a) Trong địa danh tiếng Việt, danh từ chung (thành tố A) đứng trớc tên riêng.
VD: đồng Cây Sung (H. Thắng); dãy Linh Trờng; chùa Bảo Phúc (H. Quý); chợ Phúc Tiên (H. Quỳ); tiểu khu Vinh Sơn (B. Sơn); đập Lơng Quán (H. Lơng), cống Bãi Quan (H. Giang)...
Do thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên danh từ chung trong địa danh Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Nó vừa có ý nghĩa về mặt hình thức, tạo nên chỉnh thể của địa danh, vừa có ý nghĩa về nội dung - xác định loại hình của đối tợng đợc gọi tên.
b) Trong hệ thống địa danh ở Hoằng Hóa, danh từ chung (thành tố A) có số lợng 1 âm tiết chiếm đa số 72.7 %, danh từ chung 2 âm tiết có số lợng lớn thứ hai
20.8%, danh từ chung 3 âm tiết chiếm 5.2%, danh từ chung 5 âm tiết chiếm 1.3% . Ngoài vị trí đứng trớc tên riêng, danh từ chung (thành tố A) trong địa danh Việt Nam còn có khả năng chuyển hóa thành tên riêng (A sang B) hoặc thành bộ phận của tên riêng.
Tác giả Lê Trung Hoa trong “Nguyên tắc và phơng pháp nghiên cứu địa danh” cho biết: “các địa danh Nam Bộ có một đặc điểm nổi rõ rất dễ nhận thấy, đó là sự xuất hiện của hàng loạt thành tố chung nh gò: gò Cô, gò Vấp, gò Quao...; cái: cái Răng, cái Mơn, cái Sắn...” Đặc điểm này cũng hay gặp trong tên sông của miền núi Tây Nguyên và Tây Bắc nh Eo Krông Ana, Eo Krông Bút..., Nậm Rốm, Nậm Mu... và theo tác giả Nguyễn Kiên Trờng: “Trong địa danh Hải Phòng, bộ phận chuyển hóa mạnh nhất là các danh từ chung chỉ đối tợng vùng biển và giáp ranh: hòn Bãi Cát Dài, Vịnh Bù Lâu Ngoài, Vịnh Cái So Tây”.
ở Hoằng Hóa, bộ phận danh từ chung chuyển hóa thành thành tố riêng phổ biến ở một số loại hình sau:
Loại hình chỉ đối tợng địa lý tự nhiên.
VD: đồng Bừng (H. Lý) - bãi Đồng Bừng; núi Côi (H. Trinh) - đồng Núi Côi; cồn Nhạn (H. Xuân) - đồng Cồn Nhạn; hồ Sen (H. Hợp) - đồng Hồ Sen; đồng Ngút (H. Đại) - hồ Đồng Ngút...
Loại hình chỉ nơi c trú hành chính.
VD: xóm Cầu (H. Đại) - giếng Xóm Cầu; xóm Huyện (H. Quang) - cầu Xóm Huyện; xóm 8 (H. Yến) - đập Xóm 8; làng Thìn (H. Hải) - núi Làng Thìn; làng Nại (H. Trờng) - nghè Làng Nại...
Khảo sát các địa danh Hoằng Hóa, số lợng địa danh đợc cấu tạo do sự chuyển hóa từ A sang B là (26,3%). Trong đó: Cuyển hóa mạnh nhất là danh từ chung chỉ nơi c trú hành chính 51,3% và danh từ chung chỉ đối tợng địa lý tự nhiên (chủ yếu là các xứ đồng, bái) chiếm 26,1%. Tiếp đến là danh từ chung chỉ công trình xây dựng 14,9% và ít chuyển hóa nhất là danh từ chung chỉ đối tợng văn hóa 7,7%.
VD: làng Tuyền (H. Đức) - giếng Làng Tuyền; xóm Hạ (H. Quang) - âu Xóm Hạ; xóm 2 (H. Yến) - suối Xóm 2; làng Nại (H. Trờng) - đình Làng Nại; làng Chuế (H. Yến) - ao Làng Chuế...
Danh từ chung chỉ đối tợng địa lý tự nhiên: (26,1%).
VD: bái - thôn Bái Đông (H. Lộc); xóm Bái (H. Phú); ao Sen (H. Đạo) - ngõ Ao Sen; hòn Bò (H. Trờng) - phủ Hòn Bò; sông Đằng - đập Sông Đằng (H. Đạo); núi - thôn Núi (làng Nghĩa Sơn, T. Xuyên); cồn Nhạn (H. Xuân) - đồng Cồn Nhạn...
