Phơng thức dựa vào những câu chuyện huyền thoại truyền thuyết dân gian.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát địa danh hoằng hóa (tỉnh thanh hóa) (Trang 70 - 74)

dân gian.

Cũng nh nhiều địa phơng khác trên đất nớc ta, từ thời xa xa ngời dân Hoằng Hóa đã sớm có nhu cầu và khát vọng tìm hiểu về nguồn gốc, lai lịch hình thành nên quê hơng xứ sở của mình. Khi cha có đủ điều kiện giải đáp một cách đúng đắn, khoa học những băn khoăn thắc mắc ấy, ngời ta đã dùng trí tởng tợng để giải

thích và tạo ra hệ thống chuyện kể dân gian nhằm lý giải cho câu hỏi vì sao có ngọn núi này, con sông kia, vùng đất nọ. Dựa vào những câu chuyện huyền thoại truyền thuyết đó mà ngời ta đặt tên cho các địa danh, qua đó mà gửi gắm một ý nghĩa sâu xa hay một mục đích rõ ràng, hoặc để kỷ niệm một thành quả lao động, để tỏ lòng biết ơn và sùng mộ một ngời hay một chiến công, hoặc để lu giữ một sự kiện lịch sử, một hiện tợng xã hội... Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, hiện tợng này đợc thể hiện rất rõ.

Ví dụ tên gọi của các làng Cự Đà, Mỹ Đà (H. Minh); Bột Đà (H. Lộc) là dựa trên truyền thuyết thời xa xa có một chàng trai tài giỏi ngồi trên lng lạc đà đi chu du khắp nơi trên đất Giao Chỉ. Khi qua đất ái Châu (Thanh Hóa bây giờ), thấy vùng lu vực sông Mã đất đai phì nhiêu, rộng rãi, cỏ cây tơi tốt, lạc đà gật đầu dừng chân tỏ ý mừng vui. Chàng trai biết là điềm lành, bèn chọn những nơi đó cắm đất, chiêu dụ dân lành lập làng dựng trại làm ăn. Để ghi nhớ công ơn của ngời và vật đã có công tạo dựng nên quê hơng buổi ban đầu, dân các làng đã chọn chữ “Đà” làm tên trang ấp của mình. Vì thế mà ở Hoằng Hóa có các địa danh nh Cự Đà, Mỹ Đà, Bột Đà...

Hay nh truyền thuyết về tên làng Hội Triều (xã H. Phong), một vùng đất học nổi tiếng trên địa bàn huyện, nơi từ xa xa đã đợc coi là đất danh thắng. Sách

Hoằng Hóa phong vật viết:

Hoằng Hóa diệu tham thiên chi bán Hội Triều lu vạn cổ chi phơng.

(Huyện Hoằng Hóa nổi tiếng giỏi nửa trời Đất Hội Triều lu hơng thơm muôn thuở).

Dân làng Hội Triều lu truyền giai thoại rằng với hình thế “lỡng phợng trình t- ờng, song long đáo hải” vùng đất này có nhiều ngời học rộng tài cao, đỗ đạt làm quan to trong triều. Vào những ngày Tết Nguyên Đán hoặc giỗ tế Thành Hoàng của làng, các quan đi lại ngựa xe tấp nập trở về triều nh trẩy hội. Vua trông thấy điều ấy liền truyền rằng, họ đi nh Hội vào triều vậy, nay Trẫm đặt cho làng ấy cái tên Hội Triều. Vì thế mà làng có tên nh vậy.

Nếu nh chuyện chàng trai cỡi lạc đà nói đến sự hình thành các làng mạc ở phía Đông thì những huyền thoại về ông Bng (Lê Phụng Hiểu) lại lý giải về sự hình thành

của núi Bng, núi Đẽn, sông ấu và một số địa danh khác ở phía Tây trên địa bàn huyện. Tác giả dân gian kể rằng, ông Bng là một ngời to lớn khỏe mạnh, mỗi bữa ăn hết nồi t không no, bóng ông to cao dị kỳ, che rợp cả một vùng. Ngọn núi Bng ở quê ông là do ông đã “bng” từ núi Đờng Trèo (giáp Ninh Bình) về đặt ở ruộng “Thác đao” mà ông đợc nhà vua phong tặng. Do đó mới đợc gọi là núi Bng. Sau này ông Đẽn đến ăn trộm núi Bng, bị ông Bng lấy xe điếu “khe cho gãy chân”, chết hóa thành núi Đẽn. Thuở còn trẻ, một lần sau khi đi hái củi về, biết tin ông Vồm (cũng là một ngời rất to khỏe ở Thiệu Hóa) tìm đến nhà mình đọ sức đấu vật, ông Bng đã quăng gánh củi và đuổi theo ông Vồm. Một bó củi tre văng đến làng ích Hạ (Hoằng Quỳ) sau hóa thành rừng tre gọi là Mả Cơng. Còn một bó củi lim thì văng đến xã Hoằng Vinh và hóa thành một rừng lim lớn ở làng Trung Hy. Cái đòn gánh cong của ông Bng cũng hóa thành con đờng nối liền hai làng Xuân Sơn và Cẩm Lũ (đều thuộc xã Hoằng Sơn). Hai mấu đòn gánh cũng mọc thành hai cây đa to ở chân núi Bng. Vết chân ông Bng đuổi theo ông Vồm tạo thành hai dãy ao so le chạy dài từ làng ích Hạ đến tận sông Mã. Sau khi vật chết ông Vồm, xác ông Vồm hóa thành ngọn núi gọi là núi Vồm. Vì thế mà có các địa danh núi Bng, núi Vồm (Thiệu Hóa), rừng tre Mả Cơng...

