Tác động của kinh tế đối với Đời sống xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện diễn châu (nghệ an) từ năm 1975 đến năm 2005 (Trang 112 - 125)

Trong 10 năm (1996 - 2005) xây dựng và phát triển kinh tế theo hớng CNH, HĐH, bộ mặt nông thôn Diễn Châu đã có những thay đổi đáng kể, từ đời sống vật chất và tinh thần đến cơ sở vật chất - kỹ thuật, việc làm cho ngời lao động đều có những bớc chuyển biến đáng kể.

Đợc sự lãnh đạo và chỉ đạo của BCH Đảng bộ, thực hiện NQ 03 về phát triển văn hoá - thông tin - thể thao và dới tác động của tình hình kinh tế, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của Diễn Châu từ 1996 đến 2005 ngày càng đạt kết quả tốt, phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, thực sự lôi cuốn đông đảo các tầng lớp tham gia, nhất là thanh thiếu niên, nhi đồng. Phòng Văn hoá thông tin huyện phối hợp tổ chức nhiều đợt hội diễn văn nghệ sôi nổi, có chất lợng nhân các ngày lễ lớn hay lễ hội nh: chào mừng Đại hội Đảng các cấp, kỷ niệm thành lập ĐCSVN, Xô viết Nghệ Tĩnh, thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày Thơng binh liệt sĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Toàn quốc kháng chiến …

Cùng với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, năm 1996, phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới đợc phát động rộng rãi trên địa bàn 39 xã, thị trấn với 19.150 hộ gia đình đăng ký, chiếm 1/3 số hộ gia đình toàn huyện (năm 1996 cả huyện có 57.658 hộ gia đình). Hàng năm, lễ hội Đền Cuông tiếp tục đợc tổ chức với tinh thần: lễ trang trọng, hội vui chơi, giữ vững bản sắc truyền thống dân tộc, đảm bảo an toàn chung. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, lễ hội Đền Cuông đợc tổ chức với quy mô hoành tráng, nghiêm túc, thể hiện truyền thống văn hoá của nhân dân Diễn Châu.

Cuối năm 2000, toàn huyện có 20 làng đợc tỉnh Nghệ An công nhận là “đơn vị văn hoá”; 50 % số hộ gia đình trên địa bàn đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; có 30% số xã xây dựng và thực hiện quy ớc thôn xóm. Đến cuối năm 2005, toàn huyện có 116 làng văn hoá, 19 cơ quan và 84 trờng học đạt đơn vị văn hoá (vợt chỉ tiêu), tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 80%, gia đình thể thao đạt 12,5%. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đợc nâng cấp, 39/39 xã, thị trấn có mạng lới truyền thanh hoàn chỉnh.

Huyện cũng chủ trơng huy động và sử dụng vốn do nhân dân đóng góp là chủ yếu để xây dựng và nâng cấp các nhà văn hoá. Kết quả, cuối 2005 có 412/446 xóm có nhà văn hoá. 100% xóm có quy ớc, hơng ớc và tổ chức thực hiện những quy định đó có hiệu quả.

Thực hiện xã hội giáo dục, nâng cao chất lợng toàn diện. Năm 1996, 81 trờng học đợc xây dựng trên địa bàn 39 xã, thị trấn, trong đó có 41 trờng cấp 1, 37 trờng trung học cơ sở, 3 trờng trung học phổ thông cùng với 2 Trung tâm giáo dục thờng xuyên và Trung tâm hớng nghiệp dạy nghề, 40 trờng mẫu giáo. Diễn Châu đợc xếp vào một trong số các huyện có cơ sở trờng lớp dạy học tốt nhất trong tỉnh Nghệ An vào thời điểm năm 1996.

Năm học 1997 - 1998, cả huyện có 75.015 em, tăng 8,4% so với năm học 1996 - 1997, số học sinh giỏi tỉnh có 48 em ở cấp tiểu học, 23 em ở cấp trung học cơ sở và có 2 em đạt học sinh giỏi quốc gia. Đến năm 1997, toàn huyện chỉ còn 1 xã cha đạt phổ cập giáo dục Cuối năm 1998, cả 39 xã, thị trấn phổ cập… tiểu học, 5/39 xã phổ cập trung học cơ sở. Sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng nhanh cả về quy mô, cấp học, ngành học, tỷ lệ học sinh đến trờng chiếm 28% dân số (2000).

Từ 2001 - 2005, hàng năm có gần 1.000 học sinh thi đậu vào các trờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, sơ cấp Hoàn thành phổ cập… giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2003.

Đến 2005, xây dựng đợc 32 trờng chuẩn quốc gia ở 3 bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; xây dựng 5 trờng chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

Công tác y tế có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lợng khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 1996, Diễn Châu có 1 bệnh viện huyện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 39 trạm xá với tổng số giờng bệnh lên tới con số 294. Toàn huyện có 322 thầy thuốc, y bác sĩ, hộ lí phục vụ tại bệnh viện, bệnh xá. Tổ chức khám và chữa bệnh cho 101.522 lợt ngời, điều trị nội trú cho 12.673 ngời. Từ nhiều nguồn thu, huyện đã mạnh dạn đầu t gần 2 tỷ đồng để xây dựng 2 nhà cao tầng tại bệnh viện huyện nhằm không ngừng nâng cao cơ sở vật chất khám chữa bệnh cho nhân dân.

Năm 1998, 3 nhà cao tầng đợc xây dựng tại Trung tâm y tế huyện, các trang thiết bị khám chữa bệnh tơng đối hiện đại. Diễn Châu là một trong những huyện đợc Bộ Y tế công nhận đã loại bỏ bệnh phong ra khỏi cộng đồng (1998).

Năm 2000, 81% số xóm trên địa bàn 39 xã, thị trấn có y tá, 50% trạm y tế xã và phòng khám đa khoa có bác sĩ Từ năm 2003 có 30 bác sĩ công tác tại… trạm y tế xã, thị trấn, đạt 77%; 100% số xóm có cán bộ y tế. Đến năm 2005, có 16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Thu nhập bình quân đầu ngời đã tăng lên. Nếu nh năm 2000, giá trị sản xuất bình quân đạt mức 2,71 triệu đồng thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên gấp 2,14 lần, tức là 5,8 triệu đồng. Tổng sản lợng lơng thực bình quân đầu ngời năm 2000 đạt 373 kg/ngời, đến năm 2005 đã nâng lên mức trên 500 kg/ng- ời. Mức tăng bình quân lơng thực này đảm bảo cho phục vụ đời sống cho toàn bộ nhân dân Diễn Châu và có tích lũy.

Đời sống vật chất ngày càng đợc cải thiện và nâng lên rõ rệt, nhận thức của ngời dân cũng vì thế mà hiểu biết hơn về hệ quả của sự gia tăng dân số. Vì vậy, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đợc mọi ngời quan tâm và kết quả là đã hạ tỷ lệ dân số từ 1,07% năm 2000 xuống còn 0,93% năm 2005. Tỷ lệ sinh

con thứ 3 còn 22,6%. Hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dỡng xuống dới 20% (2005). Tỷ lệ phát triển dân số ở mức 0,9%.

Cuộc chiến chống đói nghèo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Diễn Châu diễn ra bền bỉ trong nhiều năm. Đến cuối năm 1998, tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện giảm xuống 19%, trong đó có 6 xã không còn hộ đói nghèo là: Diễn Thọ, Diễn Hạnh, Diễn Đồng, Diễn Nguyên, Diễn Kỉ và Diễn Xuân. Cuối năm 1999, trên địa bàn huyện chỉ còn 16,7% hộ đói nghèo, 1 năm sau (năm 2000) giảm xuống còn 13,2%. Riêng tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,7% (2000) xuống còn 5,56% (2005).

Trật tự an ninh xã hội đợc đảm bảo, các tệ nạn xã hội từng bớc đợc đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các điểm nóng, các tụ điểm phức tạp trên địa bàn. Thực hiện tốt Chỉ thị 07 của BTV Tỉnh uỷ, NQ số 01 của BTV Huyện uỷ về phòng chống tệ nạn xã hội và tệ nạn ma tuý. Xây dựng lực lợng công an từ huyện đến xã, nâng cao năng lực và phẩm chất, chất lợng hoạt động của các tổ dân c tự quản, làm tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trờng thuận lợi để phát triển KT - XH.

Đi đôi với phát huy bản sắc văn hoá, xây dựng đời sống mới, chính sách hậu phơng quân đội là một trong những tiêu chí để đánh giá tính bền vững trên bớc đờng phát triển KT - XH của Diễn Châu trong thời kì CNH, HĐH. Thực hiện đạo lí uống nớc nhớ nguồn, năm 1996, 7.500 ngời đợc hởng chế độ huân chơng theo Nghị định 28 của Chính phủ, thêm 410 ngời đợc hởng chế độ thơng binh, 14 ngời đợc hởng chế độ bệnh binh, 8 ngôi nhà tình nghĩa với số vốn đầu t 80 triệu đồng đợc xây dựng, 10 nghĩa trang liệt sĩ đợc sửa chữa, đài tởng niệm liệt sĩ cũng đợc xây dựng. Với số vốn trên 500 triệu đồng, hoàn thành hồ sơ đề nghị Nhà nớc phong tặng đợt 3 cho 19 bà mẹ Việt Nam anh hùng …

Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với các cấp chính quyền, các đoàn thể đảm bảo tốt các chính sách ngời có công với cách mạng, gia đình thơng binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và các chính sách xã hội khác. Diễn Châu xoá

xong nhà tranh tre dột nát cho các gia đình chính sách năm 2003 và các hộ gia đình tình thơng vào năm 2004.

Việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội. Tuy nhiên, từ sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng miền, những thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên và nói chung là tiềm năng sẵn có đã giải quyết một lực lợng lớn lao động d thừa của huyện. Tính trung bình từ 2001 đến 2005, hàng năm giải quyết việc làm cho từ 3.500 đến 4.000 lao động. Đa lao động đi làm việc ở nớc ngoài từ 700 đến 800 ngời/năm. Tiếp nhận 91 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, THCN về công tác ở các xã. Thành lập Trung tâm giao dịch một cửa, tạo thuận lợi cho nhân dân trong giao dịch và công tác.

Những kết quả về kinh tế trong 10 năm thực hiện CNH, HĐH có ý nghĩa rất lớn trong việc huy động vốn, sức lực và trí tuệ của mọi ngời trong đầu t xây dựng các công trình các công trình phúc lợi xã hội, nông nghiệp, nông thôn, điện, đờng, trờng, trạm. Đã tiến hành khảo sát, lập dự án trình tỉnh, TW và các tổ chức để kêu gọi đầu t, vì vậy tổng giá trị xây dựng cơ bản 5 năm 1996 - 2000 đạt 241,5 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với thời kì 1991 - 1995. Trong đó nhân dân và ngân sách địa phơng đóng góp là 132,8 tỷ, chiếm 55%, Nhà nớc hỗ trợ 108,7 tỷ, chiếm 45% [143; 2].

Tổng số vốn đầu t xây dựng cơ bản từ 2001 đến 2005 là 549,872 tỷ đồng. Năm 2004, có 100% xã, thị trấn tự làm đợc đờng nhựa, chiều dài 152 km. Trong 5 năm, toàn huyện làm đợc 498 km đờng bê tông thôn xóm. Năm 2003, hoàn thành kiên cố hoá kênh mơng vùng lúa với chiều dài 236 km. Hoàn thành xây dựng đê ven biển Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Hùng, đồng muối Diễn Ngọc và Diễn Kim, bến cá Lạch Vạn, đờng Đền Cuông, Cửa Hiền. Làm thêm 30 trạm điện, xây dựng mới và tu sửa 412 nhà văn hoá. Tính đến cuối 2005, có 35/39 xã, thị trấn có trờng học cao tầng…

Nhìn chung, từ 1996 đến 2005, tận dụng những điều kiện vốn có, bám sát đờng lối chủ trơng của Đảng, Tỉnh uỷ Nghệ An, kinh tế Diễn Châu đã có những chuyển biến vợt bậc so với trớc, đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2005. Tận dụng mọi nguồn lực, phát huy nội lực, phát huy lợi thế, tiềm năng, thời kì thực hiện chủ trơng CNH, HĐH nền kinh tế Diễn Châu đã phát triển toàn diện, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch, mất cân đối giữa các ngành …

Tuy vậy, kinh tế Diễn Châu cũng còn những hạn chế nhất định nh: cha phát huy triệt để nội lực, do đó kinh tế phát triển cha tơng xứng với tiềm năng, kinh tế phát triển không đều giữa các vùng, công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch nhiều nơi còn chậm, nhất là ở cơ sở, giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN và phát triển làng nghề còn chậm…

Thành quả Diễn Châu đạt đợc trong thời kì CNH, HĐH khẳng định đờng lối, chủ trơng của Đảng, Nhà nớc, của tỉnh Nghệ An là hoàn toàn đúng đắn; mặt khác khẳng định vai trò quan trọng của sự nghiệp đổi mới kinh tế trên địa bàn huyện, đồng thời cho thấy Diễn Châu là huyện có đầy đủ tiềm năng để phát triển và có thể trở thành địa phơng có nền kinh tế thuộc diện khá của Nghệ An.

Mời năm thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH (1996 - 2005) theo NQ của ĐHĐB Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX là 10 năm đoàn kết, nhất trí, phấn đấu không ngừng trên tất cả các lĩnh vực của hết thảy tầng lớp nhân dân Diễn Châu. Vì vậy, hơn ai hết họ hiểu và trân trọng sức lao động cũng nh sự phát triển tốc độ tăng trởng kinh tế theo thời gian. Trong 10 năm đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân có nhiều đổi thay, nhịp điệu sôi động của cuộc sống mới thể hiện ở khắp làng quê, từ vùng biển đến vùng đồi. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã và đang đến với từng con ngời, từng gia đình, làng xóm trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng và có cả một bề dày lịch sử - văn hoá đáng để tự hào.

Quá khứ hào hùng hoà quyện với hiện thực sinh động của sự nghiệp đổi mới nói chung, đổi mới trong kinh tế nói riêng chính là nền tảng vững chắc để

Diễn Châu tiếp tục tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đờng CNH, HĐH trong thời gian tới, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân Nghệ An.

C. Kết luận

Diễn Châu là một trong những huyện ven biển của tỉnh Nghệ An có truyền thống lịch sử - văn hoá lâu đời. Từ xa, địa vực huyện rất rộng lớn, bao gồm một vùng của Yên Thành, Quỳnh Lu ngày nay, có vai trò quan trọng đối với phía Bắc xứ Nghệ. Tên gọi “Diễn Châu” bắt đầu xuất hiện từ năm 627 dới đời Đờng (Trung Quốc). Từ đó cho đến nay, trải qua bao độ vật đổi sao dời, cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mồ hôi, nớc mắt, trí tuệ, bao bàn tay gân guốc của những ngời lao động cần cù đã tạo dựng nên một Diễn Châu giàu mạnh, vững bớc trên con đờng đổi mới.

Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đa ra các kết luận sau:

1. Sự chuyển biến kinh tế Diễn Châu 1975 - 2005 trải qua 3 giai đoạn: từ 1975 đến 1985, từ 1986 đến 1995, từ 1996 đến 2005. Trong 3 chặng đờng đó, nền kinh tế đạt đợc những thành tựu ngày càng cao, và tất nhiên cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Thành tựu lớn nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ở chỗ từ độc canh cây lúa, chủ yếu là phát triển nông nghiệp, chuyển dần sang tăng tỷ trọng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - du lịch - thơng mại và công nghiệp; phân vùng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phơng trong huyện nhằm khai thác, tận dụng tiềm năng; cùng với tài nguyên biển, việc xác định đẩy mạnh du lịch, dịch vụ là một hớng đi đúng đắn trong mũi nhọn hớng tới nền kinh tế mở; sở hữu bãi tắm Cửa Hiền, Diễn Thành xinh đẹp, bằng phẳng, nớc sạch cùng nhiều di tích, danh thắng ngay trên bờ biển nh: Đền Cuông, lèn Hai Vai, hồ Xuân Dơng, là những tiền đề để Diễn Châu phát… triển du lịch và dịch vụ, trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Những mạch ngầm trỗi dậy thành dòng thác rồi xuôi về biển cả đa những ngời con đất Diễn căng buồm ra khơi mang về những nguồn giá trị to lớn, hớng tới nền kinh tế đang cuộn lên một sức sống mới mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Có đợc sự chuyển biến kinh tế Diễn Châu trong 30 năm (1975 - 2005) là do nhiều nguyên nhân, trong đó quyết định là nhân dân lao động, khí chất con ngời nơi đây. Chính sức lực, trí tuệ của nhân dân đã chinh phục, cải tạo tự nhiên, từng bớc xây dựng nên các vùng miền trù phú, ngành nghề phát triển, ổn định cuộc sống.

Một nguyên nhân quan trọng là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện diễn châu (nghệ an) từ năm 1975 đến năm 2005 (Trang 112 - 125)