Tăng cường công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 80 - 82)

d. Về truyền thông cổ động

3.2.2.4Tăng cường công tác quản lý tài chính

Vấn đề về tài chính với Sơn Đồng Nai cần phải được quản lý chặt hơn nữa, căn cứ vào phụ lục 7 và 9thấy như sau:

+ Doanh thu thuần hàng hóa và dịch vụ năm 2009/2008 (60.470.682.000 đồng/59.700.587.000 đồng) chỉ tăng 1,2%, nhưng chi phí bán hàng tăng 26,8%.

+ Doanh thu thuần 2010/2009 chỉ tăng 19,1% nhưng lãi vay phải trả cho ngân hàng để phục vụ SXKD tăng 33,8% (831.180.000 đồng/621.131.000 đồng). Tương tự doanh thu thuần năm 2011/2010 tăng 17,4%, nhưng chi phí lãi vay ngân hàng tăng đến 52,1%. Điều này có nghĩa là Sơn Đồng Nai có chi phí lãi vay ngân hàng phục vụ cho sản xuất và chi phí bán hàng ngày một tăng, mức tăng không tương xứng với doanh thu và lợi nhuận đạt được. Do đó, công ty cần xem xét lại các khoản vay ngân hàng và chi phí bán hàng cho phù hợp.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2009-2011 mỗi năm đều tăng ở mức từ 18% trở lên, trong khi đó lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010/2009 chỉ tăng 3,9% và năm 2011 chỉ còn 94% so với năm 2010. Căn cứ vào những phân tích trên tác giả đề xuất như sau:

- Đàm phán với Nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho trả chậm từ 30 ngày như hiện nay tăng lên 45-60 ngày tùy theo từng giá trị lô hàng và từng Nhà cung cấp. Đồng thời đối với khách hàng khi mua sản phẩm của công ty được gối đầu trong khoảng 30-45 ngày (hiện nay đại lý được trả chậm từ 45-60 ngày; cửa hàng và các công ty xây dựng trả tiền hàng trong 30 ngày) nhằm giảm bớt vốn lưu động trong kinh doanh và giảm chi phí lãi vay ngân hàng.

- Phòng Kế toán nghiên cứu, xem xét lãi suất cho vay trong hệ thống Ngân hàng, nếu Ngân hàng nào có lãi suất cạnh tranh sẽ ký hợp đồng vay vốn lưu động ngắn và dài hạn với Ngân hàng đó.

- Yêu cầu Phòng Kinh doanh xem xét cân đối điều độ sản xuất cho hợp lý để thành phẩm và nguyên liệu tồn kho ở mức tối thiểu phục vụ khách hàng nhằm hạn chế vốn tồn kho trong kinh doanh.

- Xem xét cắt giảm những chi phí hội họp, tiếp khách và những chi phí quảng cáo trên các báo mà không mang lại hiệu quả.

- Thành lập Tổ thu hồi công nợ trực thuộc Ban Giám đốc nhằm tăng cường kiểm soát công nợ đến hạn phải thu và công nợ dây dưa chậm trả để có biện pháp thu hồi kịp thời, triệt để nhằm tránh thất thoát vốn trong sản xuất kinh doanh.

- Yêu cầu các Phòng, Ban phân xưởng thực hành tiết kiệm triệt để trong việc sử dụng nước, điện cụ thể như sau: Đối với khối văn phòng quy định máy điều hòa để chế độ 260C và tắt mở có giờ theo quy định. Đối với khối phân xưởng sản xuất sử dụng máy móc có hiệu quả cao trong việc sử dụng điện nước nhằm tránh gây lãng phí và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong việc tiết kiệm chi phí cho công ty.

Hiệu quả của giải pháp: Làm tốt giải pháp này công ty sẽ giảm chi phí bán

hàng, giảm nợ khó đòi dây dưa chậm trả, từ đó giảm tối đa dư nợ vay Ngân hàng và chi phí lãi vay, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty trong sản xuất kinh doanh…

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 80 - 82)