Đặc điểm về dân c, ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát địa danh hoằng hóa (tỉnh thanh hóa) (Trang 27 - 31)

H. Le Breton trong Tỉnh Thanh Hóa (La province de Thanh Hóa) cho rằng: “Xét về các phơng diện (địa d, khí hậu hay là sử ký) thì tỉnh Thanh Hóa thuộc về Bắc Kỳ là hơn, nhng nhà Nguyễn phát tích ở Thanh Hóa, nên tỉnh ấy thuộc về Trung Kỳ là rất phải”. Ông còn nói thêm: “Tỉnh Thanh Hóa không phải là một hạt cai trị mà thôi, thật là một xứ”, nó là “cái hình ảnh thu nhỏ lại của xứ Bắc Kỳ vậy”...

Về nguồn gốc dân c: Cơ bản Hoằng Hóa là vùng đất c dân đợc hình thành

từ hai nguồn: ngời Việt bản địa và ngời Việt từ nơi khác di c đến. Cho tới nay, căn cứ kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho phép xác định cộng đồng c dân có mặt sớm nhất ở địa bàn Hoằng Hóa cho đến bây giờ vẫn là Quỳ Chử và các làng xung quanh. Họ sinh sống ở Hoằng Hóa cách ngày nay khoảng trên dới 4000 năm. Điều đó cho phép khẳng định rằng, trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, con ngời đã có mặt ở Hoằng Hóa. Suốt thiên niên kỷ thứ nhất trớc công nguyên và thiên niên kỷ sau công nguyên, c dân trên địa bàn huyện từng bớc lan dần từ hai bên bờ sông Tuần Ngu đến các nơi khác. Đến đời Lý, tuy còn tha thớt nhng trên khắp địa bàn huyện đều có c dân sinh sống. Dấu vết vua Lý Thái Tổ trong những lần hành

binh đi đánh Chiêm Thành ở phơng Nam còn lu lại nhiều nơi ở Hoằng Hóa. Từ đời Lý về sau, c dân trên địa bàn huyện, dù ở nơi khác đến hay từ các làng cũ san ra cũng chỉ là chen kẽ vào các vùng c dân mà thôi. Trong dân c ở Hoằng Hóa, ngoài ngời bản địa, căn cứ thần tích, gia phả, sắc phong... còn có bộ phận ngời Việt di c có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung bộ lần lợt đến tụ c qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau (chủ yếu là ngời Thăng Long, Thái Nguyên, Hng Yên, Hải Phòng, Nghệ An...). Ngoài ra, còn có ngời Trung Hoa nh họ Hắc ở Hoằng Ngọc, một số họ ở Tào Xuyên và Phú Khê. Việc nhiều làng thờ Tứ Vị cho phép chúng ta nghĩ rằng gốc gác xa xa của một số họ là ngời Tống. Cũng có ngời ở huyện khác trong tỉnh tới sinh cơ lập nghiệp, cùng nhau chung sức đấu tranh với thiên nhiên và xây dựng xóm làng. Nh vậy, trong những thời kỳ khác nhau, nhiều luồng dân c đã đến và hòa mình vào lớp dân c bản địa. Các luồng c dân vào Hoằng Hóa mang theo trong hành trang của mình những yếu tố văn hóa tinh túy nhất của mỗi vùng miền, đã làm phong phú, đa dạng thêm sắc thái văn hóa của quê hơng Hoằng Hóa, tạo nên một chỉnh thể gồm nhiều dòng tộc trên mảnh đất này. Trải qua hàng mấy trăm năm chung sống, nhiều ngời không nhớ đến gốc gác xa xa của mình nữa, ở đâu họ cũng xem mình là ngời Hoằng Hóa trong tỉnh Thanh Hóa của Tổ quốc Việt Nam.

