Đây là phơng thức cơ bản thờng gặp trong cấu tạo địa danh ở Hoằng Hóa nói riêng và nhiều địa danh khác nói chung. Phơng thức này đợc tiến hành bằng cách dựa vào những yếu tố liên quan đến đối tợng để đặt tên, gồm một số cách sau:
- Định danh dựa vào hình dáng, kích thớc, đặc điểm của đối tợng:
đồng Đùi ếch (H. Quang), đồng Quai Chuông (H. Phúc), núi Chửa (H. Trinh), núi Hài Tị (H. Trờng), sông Cung, đờng Cán Cờ (H. Sơn), đồng Cánh Buồm (H. Hà), đồng Cẳng Gà (H. Hải)...
- Sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc:
cồn Xanh (H. Giang), cầu Trắng (H. Tiến), cầu Đỏ (H. Tân), cầu Đen (H. Tiến)...
- Định danh theo vật liệu xây dựng đối tợng:
cầu Dừa (H. Châu), giếng Đá (H. Thanh), cống Sắt (H. Phụ), cầu Luồng (H. Xuân), cầu Ván (H. Đại)...
- Định danh theo vị trí của đối tợng: ý nghĩa hiển nhiên của nhóm địa danh này là phản ánh sự định hớng trong không gian của cộng đồng về một đối tợng địa lý cụ thể đặt trong sự so sánh với các đối tợng khác trong địa bàn đặt bên cạnh mà tiêu điểm dùng làm mốc thờng là núi, sông, đồi, bãi...
VD: đồng Mê Đình Đông (H. Vinh), làng Đoài Thôn (H. Khê), đồng Mê Đình Tây (H. Vinh), làng Đông Thành (H. Tiến), đồng Nhón Đông (H. Thành), đồng Nhón Tây (H. Thành)...
- Sử dụng các từ ngữ chỉ con vật:
đồng Cồn Trăn (H. Sơn), đồng Cồn Vịt (H. Lơng), đồng Cổ Ngựa (H. Ph- ợng), đồng Mõm Chuột (H. Thanh), cồn Voi (H. Thịnh), đỉnh ổ Gà (H. Khánh), hang Gà (H. Trờng)...
- Sử dụng các từ ngữ chỉ cây cối:
Qua ý nghĩa địa danh kiểu này giúp chúng ta phần nào hình dung đợc cảnh quan, đặc điểm về quần xã thực vật, sinh thái... trên địa bàn huyện:
đồng Cây Đa (Hoằng Tiến), đồng Cây Khế (Hoằng Hải), đồng Cây Sung (H. Thắng), đồng Cây Dứa (H. Châu)...
- Sử dụng các từ ngữ chỉ nguyện vọng, mong muốn:
làng Bình Yên (H. Thịnh), làng Đại An (H. Lơng), làng Phúc Cả (H. Thành)...
- Sử dụng các số thứ tự, chữ cái: xóm 2, thôn 1...