Danh từ chung chỉ các công trình xây dựng chuyển hóa (14,9%).
VD: đập Tràn - hồ Đập Tràn (H. Hải); cột cờ - núi Cột Cờ (H. Khánh); bến Lam (H. Đại) - chợ Bến Lam; giếng - xóm Giếng (H. Phúc); ngã t Gòng (B. Sơn) - cầu Ngã T Gòng.
Danh từ chung chỉ các công trình văn hóa có sự chuyển hóa yếu hơn, chiếm (7,7%).
VD: chùa Tây (H. Hà) - ao Chùa Tây; nghè Thánh (H. Quang) - kênh Nghè Thánh; chùa - làng Chùa (làng Xa Vệ, H. Trung); xóm Chùa (H. Phúc); Đình Bảng Môn (H. Lộc) - thôn Đình Bảng; nghè - làng Nghè (làng Hoằng Trì, H. Thắng)...
Bảng thống kê các loại đối tợng chuyển hóa:
ĐốI TƯợNG CHUYểN HóA Tỷ Lệ TRÊN TổNG
Số DANH Từ CHUNG
Tỷ Lệ TRÊN Số DANH Từ CHUYểN HóA
Danh từ chung chỉ nơi c trú hành chính 12.7% 51,3% Danh từ chung chỉ đối tợng tự nhiên 10.7% 26,1% Danh từ chung chỉ công trình xây dựng 1.8% 14,9% Danh từ chung chỉ đối tợng văn hóa 1.1% 7,7%
Bảng thống kê trên cho ta thấy cách đặt tên của c dân Hoằng Hóa buổi đầu: Các đối tợng địa lý tự nhiên và nơi c trú hành chính đợc quan tâm gọi tên đầu tiên và dùng làm yếu tố cơ sở để đặt tên cho các địa danh khác. Điều đó giúp dễ xác nhận đặc điểm, nơi chốn, đồng thời thể hiện tình cảm, kỷ niệm gắn bó sâu sắc với những vùng đất mà nhân dân Hoằng Hóa suốt nhiều thế hệ đã đổ biết bao mồ hôi, công sức khai phá cải tạo, canh tác, lập làng, sinh cơ trên địa bàn huyện.
Về vị trí, danh từ chung chuyển hóa thành tên riêng (A thành B) chiếm (15.9%).
VD: chợ Đình (H. Thịnh), chợ Đò (H. Xuyên), hang Chùa (H. Trờng), đồng Bến (H. Sơn), xóm Chùa (H. Phúc)...
Chuyển hóa thành bộ phận của tên riêng (A trong B) chiếm (84.1%), Trong đó có (69.8%) chuyển sang vị trí thứ nhất của thành tố riêng có từ hai yếu tố trở lên và chủ yếu ở trong từ thuần Việt.
VD: đỉnh Ao Trời (H. Khánh), đồng Bãi Thần (H. Đạo), đồng Bến Giang (H. Lý) đồng Cầu Ma (H. Đại), hồ Vực Gia (H. Giang), nghĩa địa Cồn Sắn (H. Ngọc), cầu Cống Ngầm (H. Ngọc)...
Có (14.17%) chuyển sang vị trí thứ hai của thành tố riêng.
VD: bái Trớc Làng (H. Phong), bái Lợi Cồn Tán (H. Đông), bái Trớc Chùa (H. Đại), đồng Cửa Nghè (H. Hải), rọc Sau Nghè (H. Tiến), đồng Sau Bến (H. Hà), đồng Sau Hủng (H. Tiến), đồng Bòng Đờng Trên (H. Thành)...
Có 0.13% chuyển sang vị trí thứ ba của thành tố riêng.
VD: bái Cồn Xóm Chùa (H. Phúc), bái Đồng Đò Bái (H. Đông), bái Lợi Cồn Vực (H. Đông), bái Vũng Làng Xã (H. Phúc), đồng Bãi Trong Làng (H.Ngọc), đồng Thu Đủ Cồn (H. Quý)...
Bảng thống kê tỷ lệ chuyển hóa theo vị trí:
A B
Trở thành tên riêng (chuyển toàn bộ)
Trở thành bộ phận của tên riêng (có từ hai yếu tố trở lên)
(15.9%) Vị trí thứ nhất69.8% Vị trí thứ hai14.17% Vị trí thứ ba0.13%
Về từ nguyên, trong địa danh ở Hoằng Hóa, tỉ lệ danh từ chung chuyển hóa thành tên riêng ở từ Hán Việt là 20.1%, từ thuần Việt là 79.9%. Do địa danh có nguồn gốc Hán Việt chiếm (21.50%) còn địa danh thuần Việt chiếm tỷ lệ (74.40%) trong tổng số 5228 địa danh ở Hoằng Hóa nên ta thấy tỷ lệ chuyển hóa của danh từ chung A - B về mặt từ loại tơng đối cân bằng.
c) Danh từ chung chỉ các đối tợng địa lý nằm trong vốn từ vừng tiếng Việt toàn dân, thế nhng mỗi địa phơng do có những đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa
khác nhau nên vốn từ chỉ các đối tợng này ở mỗi nơi cũng có sự khác biệt nhất định. Hơn nữa danh từ chung chỉ đối tợng địa lý là một bộ phận gắn bó với địa danh, vì vậy, muốn nghiên cứu bộ phận tên riêng của địa danh (thành tố B), trớc hết phải nắm vững những khái niệm địa lý tự nhiên hoặc nhân văn đợc thể hiện qua những danh từ này.
* Danh từ chung chỉ đối tợng địa lý tự nhiên: Hầu hết những danh từ chung chỉ các đối tợng địa lý tự nhiên ở Hoằng Hóa là những từ quen thuộc nh: sông, núi, ao, hồ đồng, ruộng khe, bãi, đồi, dốc... Cách hiểu khái niệm về các đối tợng này ở Hoằng Hóa cũng giống nh các nơi khác. Ngoài ra còn có một số từ mang tính chất địa phơng: bái, hón, rọc... Tuy vậy cũng có một vài từ cần làm rõ vì chúng biểu thị đặc điểm địa lý của địa bàn:
Cồn: Chỗ đất nổi lên (không cao lắm) trên mặt phẳng, có nhiều cây cỏ dại
mọc kín, thờng ở trên cánh đồng hoặc bãi ven núi, ven khe [72].
Có tất cả 68 địa danh có cồn làm thành tố chung: cồn Cây Bởi (H. Lý), cồn Cây Vừng (H. Đạt), cồn Điều (H. Hà), cồn Mả Đông (H. Đại), cồn Bản Sơn (H. Đạt)... Cồn chuyển hóa sang vị trí thứ nhất của thành tố riêng xuất hiện rất nhiều. Khi cồn tham gia vào thành tố riêng thì có khả năng kết hợp với nhiều loại thành tố chung khác nhau, song nhiều nhất là với đồng, nghĩa địa và bái. Qua t liệu và thực tế điền dã chúng tôi thấy, có những phức thể địa danh về các xứ đồng, bái về các nghĩa địa có cồn làm thành tố chung nhng ở những nơi đó không thấy có cồn (theo định nghĩa trên) trong thực tế. Điều đó chứng tỏ rằng qua quá trình lao động khai phá hàng ngàn năm của mình, từ một vùng đất còn có những chỗ hoang vu, rậm rạp, đến nay Hoằng Hóa đã trở thành một vùng đồng bằng trù phú, nơi đâu cũng có công sức bàn tay lao động của con ngời. Chuyển vào vị trí thứ nhất trở đi của thành tố riêng, cồn xuất hiện 197 lần ở địa danh đồng. Ví dụ đồng Cồn Cáo (H. Anh), đồng Cồn Cắt (H. Trinh), đồng Cồn Chè (H. Phợng), đồng Cồn Chùa (H. Tiến), 37 lần ở địa danh bái. VD: bái Cồn Bút (H. Phong), bái Cồn Cao (H. Đồng), bái Cồn Mả Phát (H. Phúc), bái Cồn Quang (H. Vinh), 51 lần xuất hiện ở địa danh nghĩa địa. VD nghĩa địa Cồn Sắn (H. Phụ), nghĩa địa Cồn Ngói (H. Trung)... Không phải ngẫu nhiên mà tiếng địa phơng Hoằng Hóa gọi nghĩa địa là “cồn”...
Đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cầy cấy, trồng trọt [72].
