Gồm ba di chỉ gần nhau: Bãi Chùa (mộ táng), Bãi Chùa (di chỉ c trú) và Đồng Cáo. Khu di chỉ này đợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1962. Tháng 3 năm 1978 đợc tổ chức khai quật với quy mô lớn. Đây là khu di chỉ c trú và mộ táng (Bãi Chùa vừa là nơi c trú, vừa là mộ táng bằng đất nằm giáp nhau, Đồng Cáo là khu mộ táng quan tài bằng gốm - mộ vò).
Khu di chỉ Quỳ Chử theo hiểu biết hiện nay là nơi xa nhất của huyện Hoằng Hóa có ngời Việt cổ đến sinh cơ lập nghiệp (từ Thiên niên kỷ II Trớc Công nguyên, tức cách ngày nay khoảng gần 4000 năm). Không những thế, các di chỉ khảo cổ cho thấy các c dân Việt cổ đã sinh sống và phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn lịch sử; từ hậu kỳ thời đại đồng thau qua thời kỳ đồ sắt, đến Bắc thuộc, phong kiến và tồn tại cho đến tận ngày nay. Điều đó biểu hiện ở các tầng văn hóa rất dày (từ 1m- 1,6m), phát triển liên tiếp, không có sự cắt đoạn nh nhiều nơi khác. Di chỉ Quỳ Chử rất gần với di chỉ Gò Trũng thuộc xã Phú Lộc (Hậu Lộc) thuộc nền văn hóa Đa Bút cách đây khoảng 7000 năm và Di chỉ văn hóa Đa Lộc cách đây trên 4000 năm; Cách không xa Di chỉ khảo cổ học Núi Đọ nổi tiếng ở Thiệu Hóa, đồng thời cũng liền kề với cái nôi văn hóa Đông Sơn. C dân văn hóa Quỳ Chử ngoài làm nông nghiệp đã biết nghề luyện kim và chế tạo kim loại. Di chỉ khảo cổ cọc Quỳ Chử đã đợc xếp loại Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh năm 1994.