e. Hoạt động chiêu thị
2.2.2.7 Ma Trận hình ảnh cạnh tranh của Sơn Đồng Na
Hiện nay Sơn Đồng Nai có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trung bình trong ngành. Những doanh nghiệp nhỏ “Sơn cỏ” thì không phải là đối thủ cạnh tranh chính của công ty, vì những doanh nghiệp nhỏ này chủ yếu là Công ty TNHH trong nước chưa có thương hiệu, kinh nghiệm còn ít và sản phẩm chưa đạt đến mức ổn định nhất định về chất lượng.
Để đánh giá và so sánh đối thủ cạnh tranh của công ty, một ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng theo lý thuyết đã đề cập ở chương 1, hai đối thủ chính của Sơn Đồng Nai là Sơn Nippon và Sơn Kova. Trong quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo ý kiến của của các chuyên gia trong ngành bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp và gọi điện thoại (xem phụ lục 3), với trình tự thực hiện từ bước 1 đến bước 5 đã được xây dựng ở chương 1 (xem bảng:2.12).
Bảng 2.12: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
(Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 1/2012)
STT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
Mức độ quan
trọng DONASA NIPPON KOVA Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Sức mạnh thương hiệu 0.07 2 0.14 4 0.28 2 0.14 2 Hệ thống kênh phân phối 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16 3 Trình độ quản lý của lãnh
đạo 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21
4 Chất lượng sản phẩm 0.07 3 0.21 3 0.21 2 0.14
5 Giá cả sản phẩm 0.06 4 0.24 2 0.12 3 0.18
6 Khả năng Nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới 0.06 2 0.12 4 0.24 3 0.18
7 Sức mạnh tài lực 0.07 2 0.14 3 0.21 3 0.21
8 Công nghệ hiện đại 0.06 3 0.18 3 0.18 2 0.12
9 Hiệu quả sử dụng vốn 0.06 2 0.12 3 0.18 2 0.12 10 Chính sách quảng cáo 0.08 2 0.16 3 0.24 3 0.24 11 Mở rộng thị trường 0.07 2 0.14 2 0.14 2 0.14 12 Chính sách khuyến mại 0.07 2 0.14 2 0.14 2 0.14 13 Chính sách chiết khấu bán hàng 0.06 4 0.24 2 0.12 3 0.18 14 Chính sách phát triển thương hiệu 0.05 2 0.10 3 0.15 2 0.10 15 Sự phát triển của Ngành xây dựng 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 Tổng cộng 1.00 2.59 2.87 2.47
Thông tin về Công ty TNHH Sơn NIPPON
+ Địa chỉ: Đường 3A - KCN Biên Hòa II, Biên Hòa, Đồng Nai.
+ Điểm mạnh: Công ty của đất nước có thương hiệu quốc gia nổi tiếng thế giới là Nhật Bản. Sơn Nippon cũng là một trong những thương hiệu mạnh trên thị trường và có hệ thống phân phối trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
+ Điểm yếu: Đây là công ty sơn có giá tương đối cao, chủ yếu nhằm vào những công trình công nghiệp, dân dụng hoặc công trình cao cấp; hệ thống phân phối chủ yếu ở khu vực thành phố, thị trấn.
Thông tin về Công ty TNHH Sơn KOVA
+ Địa chỉ: 18 Lô A, Đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP.HCM.
+ Điểm mạnh: Đây là thương hiệu trẻ, sức bật và khám phá thị trường tốt (Thành lập và phát triển từ cuối những năm 1990 của thế kỷ 20), sản phẩm bán với nhiều mức giá, có hệ thống phân phối dàn trải khắp toàn quốc.
+ Điểm yếu: Mẫu mã bao bì không đẹp, chất lượng sơn chưa cao và chưa ổn định, giá bán tương đối cao.
Nhận xét: Thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa Công ty Cổ Phần Sơn
Đồng Nai và hai công ty ở trên, ta có thể xếp loại như sau: Công ty TNHH Sơn Nippon đứng thứ nhất với số điểm quan trọng là 2,87 điểm; đứng thứ hai là Sơn Đồng Nai với số điểm quan trọng là 2,59 điểm. Công ty TNHH Sơn Kova có số điểm quan trọng thấp nhất là 2,47 điểm theo đánh giá của các chuyên gia (xem phụ lục 4).
Với số điểm 2,59 thì năng lực cạnh tranh của Sơn Đồng Nai chỉ ở mức trên trung bình, đứng trên Công ty TNHH Sơn Kova và kém Công ty TNHH Sơn Nippon. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Sơn Đồng Nai cần phải cải thiện rất nhiều yếu tố như: Nâng cao sức mạnh thương hiệu sơn DONASA, tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cũng như một loạt các yếu tố có số điểm rất thấp so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường đã được liệt kê trong ma trận hình ảnh cạnh tranh ở trên.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã nêu bật được những ý sau về ngành công nghiệp sơn và Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai:
+ Giới thiệu sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp sơn Việt Nam. + Tìm hiểu sự hình thành và phát triển, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm 2008-2011 của Sơn Đồng Nai.
+ Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, bên trong và nội bộ. Từ đó xây dựng ma trận bên ngoài, bên trong đề tìm ra những cơ hội, nguy cơ mang đến cho Sơn Đồng Nai. Đồng thời thấy được điểm mạnh và điểm yếu của công ty có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Sơn Đồng Nai.
+ Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, nhận dạng đối thủ của Sơn Đồng Nai trên thị trường.
Nội dung chương 2 sẽ làm cơ sở để đưa ra các nhóm giải pháp phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Sơn Đồng Nai đến năm 2020.
CHƯƠNG 3