Trên t liệu mà chúng tôi thu thập đợc, đây là loại địa danh phong phú, đa dạng và có số lợng nhiều nhất. Có tới 2337 lợt đồng làm thành tố chung. Ví dụ: đồng Chéo Phèn (H. Phụ), đồng Chủng Trong (H. Đạo), đồng Cò (H. Anh), đồng Cống Tre (H. Châu), đồng Cổ Cuồng (H. Hà), đồng Hà Lộ Tùng (H. Trờng)... Sự phong phú này đợc phản ánh đều khắp trên các xã trong huyện. Phải chăng đây là nét khu biệt, là đặc trng nổi bật nhất của c dân nông nghiệp lúa nớc? Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc, xin đề cập đến đôi điều sơ lợc về khả năng kết hợp của danh từ chung “đồng” với các từ, tổ hợp từ khác nhau: Kết hợp với tên riêng chỉ cây cối: đồng cây Dừa (H. Yến), đồng Cây Cau (H. Trờng), đồng Cây Thị (H. Đại), đồng Cây Khế (H. Hải)... Kết hợp với tên riêng tạo thành xứ đồng mang tên ngời: đồng Bà Bao (H. Đạo), đồng Bà Biên (H. Đồng), đồng Ông Đông (H. Tiến), đồng Ông én (H. Ngọc), đồng Ông Hàn (H. Yến), đồng Ông Hiếu (H. Đồng)...; “đồng” kết hợp với cồn: đồng Cồn Ao (H. Lơng), đồng Cồn Bán (H. Phợng), đồng Cồn Bao (H. Sơn), đồng Cồn Bón (H. Phợng), đồng Cồn Bông (H. Đạt)... Đáng chú ý, ở Hoằng Hóa “đồng” còn kết hợp với các công trình kiến trúc văn hóa tín ngỡng tôn giáo: đồng Nghè (H. Tân), đồng Sau Chùa (H. Lộc), đồng Sau Nghè (H. Hà), đồng Văn Chỉ (H. Đức)... Mặc dù phần lớn các công trình đó hiện không còn nữa nhng những tên gọi cũ vẫn còn lu lại nh chứng tích về sự phong phú về đời sống tinh thần, tôn giáo, văn hóa xa của c dân Hoằng Hóa. Rải rác ở một số xã trên địa bàn huyện, nhất là những xã dọc Quốc lộ 1A, những xã có địa bàn chiến lợc trọng yếu về quân sự vẫn còn tên các xứ đồng phản ánh một thời chiến tranh chống Mỹ: đồng Trận Địa, đồng ụ Pháo, đồng Chỉ Huy, đồng Hố Bom... Những tên gọi xa nh chứng tích về một thời khói lửa gian lao mà anh dũng của dân tộc.
Bái: Là một loại đồng nhng là đồng cao chỉ trồng đợc một vụ lúa và một vụ
màu hoặc chuyên trồng màu (khác so với đồng là đất hai lúa).
bái Vòi Rồng, bái Đông Chủ, bái Dạ Cá, bái Trên, bái Dới, bái Gấp (Hoằng Phợng); bái Vờn Bão, bái Cửa Nghè, bái Hòn Đôi, bái Mả Cự (Hoằng Đồng) ; bái Ngõ Rọc, bái mả ếch, bái đề Si (Hoằng Vinh)...
Hón: Cũng là một loại đồng nhng là xứ đồng ở xa nơi dân c và gần đê hoặc
kênh, mơng. Trồng đợc lúa hoặc kết hợp lúa, màu.
hón Bù (H. Phụ), hón Cao (H. Phụ), hón Cỡng (H. Phụ), hón Đôi (H. Đông), hón Đòng (H. Đông), hón Dừa (H. Thắng), hón Nạy (H. Thắng), hón Giữa (H.Ngọc), hón Dới (H.Ngọc)...
Rọc: Thấp hơn bái, đồng và thờng chạy dọc theo các làng, là đất chân mạ,
đợc sử dụng để trồng rau hoặc kết hợp nuôi trồng cá - lúa:
rọc Sộp (H. Đạo), rọc Vội (H. Đạo), rọc Tay (H. Phụ), rọc Thợng (H. Khê), rọc Trên (H. Tân), rọc Trúc (H. Hải), rọc Viện (H. Tiến), rọc Vồ (H. Tiến), rọc Vồ (H. Tiến), rọc Xanh (H. Thái), rọc Xoài (H. Trờng)...
Ao: Chỗ đào sâu xuống đất để giữ nớc nuôi cá, thả bèo, trồng rau [72].
