Năng lực Quản trị và Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

e. Hoạt động chiêu thị

2.2.2.4 Năng lực Quản trị và Nguồn nhân lực

Công tác Quản trị: Cán bộ quản lý của công ty hiện nay hầu hết là những người có nhiệt huyết, năng lực công tác tốt cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc. Nhưng đa số đều đã trên 40 tuổi, về mặt kinh nghiệm chuyên môn trong giai đoạn này là tốt, song trong tương lai khi có tuổi số lượng cán bộ này sẽ có sức ỳ lớn và mức độ năng động sẽ bị giảm đáng kể do tuổi cao. Do đó, công tác hoạch định chiến lược nhân sự quản lý kế thừa đang được Ban Giám đốc quan tâm. Để thu hút được một đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý nhiệt tình, có trình độ kiến thức chuyên môn được đào tạo phù hợp với công tác, có kinh nghiệm làm việc là vấn đề mà công ty phải giải quyết tức thời nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng và số lượng trong thời gian tới. Tổng số lao động của công ty tại thời điểm hiện tại là 150 người, có cơ cấu như sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động của Sơn Đồng Nai

Phân theo trình độ Số người Tỷ lệ

Thạc sĩ, Đại học, cao đẳng 33 22%

Trung cấp 27 18%

Lao động kỹ thuật và phổ thông 90 60%

Tổng cộng 150 100%

Lao động của Sơn Đồng Nai có sự phân bố trình độ khá cân đối, hầu hết công nhân lao động trực tiếp đã qua trường lớp đào tạo, khả năng thích nghi tốt với công nghệ mới. Nguồn nhân lực này đảm bảo uy tín về chất lượng của công ty trên thị trường sau gần 30 năm hoạt động.

Bảng 2.10: Cơ cấu giới tính lao động Sơn Đồng Nai

Tiêu đề Số lượng Nam Nữ

Công nhân, nhân viên 78

126 24

Chuyên môn, nghiệp vụ 58

Lãnh đạo, quản lý 14

(Nguồn:Phòng Tổ chức-Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai)

Chính sách tuyển dụng và đào tạo: Dựa trên kết quả đánh giá về nhu cầu lao

động của các phòng ban. Hàng năm Phòng Tổ chức-Hành chánh xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong đó có chính sách tuyển dụng mới với mục tiêu thu hút những người có năng lực vào làm việc cho công ty. Nhận thức rõ vai trò quyết định của nhân tố con người, công ty chú trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên bằng cách: Đào tạo tại chỗ, cử Cán bộ đi học tại các trường Đại học, các lớp tập huấn ngắn ngày. Đài thọ học phí cho những người nằm trong diện quy hoạch, học tập theo từng lĩnh vực phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn, theo định hướng sản xuất kinh doanh của công ty.

Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Thu nhập bình quân của người lao động

ngày càng được cải thiện và đạt mức trung bình 5,9 triệu đồng/tháng (năm 2011), là mức khá so với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc đánh giá người lao động được tiến hành thường xuyên và khách quan, một năm hai lần được căn cứ vào thành tích cá nhân, tập thể trong lao động sản xuất. Công ty có chính sách thưởng cho người lao động vào các ngày lễ, tết, cuối năm nhằm tạo động lực khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, vì mục tiêu phát triển chung.

Nhận xét: Sơn Đồng Nai có nguồn nhân lực tương chất lượng tương đối tốt, đã

duy trì, thu hút, đào tạo và phát huy nguồn nhân lực cho công ty để phát triển lâu dài, bền vững.

Đánh giá về năng lực Quản trị và Nguồn nhân lực của công ty + Điểm mạnh

Hiện nay Ban lãnh đạo cấp cao của công ty có trình độ trong quản lý, có kỹ năng và nhiều năm kinh nghiệm. Quản trị cấp trung trẻ, có trình độ, nhiệt huyết trong công tác. Công nhân viên có tay nghệ cao, ổn định là do công ty có những chính sách về duy trì, thu hút, đào tạo nguồn nhân sự một cách hợp lý và tốt.

+ Điểm yếu

Quản trị cấp cao của công ty hiện nay đã nhiều tuổi, sắp nghỉ hưu. Công ty cũng chưa có chính sách săn đầu người và cũng chưa có nhiều những chính sách thưởng vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên một cách thường xuyên, định kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 54 - 56)