Yếu tố chính trị, pháp lý.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xây lắp sonacons trong giai đoạn 2013 2018 (Trang 41 - 43)

P. HÀNH CHÍNH

2.4.1.1 Yếu tố chính trị, pháp lý.

Các thành phần kinh tế

Trên cơ sở quyết định của Bộ chính trị về việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 10 năm từ 2001 đến 2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng đã nêu ra một số mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó có đoạn nói đến vai trò của các thành phần kinh tế: “… vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, thực hiện chủ trương cổ phần hóa những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Kinh tế tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân/ nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài…” [7]

- Liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ đã ban hành một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp loại này như nghị định số 90/2001/NĐ-Cổ Phần ngày 23/11/2001 của Chính phủ, chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng Nhà nước…[7]

- Ngoài ra, trong một hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam ở Hà Nội, đại diện các nước và định chế quốc tế đã hoan nghênh sự gia tăng mạnh mẽ tiến trình cổ phần hóa các DNNN trong năm 2011. Song, họ cũng khuyến cáo Việt Nam cần hoàn thiện ngay việc xác định giá trị những doanh nghiệp lớn, nếu không tiến độ cổ phần hóa sẽ bị chậm lại.

- Như vậy, những yếu tố phân tích nêu trên đã mang đến cho Công ty Sonacons, một doanh nghiệp vừa và nhỏ, những cơ hội () như:

 Môi trường pháp lý bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp  Sự thu hẹp về số lượng DNNN do quá trình cổ phần hóa

nguy cơ: trong quá trình cổ phần hóa lại tạo ra nhiều doanh nghiệp có năng lực mạnh hơn trước, do vậy mức độ cạnh tranh của thị trường sẽ càng khốc liệt hơn.

Năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bình Dương đạt 1,12 tỷ USD, đầu tư trong nước đạt 26.300 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có

trên 2.000 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn gần 15 tỷ USD và trên 13.000 doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn gần 95.000 tỷ đồng (khoảng 4,5 tỷ USD). Các quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...[9].

Riêng tháng 1/2012, đã có 6 dự án đầu tư nước ngoài đầu tư mới và tăng vốn với số vốn 151 triệu USD và 65 dự án của doanh nghiệp đầu tư trong nước với số vốn gần 3.500 tỷ đồng (khoảng 170 triệu USD). Kế hoạch của tỉnh trong năm 2012 sẽ thu hút 1 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước [10]. Với việc thu hút vốn đầu tư này nhu cầu xây nhà xưởng sẽ tăng và đây cũng là cơ hội cho Công ty Sonacons đấu thầu và xây dựng do đó Bình Dương sẽ là một thị trường đầy tiềm năng mà Công ty nên nhắm đến.

Các yếu tố khác:

Luật đấu thầu hiện nay quy định rằng tất cả hồ sơ mời thầu của những dự án sử dụng vốn nhà nước không được chỉ định bất cứ chủng loại vật liệu, dịch vụ nào cụ thể mà chỉ được nêu ra các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản để lấy đó làm cơ sở chọn lựa.

Ngoài ra, luật cũng nêu rõ rằng nhà thầu được chọn không nhất thiết phải là người bỏ giá thấp nhất mà chỉ là một yếu tố được xem xét chấm điểm.

Điều này sẽ được phân tích được xem như là một yếu tố giảm bớt áp lực mà nhà cung ứng có thể tác động đến Công ty trong quá trình thương lượng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xây lắp sonacons trong giai đoạn 2013 2018 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)