Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 83 - 84)

d. Về truyền thông cổ động

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

Các doanh nghiệp trong ngành sơn đang gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt, trong đó cũng có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn muốn tăng sản phẩm ra thị trường thì phải tăng nhiều chiêu thức cạnh tranh để lôi kéo khách hàng; Thứ hai, do trong một thời gian ngắn mà có quá nhiều công ty sơn ra nhập ngành với đủ quy mô lớn nhỏ, cho nên thị trường sẽ dẫn đến cung nhiều hơn cầu trong tương lai và nguy cơ khủng hoảng thừa là có thể có thật. Đề nghị các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố xem xét lại trong việc cấp phép kinh doanh.

Ngành sơn là ngành sản xuất ít nhiều đều gây ra ô nhiễm môi trường (ở cả cấp độ không khí, nước và đất), nên Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, thành phố phải có biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt, vì có những “Công ty Sơn cỏ” không đầu tư hệ thống xử lý môi trường, nên không có chi phí môi trường trong giá thành dẫn đến giá bán hạ. Điều này không những gây ra cạnh tranh không lành mạnh mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người.

Quốc hội nhanh chóng ban hành luật quảng cáo, để mọi doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau về ngân sách dành cho quảng cáo. Và quan trọng hơn là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài do có nhiều năng lực về tài chính

nên thường quảng cáo trên Đài truyền hình với những nội dung đi quá sự thật về chất lượng sản phẩm và dẫn đến sự ngộ nhận quá mức của người tiêu dùng, đây cũng là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh.

Nhà nước tăng cường hơn nữa việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” của Bộ Chính trị nhằm tăng cường khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam đối với Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 83 - 84)