Vai trò của bảo hiểm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP đến năm 2020 (Trang 35 - 36)

Có thể nói, tác dụng của bảo hiểm thể hiện trên nhiều mặt khác nhau:

- Chuyển giao rủi ro:

Bảo hiểm vận hành giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro. Cùng với việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang công ty bảo hiểm.

- Dàn trải tổn thất

Bảo hiểm có tác dụng dàn trải tổn thất tài chính của một số ít người cho số đông nhiều người. Đây là tác dụng hết sức quan trọng của bảo hiểm.

- Giảm thiểu tổn thất thiệt hại:

+ Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, các công ty bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe con người, của cải và vật chất của xã hội.

+ Thực hiện hỗ trợ các công cụ phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể (biển báo giao thông, bình chữa cháy, đường lánh nạn, tủ thuốc y tế…)

+ Giải quyết hậu quả kịp thời giúp khách hàng ổn định kinh doanh cuộc sống. + Bên cạnh đó, người được bảo hiểm cũng nhận thức được rủi ro có thể sẽ

xảy ra nên người được bảo hiểm cũng ý thức đề phòng hạn chế rủi ro.

- Ổn định chi phí: bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo toàn được vốn; các cá

nhân, gia đình khắc phục được những khó khăn về tài chính.

- An tâm về mặt tinh thần: Tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển phần rủi ro của mình sang công ty bảo hiểm.

- Tiết kiệm: Bảo hiểm ra đời đã tạo ra một hình thức tiết kiệm có kế hoạch, linh hoạt.

- Đầu tư phát triển kinh tế: Với đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là thu

kiện quy định trong hợp đồng xảy ra. Vì vậy các công ty bảo hiểm có một quỹ tiền tệ tập trung khá lớn để đầu tư sinh lời.

Theo số liệu Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2011 doanh thu các công ty bảo hiểm chiếm 2,3% GDP; các công ty bảo hiểm đầu tư vốn vào nền kinh tế trên 100.000 tỷ đồng và theo các hình thức như sau: 30% vốn đầu tư theo dạng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng; 30% đầu tư trái phiếu Chính phủ; 22% vốn đầu tư theo dạng ủy thác; 6% đầu tư vào cổ phiếu.

- Tạo cơ hội có công ăn việc làm cho người lao động: Xét trên khía cạnh vĩ

mô, ngành bảo hiểm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn.

Hiện nay tại Việt Nam, tính đến năm 2011, số lao động làm việc trong các công ty bảo hiểm là trên 16.000 người, trên 200.000 đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp (theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam). Điều đó chứng tỏ hoạt động bảo hiểm là lĩnh vực thu hút một lực lượng lao động không nhỏ.

Không những vậy, thông qua đầu tư dưới nhiều hình thức, bảo hiểm còn gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành khác của đất nước.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP đến năm 2020 (Trang 35 - 36)