Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu 1 Tăng cường xây dựng Thương hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 71 - 73)

e. Hoạt động chiêu thị

3.2.2.Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu 1 Tăng cường xây dựng Thương hiệu

3.2.2.1 Tăng cường xây dựng Thương hiệu

Thương hiệu là một trong những tài sản hàng đầu của công ty và là nền tảng của doanh nghiệp. Thương hiệu là nguồn doanh thu, lợi nhuận và là chìa khóa cho sự thành công trong tương lai. Thương hiệu cũng là lý do để người tiêu dùng lựa chọn một công ty này hơn là một công ty khác. Bằng việc tạo nên sự yêu thích cho người tiêu dùng và

gia tăng giá trị cho sản phẩm, giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh là đáng kể. Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế thường thì 40-75% tài sản của một doanh nghiệp có thể có được từ nhãn hiệu, thương hiệu.

Lịch sử cho thấy rằng trong thời kỳ khủng hoảng hay kinh tế suy thoái, những thương hiệu đầu tư nhiều sẽ hoạt động hiệu quả hơn và phục hồi nhanh hơn khi nền kinh tế vực dậy. Hay nói cách khác, thương hiệu là kho tiền cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Cho nên theo tác giả và cũng căn cứ vào ý kiến chuyên gia thì điểm yếu nhất của Sơn Đồng Nai hiện nay là yếu về thương hiệu hay thương hiệu chưa đủ mạnh. Để tăng năng lực cạnh tranh Sơn Đồng Nai sẽ phải giải quyết những vấn đề sau về thương hiệu:

+ Thành lập Phòng Marketing trực thuộc Ban Giám đốc công ty có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu, tìm hiểu, nhận biết khách hàng để đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng, từ đó dẫn đến đẩy mạnh tiêu thụ hàng tốt và có điều kiện xây dựng và phát triển thương hiệu Sơn DONASA.

+ Tuyên truyền cho Cán bộ-nhân viên trong công ty có thói quen làm việc với tác phong công nghiệp, từ những hành động nhỏ như: Sản phẩm được đóng thùng đúng quy cách, chính xác trong in nhãn sản phẩm; giao hàng đúng giờ, đồng phục gọn gàng... những hành vi tưởng nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đã tạo ra cái nhìn thiện cảm với khách hàng như vậy dần tạo lên thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

+ Nhìn nhận lại cách thức xây dựng thương hiệu trong thời gian qua là chưa đủ mạnh và chưa hiệu quả. Nên ngoài việc tham gia các kỳ Hội chợ triển lãm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng quốc tế Vietbuild được tổ chức hàng năm, cũng như quảng cáo trên các báo chí, tạp chí xây dựng ra, công ty sẽ xây dựng phim quảng cáo trên truyền hình để quảng cáo trên các đài địa phương với kinh phí rẻ mà hợp với chiến lược phát triển thị trường của công ty. Tham gia tài trợ các chương trình nhân đạo dễ đi vào tiềm thức khán giả như: Chương trình Nhịp cầu nhân ái, Ngôi nhà mơ ước của đài

Truyền hình TP.HCM; Vạn tấm lòng vàng của Đài Truyền hình Đồng Nai-ĐN1 cao hơn nữa là Đài Truyền hình Việt Nam -VTV3.

+ Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty trên các bảng hiệu quảng cáo tại các đại lý, cửa hàng cho đồng nhất từ màu sắc (phù hợp với Logo) bố cục, phông chữ, để từ đó nhận dạng thương hiệu rõ ràng, để làm sao khi khách hàng chỉ nhìn thấy màu đặc trưng của Sơn Đồng Nai là đã liên tưởng ngay tới sản phẩm Sơn Đồng Nai.

+ Giải pháp này không chỉ thực hiện đơn độc, trong thời gian ngắn, mà còn phải kết hợp thực hiện đồng thời, lâu dài với những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường phát triển thị trường...thì mới có hiệu quả trong phát triển thương hiệu.

Hiệu quả của giải pháp: Thực hiện tốt giải pháp này sẽ làm cho Thương hiêu

Sơn Đồng Nai ngày một lớn mạnh và định vị sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu DONASA của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai là những sản phẩm có phẩm cấp cao, được sản xuất và cung cấp bởi Nhà sản xuất có trách nhiệm, uy tín trên thị trường. Trong tương lai người tiêu dùng coi Sơn Đồng Nai là một trong những công ty sản xuất ra sản phẩm mang đẳng cấp quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 71 - 73)