d. Về truyền thông cổ động
3.3.2 Kiến nghị với Hiệp Hội Sơn và Mực in Việt Nam
Để tạo điều kiện cho sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đồng thời thúc đẩy ngành Sơn Việt Nam phát triển bền vững thì Hiệp Hội Sơn và Mực in Việt Nam thường xuyên tập hợp, liên kết các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong ngành Sơn và Mực in của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên trước pháp luật; góp phần hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật ngành Sơn- Mực in cũng như những hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Xuất bản Tập san ngành nghề, các tài liệu phổ biến kỹ thuật về Sơn-Mực in. Vận động, tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Cần tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội Sơn-Mực in Châu á Thái Bình dương nhằm giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ về Sơn-Mực in, nhằm học hỏi thêm những công nghệ sản xuất sơn hiện đại trên thế giới.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã nêu bật được những ý trọng tâm của chương như: Những cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai.
+ Dự báo tiêu thụ sơn của thế giới và khu vực đến năm 2020. + Dự báo ngành công nghiệp sơn Việt Nam trong thời gian tới. + Định hướng và mục tiêu của Sơn Đồng Nai đến năm 2020.
Trên cơ sở phân tích những thực trạng và những chiến lược cạnh tranh của công ty, tác giả đã đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Sơn Đồng Nai.
+ Nhóm giải pháp phát huy những điểm mạnh ( Gồm 4 giải pháp). + Nhóm giải pháp khắc phục những điểm yếu (Gồm 6 giải pháp).
Cuối cùng, tác giả có một số kiến nghị, đề xuất với Nhà nước cũng như Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam.