Phân tích môi trường vi mô của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

Ngân hàng Nông nghiệp

- Môi trường vi mô là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp, phần

lớn các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh đều xảy ra trực tiếp trong môi trường này.

- GS Michael E. Porter đưa ra mô hình 5 lực lượng cạnh tranh ( Hình 1.2), giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện những cơ hội, nguy cơ từ môi trường này:

(1) Nguy cơ nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Hiện nay đối với một lĩnh vực kinh doanh có sự quản lý và cấp phép chặt chẽ như kinh doanh bảo hiểm thì không thể có sự gia nhập ồ ạt của các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên tại nước ta hiện nay đã được xếp vào nhóm nước có thu nhâp trung bình và nguồn nội lực trong dân rất lớn, chính vì vậy Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng trong đó có thị trường bảo hiểm. Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2011 thì tốc độ phát triển của toàn ngành là 18% cao hơn gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP (GDP Việt Nam năm 2011 khoảng 5,89%). Các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, cả các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực mạnh cũng đang có nhiều tham vọng kinh doanh ở lĩnh vực bảo hiểm. Cùng với đó là việc mở cửa cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tiềm lực mạnh, có thương hiệu mạnh đầu tư kinh doanh cũng là một thách thức với ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ trong đó có Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp.

(2) Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp: Do đặc thù kinh doanh của bảo hiểm là thu tiền trước (phí bảo hiểm) và trả sản phẩm sau (khi có sự kiện bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ đền bù tổn thất). Các nhà cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu là các nhà Tái bảo hiểm và các nhà Môi giới bảo hiểm. Trong mối quan hệ thì nhà Tái bảo hiểm và nhà Môi giới bảo hiểm đều chiếm ưu thế so với

công ty bảo hiểm, đơn giản vì họ có quyền thu xếp điều kiện điều khoản có lợi cho bản thân họ và đồng thời họ còn thu xếp cho khách hàng các quyền lợi tốt nhất.

(3) Sức mạnh đàm phán của người mua: Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm nước ta có trên 20 doanh nghiệp kinh doanh trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Bảo Việt, PJICO, PVI...vì vậy khách hàng cũng đồng thời được quyền so sánh sản phẩm của công ty bảo hiểm để chọn cho mình sản phẩm tốt nhất. Trong khi ABIC là doanh nghiệp mới gia nhập thị trường được 5 năm, uy tín thương hiệu, dịch vụ, chi phí bán hàng còn nhiều hạn chế nên gặp nhiều áp lực từ phía khách hàng khi có sự so sánh về giá, về dịch vụ sau bán hàng, so sánh về chi phí bán hàng. Nắm bắt được vấn đề này nên ABIC trong mấy năm qua đã có nhiều biện pháp như giảm chi phí bán sản phẩm, có chính sách hậu mãi... để có thể hạn chế áp lực từ phía khách hàng, đồng thời ABIC cũng có một chiến lược khách hàng mục tiêu cụ thể là khối khách hàng tryền thống của Agribank.

(4) Đe dọa của các sản phẩm thay thế: Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không ngừng tìm kiếm đối tác nước ngoài để liên danh liên kết nhằm tăng thêm sức mạnh cạnh tranh, điển hình là Bảo Việt khi bắt tay với tập đoàn bảo hiểm AXN; bảo hiểm AAA cũng bán một phần cổ phần cho công ty bảo hiểm của Australia tạo ra một sân chơi mới với một chiến lược sản phẩm mới, phong phú làm cho các sản phẩm bảo hiểm truyền thống tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đây là một khó khăn với ABIC, khi mà công ty mới tham gia thị trường 5 năm nay.

(5) Cường độ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp hiện hữu trong ngành: Với một thị trường bảo hiểm đang trong giai đoạn hình thành và phát triển như Việt Nam, thêm vào đó là sự tham gia của trên 20 doanh nghiệp kinh doanh và trong thời gian tới sẽ con nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành nữa thì áp lực cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là hết sức khốc liệt. Trong những năm qua Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính đã phải ra nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh về hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà cụ thể là sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty bảo hiểm. Hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ tập trung khai thác thị trường thành thị, trong khi dân đô thị tại Việt Nam mới chiếm khoảng 30,6% tổng dân số nước ta ( Số liệu Tổng cục thống kê năm 2011). Như vậy một thị

trường nông thôn rất to lớn và tiềm năng chưa được khai thác. Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ngay từ khi ra đời đã xác định khối khách hàng của Agribank, mà chủ yếu là khách hàng trong lĩnh vực Nông nghiệp – Nông thôn. Hiện nay ABIC đã có những thành công trong việc khai thác tốt nhóm khách hàng Nông nghiệp – Nông thôn, năm 2011 ABIC đã chiếm tới 30% phí bảo hiểm nông nghiệp toàn thị trường. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ khi công ty đã chọn một hướng đi mới, đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, người dân ở các vùng nông thôn, hướng đi này đã làm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường.

