Ngoài những nguyên nhân phi ngôn ngữ kể trên, địa danh Hoằng Hóa còn bị biến đổi bởi nguyên nhân ngôn ngữ:
Bút Son - Tổng Bút Sơn; làng Đồng Lòng (H. Tân) - Đồng Lộng. Làng Luyện Tay (H. Đạo) - Luyện Tây.
Làng Mợn (H. Ngọc) - Làng Mờn...
Về tên gọi làng Mờn, theo các cụ ngày xa kể lại, vào một năm đã lâu lắm rồi, ở làng Xuân Vi (xã H. Thanh) vào một đêm nọ bỗng nhiên có một tiếng nổ kinh thiên động địa. Tiếng nổ vừa dứt, tự dng đất nứt to ra. Nớc sông Mã ào ào đổ về phía Lạch Trào bây giờ. Trong biến cố lũ lụt đột ngột ấy, dân làng Xuân Vi bị chết rất nhiều ngời, nhà cửa, tài sản đều bị nớc cuốn trôi. Sử địa phơng gọi là nạn động đất và thủy trào. Trớc tình trạng ấy, một số dân trong làng đã chuyển lên vùng đất phía trong (thuộc địa phận xã H. Ngọc ngày nay) sinh sống. Mợn đất tạo dựng cơ nghiệp nên gọi là làng Mợn, sau gọi chệch thành làng Mờn (làng Thu Văn ngày nay).
Tiểu kết.
Những vấn đề trình bày trên đây về ý nghĩa và sự biến đổi địa danh Hoằng Hóa cho chúng ta những nhận xét sau:
- Địa danh Hoằng Hóa là hệ thống các từ ngữ, danh từ phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của một địa phơng, từ cảnh quan địa lý đến văn hóa, xã hội, kinh tế, tâm lý con ngời... và phần lớn rõ ràng về ý nghĩa. Ngoại trừ một số trờng hợp mang tính võ đoán, đa số các địa danh Hoằng Hóa đều tuân thủ nguyên tắc “địa nào thì danh nấy”.
- V.I.Lê Nin trong “Bút ký triết học” đã khẳng định: “Cảm tính thì cho ta sự vật, còn lý thuyết thì đem lại tên gọi cho nó... Tên gọi là gì? đó là ký hiệu khu
biệt, là một đặc tính nào đó đập vào mắt ta, mà ta coi đó là đại diện của sự vật trong tổng thể của nó”. Nếu nh trong từ chung ta lấy “hình thái bên trong của từ” để phản ánh đặc tính, tên gọi của toàn bộ sự vật, thì trong địa danh có sự khác biệt của ý nghĩa phản ánh đặc tính phần nào, mang tính có lý do. Thật vậy, qua xem xét nhận thấy đa phần từ ngữ có trong địa danh mang nguyên ý nghĩa từ vựng của vốn từ chung nhng đã chuyển hóa luôn cả chức năng và từ loại. Nh vậy rõ ràng “hình thái bên trong của từ” nhìn dới góc độ địa danh học có phần khác với từ chung. Trong địa danh mang cả hai tính chất loại biệt và khái quát của từ vựng Tiếng Việt thể hiện qua việc nhận thức, đánh giá thuộc tính của đối tợng địa lý và cả những yếu tố thuộc về tâm lý, ớc mơ, khát vọng khác không thuộc về đối tợng khi đặt tên. Chính vì vậy cứ liệu địa danh Hoằng Hóa góp phần làm sáng rõ hơn một vài điều về tính loại biệt và tính khái quát của từ Tiếng Việt.
- Sự biến đổi địa danh là một hiện tợng khách quan. Thời gian trôi đi, các lớp địa danh sẽ chồng xếp lên nhau nh các lớp trầm tích. Điều đó cũng phù hợp với quy luật phát triển của cuộc sống cũng nh sự vận động của lịch sử. Tất cả sẽ trôi đi nh một dòng chảy, cái cũ mất đi sẽ nhờng chỗ cho cái mới xuất hiện, sự vật luôn biến chuyển thay đổi không ngừng. Vì vậy, xác định, đối chiếu các địa danh cũ - mới và chỉ ra mối liên hệ giữa chúng sẽ giúp giải mã nhiều vấn đề quan trọng về đời sống xã hội nói chung và cho chính bản thân ngôn ngữ học nói riêng.
- Sự biến đổi địa danh theo hớng Hán Việt cùng với sự tồn tại của một số tên Nôm cho thấy quá trình vay mợn yếu tố và từ Hán Việt, đồng thời là cơ sở cho nghiên cứu lịch sử Tiếng Việt.
- Địa danh hình thành, tồn tại, biến đổi không chỉ do tác động đơn nhất của cơ chế ngôn ngữ mà nó còn chịu sự tác động của các cơ chế ngoài ngôn ngữ nh lịch sử, văn hóa, tín ngỡng, tập quán... Tùy theo mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau, do chế độ chính trị, do tâm lý xã hội, do sự thay đổi của tự nhiên, do nguyên nhân ngôn ngữ, địa danh Hoằng Hóa đã có sự biến đổi hoặc ít hoặc nhiều. Tuy nhiên nếu địa danh văn hóa từ xa đến nay hầu nh vẫn đợc giữ nguyên, địa danh tự nhiên rất ít thay đổi hoặc chỉ thay đổi khi điều kiện địa lý có sự biến đổi
thì tùy thuộc vào quan điểm riêng của các thể chế chính trị, tâm lý thời đại, địa danh hành chính có sự thay đổi nhiều.
- Mặc dù nằm ở khu vực Miền Trung song địa danh huyện Hoằng Hóa ít đậm đặc tính chất địa phơng Trung Bộ nh vùng đất Nghệ Tĩnh, điều này cũng dễ hiểu vì Hoằng Hóa là cửa ngõ của khu vực bắc Miền Trung, chỉ cần vợt khỏi dãy núi Tam Điệp là có thể tiếp xúc với vùng văn minh sông Hồng phồn thịnh, lại là vùng đất dân c năng động và có truyền thống giao lu văn hóa mạnh mẽ từ lâu đời nên chịu ảnh hởng, tác động nhiều của văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Một thời, tên chữ của các thôn, làng, xóm cũ đều đợc thay đổi bằng địa danh mang số (xóm 1, xóm 2, xóm 3, đội 4, đội 5, đội 6...). Cách gọi này có u điểm giản tiện song đã làm mất đi những ý nghĩa mà tổ tiên cha ông đã gửi gắm vào những tên làng, tên xã. Có lẽ cha quen với ngời Việt chúng ta nên chúng tôi và rất nhiều ngời nữa cảm thấy hụt hẫng, nhớ tiếc. Tuy nhiên thời gian gần đây cách gọi các thôn làng xa đã dần dần đợc khôi phục, trả lại vẻ đẹp của những tên làng xóm cũ xa.
KếT LUậN
Địa danh và địa danh học là một ngành học đã có một lịch sử nghiên cứu khá lâu dài ở cả trong nớc và ngoài nớc. Luận văn của chúng tôi đợc hoàn thành sau khi đã có một số luận án Tiến sỹ và luận văn Cao học nghiên cứu về địa danh ở các nơi khác đợc thực hiện và bảo vệ thành công, nên có thuận lợi là đợc kế thừa những thành quả của các tác giả đi trớc. Tuy nhiên khó khăn của chúng tôi là phải khảo sát địa danh ở một địa bàn rộng lớn, có bề dày truyền thống văn hóa, có lịch sử lâu đời. Con số 5228 địa danh đợc khảo sát, thống kê tập hợp đã chứng minh cho những cố gắng to lớn mà chúng tôi đã hết sức nỗ lực phấn đấu để đạt đợc.
Xuất phát từ các vấn đề lý thuyết địa danh và địa danh Hoằng Hóa, luận văn sau khi khảo sát đã tập hợp, miêu tả một cách có hệ thống về cơ bản toàn bộ hệ thống địa danh thuộc địa bàn nghiên cứu, qua đó đã chỉ ra những phơng thức định danh chủ yếu cho các đối tợng địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn khu vực này. Nhiều địa danh trên địa bàn huyện không phải chỉ hiện lên bằng một tên gọi của thời hiện tại mà còn bởi nhiều danh xng khác trong suốt chiều dài lịch sử, trong tâm thức ngời sử dụng và trong hoàn cảnh giao tiếp. Từ các tên gọi khác nhau đó, thấy rằng bất cứ một vùng quê nào trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này cũng đều trải qua nhiều biến cố, nhiều danh xng. Qua địa danh Hoằng Hóa, chúng ta có thể hình dung đợc phần nào cuộc sống, phong tục, tập quán, tín ngỡng... của nhân dân trong huyện. Trải qua bao biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, Hoằng Hóa vẫn lu giữ trong mình nhiều giá trị bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp, góp phần xứng đáng vào bức tranh văn hóa đặc sắc của Xứ Thanh.
Địa danh Hoằng Hóa ngoài những nét chung giống với địa danh của cả nớc nh: Phản ánh đặc điểm, tính chất của đất nớc và con ngời Việt Nam qua từng thời đại, có sự phát triển từ cụ thể đến trừu tợng theo quá trình t duy của con ngời và từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội, chịu sự tác động của quy luật ngôn ngữ và có khả năng tác động trở lại đến quá trình phát triển của ngôn ngữ... còn có những nét riêng phản ánh những đặc điểm cụ thể về các mặt địa lý, lịch sử, văn hóa... của một vùng quê. Nghiên cứu về địa danh Hoằng Hóa, nhận thấy: