Kinh tế Diễn Châu chuyển sang hạch toán kinh doanh (198 6 1990)

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện diễn châu (nghệ an) từ năm 1975 đến năm 2005 (Trang 61 - 68)

2.2.1.1. Nông nghiệp

Thực hiện NQ của Ban Bí th TW Đảng về chính sách khoán 10, huyện Diễn Châu tiếp tục đẩy mạnh cải cách công tác khoán, mở rộng sản phẩm đến nhóm lao động và ngời lao động. Nhờ vậy đã lôi cuốn đợc mọi ngời lao động hăng hái làm tăng năng suất, phát huy tài nguyên đất, sử dụng tốt các cơ sở vật chất - kỹ thuật và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đến thời điểm năm 1986, cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 trớc đây tỏ ra không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nớc ta, sản xuất nông nghiệp có phần chững lại và giảm sút. Có thể thấy điều này qua một vài số liệu ở huyện Diễn Châu: Tổng sản lợng lơng thực quy thóc chỉ đạt 57.993 tấn, năng suất lúa bình quân giảm 1,47% so với năm 1985, nhất là năng suất lúa đông xuân giảm 4,84% nên tổng sản lợng lơng thực giảm so với năm 1985 là 2.759 tấn [25; 2]. Sang năm 1987, do thiên tai cùng với những thiếu sót trong tổ chức quản lí sản xuất nên tổng sản lợng lơng thực lại giảm 3.428 tấn so với năm 1986. Để giải quyết tình trạng trên, Đảng bộ và chính quyền kịp thời rút kinh nghiệm, mở các cuộc hội thảo chuyên đề về nông nghiệp, động viên nhân dân tu sửa lại các công trình thuỷ lợi, củng cố hệ thống đê điều, áp dụng rộng rãi thành tựu khoa học - kỹ thuật, quản lí chặt chẽ việc thực hiện phơng thức khoán mới. Tuy cha hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót nhng đã đa lại những kết quả khả quan. Tổng sản lợng l- ơng thực năm 1988 đạt 62.348 tấn, tăng 8.214 tấn so với năm 1984, đa tỷ lệ màu từ 18% lên 21%, chủ yếu là tăng màu vụ đông. Bình quân đầu ngời đạt 270 kg. Năng suất lúa bình quân đạt 27,67 tạ/ha là năm cao nhất trong vòng 20 năm trở lại (1968 - 1988). 18 trong số 39 xã đạt 5 tấn, xã Diễn Xuân trở thành lá cờ đầu đạt 8,12 tấn/ha. Do thời tiết không thuận lợi nên sản lợng lạc giảm 925 tấn [28; 2].

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, đất đai, khí hậu và kinh nghiệm từ nhiều năm trớc, huyện Diễn Châu đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng. ổn định và thâm canh lúa đông xuân, tăng diện tích lúa hè thu, giảm tối đa diện tích lúa mùa muộn, tăng cây vụ đông, mở rộng và thâm canh lạc, thực hiện các biện pháp gối vụ, trồng xen và chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Mở rộng diện tích tới tiêu, đa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất các loại cây trồng. Tuy nhiên, tổng sản lợng lơng thực quy thóc năm 1990 giảm so với năm 1988, chỉ đạt 55.960 tấn; sản lợng lạc đạt 4.224,3 tấn, vừng 329,1 tấn. Bình quân giá trị sản lợng đầu ngời ở mức 554,7 đồng, bình quân lơng thực là 227 kg/ngời. Cũng trong năm 1990, giá trị sản lợng nông nghiệp đạt 86.376.326 đồng (theo giá thị trờng), nếu tính theo cơ cấu thì chiếm tỷ lệ 65,3% [93], [94].

Con số 65,3% của nông nghiệp trong cấu kinh tế Diễn Châu vào thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ trớc cho thấy: huyện có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thơng mại dịch vụ trong tơng lai không xa và việc giảm tỷ trọng nông nghiệp là điều có thể thực hiện đợc. Đây là một lợi thế, vừa là nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Diễn Châu mà không phải địa phơng nào cũng có đợc.

Đàn trâu bò tăng nhanh hơn hai năm trớc (1986 - 1987), từ 19.000 con năm 1986 lên 21.374 con năm 1988, tăng 12,49% [27; 2]. Nhng đến năm 1990, đàn trâu bò lại giảm xuống (so với năm 1988) còn 21.151 con (trong đó đàn trâu có 10.390 con, bò: 10.761 con) [28; 2]. Đàn lợn đạt 57.000 con, đạt 94% chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ khoá XXIII, nhng trọng lợng lợn xuất chuồng chỉ tăng chậm từ 50 kg (1986) lên 60 kg (1988) [27; 2]. Đến năm 1990 tăng thêm 2.923 con so với năm 1988, đa tổng số đàn lợn (không kể lợn sữa) lên 59.923 con [93]. Nhờ tác động của cơ chế quản lí mới trong nông nghiệp và cơ chế thị tr- ờng, nên nhìn chung chăn nuôi phát triển tơng đối toàn diện. Nếu so sánh tốc độ

phát triển của vật nuôi thì đàn lợn tăng trởng đều đặn hơn gia súc lớn (trâu bò), nhng đàn lợn Móng Cái giống bị xuống cấp, cha có giải pháp kịp thời nên có phần dẫn đến nguy cơ làm cho số lợng, chất lợng đàn lợn thịt giảm. ở các xã Diễn An, Diễn Thịnh, Diễn Kỉ đã đa giống bò đực ngoại lai, tạo nên u thế cho phát triển đàn bò trong thời gian tiếp theo. Tỷ trọng giá trị lơng thực - thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 80% giá trị tổng sản lợng nông, lâm, công nghiệp.

Rõ ràng những năm trớc đây (1975 - 1988) trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung hình thức hợp tác hoá và tập thể hoá thể hiện thông qua HTX nông nghiệp đã giúp cho việc tổ chức và điều hành lao động tập trung. Trong suốt thời gian dài, HTX đã có tác dụng nhất định, có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là việc huy động sức ngời, sức của phục vụ sự nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ quốc. Khi đất nớc đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hớng XHCN thì chức năng của HTX cũng phải có sự thay đổi tơng ứng: Từ một tổ chức điều hành, quản lí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phân phối lợi nhuận nay chuyển sang làm chức năng “dịch vụ sản xuất” nên HTX phải thay đổi nội dung và phơng thức hoạt động. Các HTX nông nghiệp của Diễn Châu đợc củng cố, sắp xếp lại cho phù hợp với cơ chế mới. Công việc của Ban quản lí HTX trở nên đa dạng và có sự thay đổi lớn về nhiều mặt, do đó đòi hỏi phải năng động, đi vào chiều sâu trong khi cán bộ phải tinh giản.

2.2.1.2. Ng nghiệp, lâm nghiệp

Trong vòng 3 năm từ 1986 đến 1988, sản lợng đánh bắt cá bình quân 4.000 tấn/năm, đạt 80% so với chỉ tiêu so với chỉ tiêu NQ Đại hội XXIII đề ra [27; 2]. Nói về ng nghiệp, trớc đây việc nuôi tôm biển, tôm đồng, cua, ếch, ba ba không đ… ợc chú trọng. Nhng đến thời điểm năm 1988 thì việc nuôi các loại hải sản là hớng phát triển kinh tế hộ gia đình và tập thể có hiệu quả, phù hợp với bớc chuyển biến theo nhu cầu kinh tế hàng hoá.

Sản xuất muối tiếp tục đợc mở rộng. Sản lợng muối năm 1988 đạt 21.000 tấn [27; 2]. Đây là chỉ số cao nhất của phát triển sản xuất diêm nghiệp từ trớc đến thời điểm những năm 90. Muối của Diễn Châu không chỉ phục vụ cho đời sống nhân dân các xã trên địa bàn huyện mà còn cung ứng cho một số địa phơng khác ở Nghệ Tĩnh, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nớc.

Trong khi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đang tập trung trí tuệ, sức lực vào việc hoàn thiện chuyển đổi cơ chế quản lí trong nông nghiệp, cơn bão số 7 (ngày 8 - 10 - 1989) và số 9 (ngày 11 - 10 - 1989) với sức gió cấp 10, 12 có triều dâng cao 3,5 m đổ bộ vào Diễn Châu, gây thiệt hại lớn về ngời và của lên đến hàng chục tỷ đồng. Hậu quả do 2 con bão gây nên là 15 km đê ngăn mặn bị phá huỷ, 180 ha đồng muối bị ngập, 114 thuyền bị đắm Ngay sau đó, Th… ờng vụ Huyện uỷ đã kịp thời ra Chỉ thị số 17 động viên toàn Đảng bộ, toàn dân với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, ra sức khắc phục những thiệt hại do 2 con bão gây ra. Huyện huy động nhân lực sửa chữa, tôn cao tuyến đê chắn sóng từ Diễn Trung đến Diễn Hùng, khôi phục toàn bộ hệ thống đê ngăn mặn, đê đồng muối, chuyển dời 5.000 hộ vùng ven biển lên nội đồng theo quy hoạch chống thiên tai. Cũng từ sau khi 2 cơn bão số 7 và số 9 đi qua, đời sống ng dân gặp nhiều khó khăn, vừa lo khắc phục hậu quả cơn bão, vừa tìm cách phát triển ngành nghề. Những nỗ lực của nhân dân đã từng bớc đa ng nghiệp, diêm nghiệp hoạt động trở lại. Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện, năm 1990, tỷ trọng của nghề cá chiếm 16,9%, nghề muối chiếm 3,4% [93].

Lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các lĩnh vực khác trong cơ cấu kinh tế của Diễn Châu, chuyển biến không đáng kể. Năm 1990 đạt giá trị sản l- ợng 235.200 đồng, chiếm tỷ trọng 0,3% trong cơ cấu kinh tế. Điều này dễ hiểu bởi tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thơng mại tăng lên, tận dụng những thuận lợi sẵn có nên nông - lâm nghiệp tăng chậm trong cơ cấu. Điều này không trái với quy luật phát triển, với chủ trơng chung; cũng không phải đó là bớc thụt lùi mà việc “trồng cây gây rừng”, tạo nguồn thu cho

ngân sách từ lâm thổ sản, chắn sóng, chắn cát, tạo cân bằng cảnh quan và sinh thái là điều hết sức cần thiết. Tuy không thể thể lợi thế bằng các huyện miền núi, nhng tính riêng trong năm 1990, Diễn Châu cũng đã trồng mới đợc 350 ha, chăm sóc 450 ha [93].

Có thể nói trong những năm 1986 - 1990, tình hình ng nghiệp - lâm nghiệp huyện Diễn Châu, đặc biệt là ng nghiệp chuyển biến chậm do điều kiện thời tiết, khí hậu không mấy u đãi. Do đó, sự tích luỹ từ ng - lâm nghiệp vào nội bộ nền kinh tế nói chung của huyện cha nhiều. Và tất nhiên đời sống của nhân dân vùng biển và ven đồi gặp những khó khăn, việc cải thiện thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình không đáng là bao.

2.2.1.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm 1986 - 1988 còn nhiều khó khăn, nhng do biết khai thác nguồn vật t và tài nguyên tại chỗ, liên kết đa nguyên vật liệu từ các nơi khác về nên tạo điều kiện cho một số cơ sở phát triển. Trên thực tế, bên cạnh những hàng hoá từ trớc, xuất hiện ngày càng nhiều các mặt hàng nh: thức ăn gia súc, bột canh, bánh phồng tôm, vải màn khổ to, khăn tay, thảm hoa, đồ tơ tằm, chiếu cói, đồ đồng, thuỷ tinh, gạch bông, làm mực viết Nghề nuôi tôm biển, tôm đồng, cua, ếch, l… ơn, ba ba xuất khẩu ngày càng gia tăng. Tổng giá trị sản phẩm lên tới 109 triệu đồng, trong đó quốc doanh, tập thể chiếm 52%, thành phần gia đình chiếm 48% [2; 233]. Phát triển kinh tế hộ gia đình ở thời điểm này có chuyển biến hơn so với trớc và sát đúng với chủ trơng của Đảng bộ huyện đã đề ra.

Huyện đã liên kết với các trờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Công ty giống TW, Nhà máy phân lân Văn Điển, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp tiến hành tổ chức điều tra ứng dụng tiến bộ… khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, hải sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Việc làm này có ý nghĩa mở đờng cho khoa học trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp của địa phơng.

Đến năm 1990, HTX thủ công nghiệp chuyên doanh giải thể nên kéo theo giá trị tiểu thủ công nghiệp thuần tuý giảm sút. Tính chung cả xây dựng cơ bản, giá trị sản lợng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ ở mức 21.362.014 đồng (theo giá thị trờng) [29; 4]. Tuy vậy, có 500 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đợc phân bố trên khắp địa bàn huyện; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng đã chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu kinh tế (16,9%). Nh vậy, đến thời điểm này, những khó khăn trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đợc khắc phục một bớc, bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể trong nền kinh tế Diễn Châu. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là bớc đi đúng hớng, phù hợp với điều kiện thuận lợi của huyện không chỉ thúc đẩy tốc độ tăng trởng kinh tế, mà còn góp phần giải quyết một bớc các vấn đề xã hội.

2.2.1.4. Thơng mại, dịch vụ

Chuyển đổi cơ chế quản lí từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCN, các ngành sản xuất, kinh doanh của Diễn Châu bớc đầu đã biết gắn kết sản xuất với lu thông, mở rộng liên doanh, liên kết thông qua các hợp đồng kinh tế với các ngành của TW, của tỉnh Nghệ Tĩnh và các huyện phụ cận. Đồng thời các ngành còn tăng cờng tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xuất và dân sinh, khai thác thu mua, chế biến các mặt hàng nông, hải sản đem đi bán ở các địa phơng khác và xuất khẩu để mua vật t, hàng hoá về phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân và tăng thêm ngân sách cho huyện. Đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, thu công trái xây dựng Tổ quốc. Việc làm bớc đầu đó đã góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động của cơ sở, của ngành vơn lên trong sản xuất, trong lu thông, tạo ra hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn.

Các mặt hàng xuất khẩu thông thờng vẫn là lạc, vừng, hàng thủ công mỹ nghệ, tơ tằm, đồ đồng, chiếu cói, mành trúc … Giá trị xuất khẩu năm 1987 là 1,1 triệu đô la, đạt 110% so với năm 1986 [27; 3]. Đó là kết quả đáng khích lệ, nhng nhìn chung vẫn cha tơng xứng với tiềm năng vốn có của huyện.

Thời điểm năm 1990, trong khi HTX tiểu thủ công nghiệp chuyên doanh giải thể, thì một số loại hình dịch vụ cá thể ra đời, phát triển nhanh. Diễn Châu có 2.057 hộ (loại A: 383, loại B: 1.674) kinh doanh chuyên nghiệp và 45 hộ kinh doanh không chuyên nghiệp thu hút 2.437 ngời tham gia. Nhiều hộ đã bắt đầu thuê mớn ngời làm công. Doanh thu tính thuế bình quân 307 đồng/ng- ời/tháng. Nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển nhanh, mạnh, huyện thực hiện chính sách u đãi, mở cửa cho các thơng gia, thợ thủ công ngoài huyện có tay nghề cao vào Diễn Châu lập nghiệp, đồng thời khuyến khích các công ty, xí nghiệp của TW, các tỉnh bạn xây dựng các cơ sở sản xuất dịch vụ.

Đầu năm 1989, thực hiện NQ 217 của Hội đồng Bộ trởng về giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp, các đơn vị rà soát lại phơng hớng sản xuất, sắp xếp lại lao động, khai thác nguồn vốn, tìm thị trờng để duy trì phát triển sản xuất. Bớc đầu chuyển đổi cơ chế còn gặp nhiều lúng túng nên nhiều đơn vị gần nh mất ph- ơng hớng; công nhân viên chức thiếu việc làm, dẫn đến vi phạm chính sách lao động xã hội. Đối với những đơn vị làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc không cần thiết, huyện thực hiện giải thể theo cơ chế đấu thầu theo Nghị định 315/HĐBT. Những đơn vị còn lại huyện giao vốn, đợc quyền tự chủ kinh doanh, liên kết liên doanh với các đơn vị khác và phải nộp ngân sách cho Nhà nớc. Mạng lới nội ngoại thơng đợc sắp xếp lại theo nguyên tắc gọn nhẹ và đạt hiệu suất cao. Đặc biệt, chợ Phủ Diễn khai trơng trở thành trung tâm thơng mại lớn của huyện. Các mặt hàng nội, ngoại đầy ắp các ki ốt đáp ứng nhu cầu của ngời tiêu dùng. Hệ thống chợ ở các xã cũng hoạt động đều đặn và ngày càng tăng chủng loại hàng hoá nhằm đáp ứng thị hiếu và sức mua của ngời dân.

Sự phát triển của thơng mại, dịch vụ tính đến thời điểm năm 1990 cũng từng bớc vơn lên khẳng định vị trí, đạt tỷ lệ 17,8% [93] trong cơ cấu kinh tế của huyện, tốc độ tăng nhanh hơn so với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Nhìn chung, những năm chuyển sang cơ chế quản lí mới, kinh tế Diễn Châu bớc đầu có sự chuyển biến nhất định. Đánh giá về thành tựu phát triển

kinh tế, Đảng bộ Diễn Châu khẳng định: “cơ cấu mùa vụ trên đồng ruộng 1 năm

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện diễn châu (nghệ an) từ năm 1975 đến năm 2005 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w