Hoằng Hóa vốn là huyện thuần nông nên có rất nhiều ao. Tuy nhiên ao ở đây không phải là ao của từng hộ cá nhân mà ao gắn liền với những địa danh cụ thể. Ao ở Hoằng Hóa hay ghi lại những dấu ấn về lịch sử. VD: ao Phe (H. Đức, H. Thành, H. Vinh, T. Xuyên), ao Ông Kinh (H. Đông), ao Làng (H. Đông), ao Lệ (H. Hải), ao Chiếc Bảo (H. Hải), ao Văn Nghệ (H. Thịnh), ao Chùa (H. Trạch), ao Đoàn (H. Châu), ao Nhà Sâm (H. Ngọc), ao Làng Chuế (H. Yến), ao 3 - 2 (H. Yến)...
ao Phe (H. Đức, H. Thành, H. Vinh, T. Xuyên): ao dùng lợi nhuận phục vụ cho hoạt động của một Phe, Giáp nào đó trong làng.
ao Đoàn (H. Châu): ao giao cho đoàn thanh niên xã quản lý, dùng lợi tức làm ngân sách hoạt động Đoàn.
ao Văn Nghệ (H. Thịnh): ao dùng lợi tức thu hoạch đợc phục vụ hoạt động văn nghệ của xã.
ao 3 - 2 (H. Yến): ao cộng sản, lợi ích chia đều cho cả làng.
Khe: Đã đợc Việt hóa, gốc Hán vốn là Khê, là đờng nớc chảy hẹp giữa hai
vách núi hoặc sờn dốc, có thể khô cạn theo mùa [72].
khe Đẽ (H. Trờng), khe Hàng Diều (H. Trờng), khe Cối (H. Trờng), khe Thờ (H. Yến), khe Thờ (H. Trung), khe Ao Trời (H. Trung), khe Eo Dế (H. Trung)...
Trong nhóm này, ngoài những danh từ chung chỉ các khu vực c trú thờng gặp nh làng, xã, xóm, thôn, thị trấn, tiểu khu, ở Hoằng Hóa còn có các danh từ chung mang sắc thái địa lý hoặc lịch sử riêng: Kẻ (từ cổ) đồng nghĩa với làng, vùng... chỉ xuất hiện ở Miền Bắc.
Làng: Khối dân c nông thôn làm thành mội đơn vị có đời sống riêng về
nhiều mặt, đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến [72]. Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, làng là môi trờng bao quát gần nh toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc, là đơn vị cơ bản hình thành nguồn gốc quốc gia; nơi các thành tố, các giá trị văn hóa truyền thống đợc sinh thành và lu giữ từ thế hệ này đến thế hệ khác. Làng có vai trò gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, đồng thời giữ vị trí quyết định trong quá trình dựng nớc và giữ nớc của dân tộc: “còn làng thì còn nớc”. Nớc chính là làng nâng cao và làng là hình ảnh của nớc thu hẹp. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu nói “Hơng thôn tiểu triều đình” (mỗi làng xã nh một triều đình nhỏ).
Trớc đây ở Hoằng Hóa (cũng nh ở Thanh Hóa nói chung), các làng đợc đặt tên chủ yếu theo những cách sau đây:
Tên làng từ tên Nôm mà ra tên Hán: làng Khe (làng Khê Lan, H. Yến), làng Sen - (làng Thụy Liên, H. Phong);
Tên làng do đặc điểm địa lý mà đặt: làng Đông Thôn (H. Đông), làng Đoài Thôn (H. Khê), làng Tiền Thôn (H. Phụ), làng Thợng Thôn (H. Lý), làng Phú Th- ợng, Phú Trung (H. Phú);
Tên làng lấy từ tên đình, chùa, quán, chợ nổi tiếng mà đặt: làng Chùa Gia (làng Vĩnh Gia, H. Phợng), làng Chợ Huyện (làng Quan Nội, H. Anh); làng Nghè (làng Hoằng Trì, H. Thắng);
Tên làng lấy từ những sự kiện lịch sử mà đặt: làng Quỳ Chữ (H. Quỳ), làng Vĩnh Trị (H. Quang), làng Ông Hòa (H. Thành);
Tên làng do ớc muốn tốt đẹp của cả làng mà đặt: làng Khang Ninh (H. Đức), làng An Lạc (H. Hải);
Tên làng lấy từ tên núi sông cây cỏ, hiện tợng tự nhiên mà đặt: làng Cồn Đình (H. Trờng), làng Lộc Bồi (H. Hợp), làng Đồi (làng Yên Tập, H. Ngọc), làng Bãi (làng Mỹ Thôn, H. Lý);
Tên làng lấy từ tên đặc sản của làng mà đặt: làng Dừa (làng D Khánh, H. Đạo), làng Bởi (H. Đức);
Tên làng lấy từ tên nghề nghiệp đặc biệt của làng mà đặt: làng Cửi (làng Trung Hòa, H. Trinh), làng Mã (làng Tuần Lơng, H. Lơng), làng Đò (làng Hồng Đô, H. Ngọc; làng Tế Độ, H. Phúc)...