2.2.2.3 Ma trận các hình ảnh cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

Căn cứ vào mô hình, doanh thu và tốc độ phát triển trong những năm gần đây, tác giả chọn lựa 2 công ty bảo hiểm đạt nhiều thành tựu và được thị trường đánh giá cao là: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm PVI – hiện PVI đã đứng vị trí thứ hai thị trường bảo hiểm Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) - đây là công ty trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp.

Giới thiệu Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm PVI

Thành lập năm 1996, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) phát triển từ một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số một Việt Nam, và quan trọng hơn, PVI đang sẵn sàng hướng tới trở thành một Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm quốc tế.

Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực tuy nhiên PVI vẫn đạt doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt

tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro.

Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc…Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo.

Vào tháng 02 - 2010, PVI đã vinh dự là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đạt xếp hạng năng lực tài chính B+ (tốt) từ tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín quốc tế A.M. Best, với sự kiện này thương hiệu PVI chính thức trở thành thương hiệu quốc tế.

Năm 2011, ghi dấu đặc biệt khi công ty cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty con và đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động và thành lập công ty con chuyên về lĩnh vực tái bảo hiểm - Công ty Tái bảo hiểm PVI (công ty tái bảo hiểm thứ hai ở Việt Nam). Năm 2011 cũng là năm thứ hai liên tiếp PVI được A.M Best – Tổ chức xếp hạng tài chính uy tín cho PVI ở mức B+ (tốt).

Bảng 2.3 Doanh thu của PVI giai doạn 2009-2011

ĐVT: tỷ đồng

“Nguồn: Bảo hiểm PVI”

STT Năm Doanh thu

1 2009 2.770

2 2010 3.512

Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là trở thành một Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu và có thương hiệu mạnh thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường Quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính một cách sâu rộng.

Trụ sở chính: Số 154 Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội Điện thoại: 04. 37335588. Fax: 04. 37336284

Website: www.pvi.com.vn

Giới thiệu Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên đầy đủ: Tổng công ty Cổ Phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch tiếng Việt: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV Tên giao dịch tiếng Anh: Bảo hiểm BIC

Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ; nhận và nhượng tái bảo hiểm, đầu tư tài chính.

Vốn điều lệ: 660 tỷ đồng

Địa chỉ: tầng 16, tháp A, tòa nhà Vincom, số 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Điện thoại: 04.22200282; Fax: 04.22200281 Website: www.bic.com.vn

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở thành lập tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV, thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm QBE của Australia trong liên doanh bảo hiểm Việt- Úc (doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi và hoạt động ngày 01/01/2006 với tên gọi Bảo hiểm BIC.

Năm 2010, BIC đã chuyển sang mô hình Tổng công ty và tăng vốn điều lệ lên 660 tỷ đồng. Mạng lưới các công ty con của BIC trên cả nước là 21 và 91 phòng giao dịch. BIC có hai liên doanh bảo hiểm tại Lào và Campuchia.

Doanh thu của BIC năm 2011 là 623 tỷ đồng BIC cũng đã niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ( HOSE).

Bảng 2.4 Doanh thu BIC giai đoạn 2009-2011

ĐVT: tỷ đồng

“Nguồn: Bảo hiểm BIC”

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng theo lý thuyết xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh đã được đề cập ở trong chương 1. Hai đối thủ cạnh tranh có nhiều nét tương đồng với ABIC được tác giả chọn là PVI, BIC.

Việc xây dựng ma trận này cũng được căn cứ vào ý kiến chuyên gia được phỏng vấn và nhận định của người viết.

(Xem bảng 2.5 trang 56)

Qua ma trận trên, ta có thể thấy số điểm mà ABIC đạt được là 2.55 là số điểm thấp nhất so sánh với số điểm mà BIC đạt được là 2.83 và PVI có số điểm là 3.5 là số điểm cao nhất.

Từ ma trận, ABIC cần tiếp tục phát huy các điểm mạnh như uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ, trình độ người lao động, đồng thời ABIC cũng cần khắc phục những điểm yếu là: năng lực tài chính, chi phí bán hàng, chiến lược phát triển.

STT Năm Doanh thu

1 2009 269

2 2010 505

Bảng 2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng

ABIC BIC PVI

Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Uy tín thương hiệu 0.12 3 0.36 3 0.36 4 0.48 2 Năng lực tài chính 0.11 2 0.22 3 0.33 4 0.44 3 Vị thế doanh nghiệp 0.11 3 0.33 3 0.33 4 0.44 4 Năng lực cung cấp 0.08 3 0.24 3 0.24 4 0.32

5 Khả năng đánh giá rủi ro 0.08 2 0.16 3 0.24 3 0.24

6 Sản phầm dịch vụ 0.13 3 0.39 3 0.39 3 0.39

7 Chất lượng dịch vụ 0.11 3 0.33 3 0.33 3 0.33

8 Chi phí bán hàng 0.08 2 0.16 2 0.16 4 0.32

9 Trình độ nhân viên 0.09 2 0.18 2 0.18 3 0.27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Chiến lược phát triển 0.09 2 0.18 3 0.27 3 0.27

Tổng cộng 1.00 2.55 2.83 3.5

Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 6 năm 2012”

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP đến năm 2020 (Trang 61 - 67)