khác cũng lập BCTC theo IFRS cho các mục đích nhất định như: ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ… Điều này đã gây khó cho chính DN khi tham gia hội nhập mà ví dụ rõ rệt nhất là nhiều DN Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài hay phát hành trái
phiếu ra nước ngoài đã gặp thất bại do DN này không đáp ứng được theo tiêu chuẩn IFRS.
Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo, việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS tại Việt Nam thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn và phạm vi áp dụng sẽ không rộng. Với hệ thống CMKT chưa đầy đủ và cập nhật như hiện nay, việc chuyển đổi sang IFRS sẽ gặp nhiều khó khăn do còn nhiều khác biệt giữa chuẩn mực này với VAS. Dó đó, trước mắt cần có các biện pháp để VAS đáp ứng dần dần với các tiêu chuẩn IFRS như xây dựng một đội ngũ nhân viên KT và tài chính có năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được coi là rất phức tạp, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. KT viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống KT Việt Nam. Những nhân viên này có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan của các giao dịch, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và đưa ra được các phân tích tài chính chi tiết…
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Thế Hưng cho rằng, về lâu dài, Việt Nam cần ban hành các CMKT còn thiếu so với IFRS và cập nhật ngay những chuẩn mực đang áp dụng; đào tạo thêm các chuyên gia KT có hiểu biết sâu về IFRS. Còn theo Thạc sỹ Chúc Anh Tú - Giảng viên bộ môn KT, Học viện Tài chính: DN đang áp dụng VAS trong việc lập BCTC nên họ sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi chuyển đổi sang tiêu chuẩn IFRS. Mặt khác, nhu cầu cung cấp thông tin kinh tế tài chính là đòi hỏi tất yếu. Khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác với các DN trong nước thì điều đầu tiên họ yêu cầu đó là cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực họ sẽ hợp tác đầu tư, trong đó có thông tin tài chính do KT, kiểm toán cung cấp. Rõ ràng, nếu thông tin đó chưa theo chuẩn IFRS thì những thông tin DN trong nước cung cấp không có ý nghĩa đối với họ.
Được biết, Bộ Tài chính đã đưa ra lộ trình thực hiện cam kết với Liên đoàn KT quốc tế về việc áp dụng hoàn toàn IFRS tại Việt Nam. Đó là một phần quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực KT, kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 -2010 là giai đoạn củng cố hội nhập - tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ KT, kiểm
toán; giai đoạn 2010 - 2020: Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong lĩnh vực KT, kiểm toán, trong đó có cả nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ KT, kiểm toán”.[8]
Đối với các công ty có công ty mẹở nước này nhưng các công ty con ở nước khác như