Làng ngày xa gọi là Kẻ, ở Hoằng Hóa hiện nay vẫn còn lu truyền cách gọi này. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê đợc số 35 địa danh đợc gọi là “kẻ” ở Hoằng Hóa: Kẻ Sài (Đông Thôn, Đoài Thôn), Kẻ Thẩy (Bái Xuyên), Kẻ Mau (Phú Mao và Cát Mao), Kẻ Tào (Tào Xuyên), Kẻ Đầng (Phú Khê), Kẻ Già (Nghĩa Trang), Kẻ Đẽn (Trinh Nga), Kẻ Nhợm (Thanh Nga), Kẻ Mi (Mi Du), Kẻ Bng (Xuân Sơn), Kẻ Lũ (Cẩm Lũ), Kẻ Cổ (Cố Bản), Kẻ Rào (Lơng Quán), Kẻ Giàng (Trinh Sơn), Kẻ Vụt, Kẻ Quăng (Hoằng Lộc), Kẻ Đằng (Đằng Xá, Đằng Trung, Đằng Cao), Kẻ Vàng (Nhuệ Hoàng nay là Đại Điền), Kẻ Cuội (Nhân Vực), Kẻ Bái (Đức Giáo), Kẻ Chòm (Cát Trung), Kẻ Thử (Nội Tý), Kẻ Hành (Đoan Vĩ, Thái Hòa), Kẻ Hón (Trung Hán), Kẻ Trể (Đạt Tài), Kẻ Mỹ (Mỹ Đà), Kẻ Lam (Lam Hà), Kẻ Trọng (Hoằng Quỳ), Kẻ Tổ, Kẻ Trủ, Kẻ Chớp, Kẻ Me, Kẻ Cẩm, Kẻ Đại, Kẻ Triêng... “Kẻ” ngoài nghĩa chỉ một làng cụ thể còn đợc dùng để chỉ một vùng dân c có chung một tập quán, một lề thói sinh hoạt, một nghề lao động sản xuất sinh sống:
VD: - Mía Kẻ Trủ, củ bến Giang.
- Muốn uống nớc giếng Bông, lấy chồng làng Trịnh. Muốn nng nịnh lấy chồng làng Trên.
Muốn đan phên lấy chồng ngõ Giữa. Muốn nằm ngửa lấy chồng ngõ Chùa. Muốn ăn canh cua lấy chồng ngõ Hảo. Muốn ăn tôm nhảo lấy chồng Kẻ Đại. Chớ có dại lấy chồng Đông Khê.
Tên gọi của “kẻ” đa số là từ Việt cổ, việc Hán hóa các tên “kẻ” này xảy ra mãi về sau này theo bốn trờng hợp sau (theo khảo sát ở Hoằng Hóa):
Trờng hợp 1: Theo tên Việt cổ mà phiên thành tên chữ Hán gần âm (có thêm yếu tố thứ hai):
VD: Kẻ Cổ - Cố Bản Kẻ Hón - Trung Hán
Kẻ Mau - Phú Mao và Cát Mao
Trờng hợp 2: Theo tên Việt cổ mà phiên thành tên chữ Hán cùng nghĩa (có thêm yếu thứ hai):
Kẻ Thử - Nội Tý Kẻ Vàng - Nhuệ Hoàng Trờng hợp 3: Đổi hẳn tên khác: Kẻ Nhợm - Thanh Nga Kẻ Cuội - Nhân Vực Kẻ Bái - Đức Giáo
Trờng hợp 4: Giữ nguyên tên và thêm một yếu tố Hán vào tên gọi. Kẻ Mi - Mi Du
Kẻ Lủ - Cẩm Lủ Kẻ Đằng - Đằng Xá