Trên lĩnh vực ngôn ngữ: Giáo s Trần Quốc Vợng nhận xét: “Ngời Xứ

Thanh có một cách phát âm tiếng Việt khó lẫn, không nhẹ lớt nh tiếng Hà Nội - Xứ Bắc, không nặng - lặng trầm nh tiếng Nghệ - Xứ Trung. Xứ Thanh là sự mở đầu của “mô - tê - răng - rứa” của miền Trung, dân Hà Nội phải nghe lâu và phải học thì mới biết đợc”. Về tiếng nói, ngời Thanh Hóa và ngời Bắc Kỳ có nhiều điểm tơng đồng:

Về mặt phụ âm đầu: Cả ngời xứ Bắc và xứ Thanh đều không phân biệt khi phát âm giữa:

- Tr và ch đều là ch: Trồng trọt/ chồng chọt; trăng/ chăng; trung trinh/ chung chinh...

- R, gi và d đều là d: rằng, giằng và dằng đều là dằng; ra, gia và da đều là da; rơi, giơi và dơi đều là dơi...

- S và x đều là x: song, xông đều là xông; sao, xao đều là xao; sa, xa đều là xa...

Nhìn chung các âm uốn lỡi không có hay hầu nh không có. Về mặt phụ âm cuối: Cũng có một số âm phát âm nh vậy:

- iu và u nhập thành iu: cấp cứu/ cấp cíu, cây lựu/ cây lịu, về hu/ về hiu; u điểm/ iu điểm...

- i và iê nhập thành i: con kiến/ con kín, nhũng nhiễu/ nhũng nhĩu, năng khiếu/ năng khíu, dệt chiếu/ dệt chíu, lúa chiêm/ lúa chim...

- uô và u nhập thành u: nguồn nớc/ ngùn nớc, con chuột/ con chụt, con chuồn chuồn/ con chùn chùn...

- ây thành i: con chấy/ con chí; mày/mi; bữa nay/ bữa ni... - ơ thành iê: rợu/ riệu; con hơu/ con hiêu...

Tóm lại là một số từ có nguyên âm đôi, khi phát âm thờng đợc bỏ đi một số phụ âm. Song không phải tất cả các từ có nguyên âm đôi đều đợc phát âm nh vậy.

Trên địa bàn huyện, ở vùng Đông Nam (tiêu biểu là hai xã Hoằng Thịnh và Hoằng Thái và các làng, xã thuộc các tổng Bái Trạch, Từ Quang cũ) có hiện tợng một số từ thêm nguyên âm nh:

Nhuần nhị/ nhuần nhuậy, quị/ quậy, đi tìm/ đi tiềm, nói/ nuối, ngói...

Hoặc lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã: cũng/củng, cũn cỡn/ củn cởn... và ng- ợc lại: chữa bệnh/ chửa bệnh, lần lữa/ lần lửa...

Ngoài ra khi phát âm có những từ, đáng lẽ là âm mở thành âm khép: nguồn nớc/ ngùn nớc, khuyên/khuyn, nhũng nhiễu/nhũng nhĩu...

Một số từ có nguyên âm đôi, một nguyên âm hơi tụt xuống: thuốc/ thuốc, muống/ muống, đuốc/ đuốc... (ô tụt xuống và nặng thêm một tí).

Đi xuống một số xã thuộc khu vực miền biển nh Hoằng Trờng, Hoằng Hải thì lại có hiện tợng:

- Thêm phụ âm g những từ có phụ âm n đàng sau: mần/ mầng; quan/ quang; ý kiến/ ý kiếng; gian nan/giang nang...

- Biến những từ có phụ âm cuối là t thành c: dắt/ dắc; cụt/ cục; mụt/mục... - Thêm nguyên âm vào một số từ có một nguyên âm thành nguyên âm đôi nh: có/cuớ, đó/đuớ, ngó/nguớ...

Hai cửa biển Hoằng Hóa không có ngời Bồ-lô c trú. Nhng nghe phát âm những từ trên, ta thấy na ná nh phơng ngữ Bình Trị Thiên. Phải chăng có sự trôi dạt về ngôn ngữ và nguồn gốc lịch sử là có một số ngời miền Trung đã c trú ở đây từ xa xa?

Vùng Phú Khê tức Hoằng Phú, Hoằng Quý và các xã xung quanh, ngoài các hiện tợng ngôn ngữ nh trên, lại có thêm các hiện tợng:

+ Phát âm:

- ô thành o: đi đồng/ đi đòng; mồng gà/mòng gà; cái lồng/ cái lòng...

- â thành a: gầy/ gày; lầy lội/ lày lội; đầy vơi/ đày vơi; cậu/ cạu; thầy giáo/ thày giáo...

- ê thành a: mắc bệnh/ mắc bạnh; mệnh lệnh/ mạnh lạnh; khệnh khạng/ khạnh khạng... hoặc ê thành i: bệnh/ bịnh; lệnh/lịnh...

o thành ô: đóng/ đoóng; cọc/coọc; móng/ moóng...

+ Một số từ gần tiếng Mờng, hay nói một cách khác, đó là tiếng Việt trớc thế kỷ X mà giờ đây ở một số huyện nh Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc... còn đậm nét hơn.

- Con gà nói là con kha. - Thổi lửa nói là thủn lả. - Đau đầu nói là váng trốc. - Hái củi nói là hán củn. - Lúa gạo nói là lọ cấu. - Con trâu nói là con tru...

Có thể xem câu sau đây là ví dụ cho hiện tợng đó: “Thằng cu hắn váng trốc, mẹ mi ra viền đoóng coọc mà buộc con tru, vô nhà xây lọ mới có cấu, rồi thủn lả nấu cho hắn bát cháo hoa” (thằng cu nó đau đầu, mẹ mi ra vờn đóng cọc mà buộc con trâu, vào nhà xây lúa mới có gạo, rồi thổi lửa nấu cho hắn bát cháo hoa).

Cho đến ngày nay, nhiều ngời dân vẫn dùng từ địa phơng để giao tiếp với nhau trong làng xã:

- Đi đâu nói đi mô. - ở kia nói ở tê.

- Mày nói mi - Tao nói tau.

- Câu nói tiêu biểu cho tiếng địa phơng Thanh Hóa mà ở Hoằng Hóa một số vùng cũng có: “Bố em đi cấn, mẹ em đi cằn, chị em đi củn đến túi mới viền”...

ở Hoằng Hóa còn có hiện tợng ngay trong một xã nhng tiếng nói của các làng cũng có sự khác nhau đôi chút. Nh ở xã Hoằng Phong, dân làng Hội Triều phát âm nhanh, thanh độ cao; Dân làng Ngọc Long, Phong Mỹ phát âm nặng hơn; Dân làng Thụy Liên phát âm vừa nhng sai chính tả một số từ...

Trở lên, chúng tôi đã nêu ra ba vùng ở Hoằng Hóa với một số nét tiểu dị trong cái tơng đồng chung của cả huyện, của cả các huyện miền xuôi của Xứ Thanh. Rõ ràng trong một vùng nhỏ bé cũng có khá nhiều thổ ngữ. Phần lớn các thổ ngữ đều có thể giải thích bằng quy luật diễn biến của ngữ âm. Nh chúng ta đã biết phơng ngữ là một phạm trù lịch sử, song nhân tố giao tiếp mới là quyết định. Tuy nằm trong ngữ hệ Việt Mờng song huyện Hoằng Hóa ở miền xuôi của tỉnh Thanh Hóa, lại là đất khoa bảng, có nhiều ngời đi đó đây, quá trình giao lu, tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ, liên tục nên tiếng Việt cổ, cách phát âm so với tiếng phổ thông tuy có một số âm cha thật chuẩn, nhng nhìn chung đã nhẹ nhàng thanh thoát hơn so với các nơi khác trong tỉnh (nh Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Nông Cống, Yên Định, Vĩnh Lộc...) và chịu ảnh hởng của âm điệu ngôn ngữ vùng đồng bằng sông Hồng, giảm đợc rất nhiều sự thô phác trong lời ăn tiếng nói.

Tóm lại ở đây, dấu vết cổ xa của ngôn ngữ Việt vẫn còn lu giữ và tiếng nói của ngời Hoằng Hóa gần với phơng ngữ Bắc hơn là phơng ngữ Trung, nh đã trình bày.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát địa danh hoằng hóa (tỉnh thanh hóa) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w