Nếu bóc cái vỏ hoang đờng đi thì các câu chuyện đó rất gần gũi với những công việc thực tế mà ngời nông dân Hoằng Hóa nói riêng, ngời nông dân Việt Nam nói chung trong trờng kỳ lịch sử đã đấu tranh chinh phục, cải tạo thiên nhiên để dựng xây cuộc sống của mình. Có thể nói phơng thức định danh này mang đậm sắc thái văn hóa, trí tởng tợng phong phú của ngời xa; Thể hiện rõ nét lòng tự hào về quê hơng bản quán của mình, đồng thời nó cho phép chúng ta tìm hiểu địa danh trên hệ thống các chuyện dân gian, vì hệ thống các địa danh này dễ ăn sâu vào tiềm thức mỗi ngời. Điểm qua các địa danh ở Hoằng Hóa, có rất nhiều tên đất, tên vờn, ngọn núi, dòng sông, mang trong mình những huyền thoại, sự tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hơng, đặc biệt là tên các làng xã. Từ các làng văn lừng tiếng trời Nam nh Nguyệt Viên, Bột Thợng, Bột Thái, Từ Quang, Bút Sơn, Đông Khê, Cát Thôn... các làng võ nh Phú Khê, làng nghề nh Đặt Tài, Đoan Vĩ, Xa Vệ, Tào Xuyên, Khúc Phụ, Trinh Hà... mỗi làng đều có những giai thoại, kỳ tích về nguồn gốc, lai lịch hình thành nên quê hơng, xứ sở của mình. Thời gian

mãi trôi đi, sự vật luôn đổi thay, chỉ có các địa danh xa với những sự tích, huyền thoại lung linh là vẫn mãi lu danh, trờng tồn, ghi đậm bao dấu ấn lịch sử, văn hóa, là nơi để mỗi ngời Hoằng Hóa gắn bó, hớng cội, không ngừng vun đắp cho truyền thống và là niềm tự hào mãi mãi cho các thế hệ mai sau...

Ngoài ra ở Hoằng Hóa còn có một số ít trờng hợp mợn tiếng nớc ngoài (gốc Châu Âu) để đặt tên: cống Xiphông, bãi Táplô, cầu Ôtô... Tuy nhiên số lợng các địa danh này rất ít và không phổ biến.

Tiểu kết.

Từ hệ thống t liệu đã tập hợp, qua tìm hiểu, khảo sát mô hình cấu tạo địa danh và phơng thức định danh ở huyện Hoằng Hóa, có thể rút ra một số nhận xét khái quát sau:

- Cũng nh các địa danh của cả nớc về mô hình cấu trúc, địa danh huyện Hoằng Hóa gồm hai thành tố: Thành tố chung (Thành tố A) và (Thành tố B) tên riêng hay địa danh. Thành tố chung có độ dài tối đa 5 âm tiết, thành tố riêng có độ dài tối đa 7 âm tiết. Quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa cái khái quát - cụ thể; chỉ loại - phân loại; chung - riêng; Cũng giống nh địa danh ở các vùng khác (Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột...), địa danh Hoằng Hóa đợc cấu tạo theo hai dạng: đơn và phức. Trong cấu tạo phức gồm ba kiểu quan hệ ngữ pháp: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị, trong đó quan hệ chính phụ là kiểu quan hệ phổ biến nhất.

- Hệ thống địa danh trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tồn tại nhiều phơng thức định danh gồm: phơng thức tự tạo, phơng thức ghép, phơng thức chuyển hóa, ph- ơng thức rút gọn và phơng thức định danh dựa vào các câu chuyện truyền thuyết, thần thoại dân gian. Trong đó phơng thức chuyển hóa giữ vai trò quan trọng nhng phơng thức tự tạo lại đợc sử dụng nhiều nhất.

Nhìn chung cấu tạo địa danh và phơng thức định danh ở huyện Hoằng Hóa không nằm ngoài các quy luật chung của sự hình thành, phát triển, biến đổi địa danh tiếng Việt nói riêng và của từ vựng nói chung, đã góp phần thể hiện phần nào những đặc điểm cũng nh tiến trình phát triển của tiếng Việt. Thông qua các phơng thức cấu tạo và các phơng thức định danh, vốn từ vựng tiếng Việt ngày càng đợc bổ sung hoàn thiện thêm, trở nên phong phú, giàu có và đa dạng hơn.

Chơng 3: ĐặC ĐIểM NGữ NGHĩA Và Sự BIếN ĐổI

CủA ĐịA DANH HOằNG HóA.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát địa danh hoằng hóa (tỉnh thanh hóa) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w