Núi Băng Sơn:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát địa danh hoằng hóa (tỉnh thanh hóa) (Trang 106 - 108)

Còn có tên là núi Mộc Sơn, nhân dân địa phơng gọi là núi Bng. Núi nằm trên địa phận làng Xuân Sơn tổng Dơng Sơn. Hai ngọn núi nằm vọt lên ở giữa đồng bằng. Trong hai ngọn núi ấy, một ngọn hai đầu nhô cao mà quãng giữa lõm xuống bằng phẳng nên lại có tên gọi là núi Yên Ngựa. ở chân núi có đền thờ Lê Phụng Hiểu - một võ tớng đời Lý có công phò Lý Thái Tông dẹp loạn tam vơng, thờng gọi là đền Bng. Tơng truyền, năm 1044, sau khi theo vua đi đánh Chiêm Thành, lập đợc nhiều công lớn, thắng trận trở về, Lý Thái Tông mở hội định công, Lê Phụng Hiểu đã xin vua cho đợc đứng trên núi Băng Sơn quê nhà ném đao lớn đi xa, đao rơi xuống chỗ nào thì xin làm sản nghiệp. Nhà vua đồng ý, ông lên núi đứng ném đao, xa hơn mời dặm (khoảng... 5km) và rơi xuống hơng Đa Mi, đợc vua ban cho số ruộng đó và miễn thuế hoàn toàn. Nhân dân gọi số ruộng này là “Thác đao điền” (ruộng ném đao).

9. Sông Mã:

Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua địa phận nớc Lào, vào Tây bắc Việt Nam rồi chảy tới Thanh Hóa với tổng chiều dài 512 km. Có lẽ khi đến Xứ Thanh, con sông đã hội tụ đợc khí thiêng của đất trời non nớc nên đã tạo nên một vùng đất “địa linh nhân liệt”, hiếu học toàn tài, nơi phát tích của “tam vơng, nhị chúa” cùng hàng ngàn nhân tài kiệt xuất từ xa xa cũng nh hiện nay.

Sông Mã chảy tới Thanh Hóa có nhiều chi lu nhập vào, trở nên rộng lớn, n- ớc chảy mạnh. Theo giải thích của dân gian, sở dĩ gọi là sông Mã vì dòng sông chảy xiết, chảy hỗn nh con ngựa bất kham, nhất là vào mùa ma. Tuy nhiên trong thực tế, Mã chính là âm chữ Hán để ghi tên thật sông Mạ - một từ Việt cổ có nghĩa là Mẹ. Sông Mã chảy qua Hoằng Hóa bắt đầu từ xã Hoằng Khánh qua các núi Trinh Sơn (núi Triêng), Long Hạm (Hàm Rồng), Hỏa Châu (núi Ngọc) chảy

đến đồn thủy quân của tỉnh Thanh Hóa, qua các xã Hoằng Xuân, Hoằng Phợng, Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Lý, Tào Xuyên, Hoằng Long, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Hoằng Trạch, Hoằng Tân, Hoằng Châu (tổng cộng 13 xã, thị trấn) rồi đổ ra cửa Hội Triều mà tên địa phơng gọi là cửa Trào hay Lạch Trào, hay còn gọi là Cửa Hới. Sông Mã bao quanh toàn bộ từ Tây Bắc qua phía Tây xuống phía Nam của huyện, làm gianh giới tự nhiên với các huyện Thiệu Hóa (phía Tây), Thành phố Thanh Hóa (phía Tây nam), huyện Quảng Xơng và Thị xã Sầm Sơn (phía nam) với chiều dài khoảng 34 km.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát địa danh hoằng hóa (tỉnh thanh hóa) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w