Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm Thế giới

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP đến năm 2020 (Trang 36)

Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình. Vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai của bảo hiểm.

Vào thế kỷ XIV, ở Genor, Venice nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 23/10/1347 hiện còn được lưu giữ tại nước Ý.

Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm.

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển. Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elizabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.

Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của thành phố Luân Đôn. Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm… để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau.

Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692. Tuy nhiên việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp. Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và là hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới.

Bảo hiểm hỏa hoạn được các nhà bảo hiểm cho rằng được xuất hiện lần đầu tiên ở Hamburg nước Đức. Tuy nhiên nó lại đánh dấu bằng vụ cháy lớn ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 thiêu rụi 13.000 căn nhà. Sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như: "Fire Office" (năm 1667), "Friendly Society" (năm 1684), "Hand and Hand" (năm 1696), "Lom Bard House" (năm 1704)...

Nước Pháp vào thế kỷ XVII có sự kiện quan trọng liên quan tới bảo hiểm là công trình toán học của Pascal về "Hình học của rủi ro" năm 1654 đã đưa đến toán học xác suất. Đó là cơ sở thống kê xác suất phục vụ cho hoạt động bảo hiểm và ngày nay vẫn được coi là kỹ thuật cơ bản của ngành bảo hiểm.

1.3.3.2 Lịch sử phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam

Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào những năm cuối thế kỷ XIX có các công ty bảo hiểm ngoại quốc như Anh, Pháp, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông Dương. Các công ty bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm trụ sở để làm đại diện bảo hiểm.

Ở Miền Bắc, năm 1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng Chính Phủ. Nghiệp vụ kinh doanh lúc bấy giờ chỉ bao gồm bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển. Phạm vi địa bàn kinh doanh tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng. Từ sau ngày miền Nam giải phóng thì địa bàn kinh doanh được mở rộng ra cả nước. Tuy vậy, lĩnh vực kinh doanh ở giai đoạn này vẫn chỉ là bảo hiểm phi nhân thọ. Hoạt động kinh doanh “ một mình một chợ” ở nước ta kéo dài khoảng 30 năm. Có thể nói trong giai đoạn này ngành bảo hiểm Việt Nam gắn liền với Công ty Bảo hiểm Việt Nam.

Vào cuối năm 1993, Nghi định 100/CP của Chính phủ được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho việc mở rộng và phát triển ngành bảo hiểm ở nước ta. Từ cuối năm 1994 đến nay các doanh nghiệp thuộc mội thành phần kinh tế đã ra đời như: Pjico, PVI, PTI, Bảo Long, Bảo Minh, ABIC, BIC, AAA, Cathay, Fubon, Aon… hoạt động bảo hiểm Việt Nam kể từ giai đoạn này mới thực sự cạnh tranh, đa dạng hóa về sản phẩm. Năm 1996, Nhà nước cho phép thêm lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ra đời như Bảo Việt, PVI Sun Life, AIG, Prudential, ACE Life, Daichi Life…

Năm 2000 Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2011 đã hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

1.3.3.3 Toàn cảnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay.

Kể từ khi Nghị định 100/CP/1993 ra đời đến nay, tổng số doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam có trên 40 doanh nghiệp, trong đó có phi nhân thọ là 29 doanh

nghiệp; nhân thọ có 7 doanh nghiệp; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có 5 doanh nghiệp; doanh nghiệp tái bảo hiểm có 2 doanh nghiệp, với đủ các loại hình từ cổ phần, liên doanh, trách nhiệm hữu hạn và 100% vốn nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp tới khách hàng khoảng 700 sản phẩm dịch vụ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu bảo hiểm của cá nhân, tổ chức. Cùng với cam kết gia nhập WTO thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hội nhập hơn vào sân chơi khu vực và trên Thế giới.

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bảo hiểm có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới. Theo Hiệp hội Bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh cụ thể năm 2007 đạt 17.650 nghìn tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 36.327 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 18% -21%. Cũng theo số liệu Hiệp hội bảo hiểm Viêt Nam trong năm 2011 đầu tư toàn ngành bảo hiểm vào nền kinh tế quốc dân đạt trên 100.000 tỷ đồng, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP năm 2011 chiếm 2,3%.

Song song với việc tăng trưởng về lượng, thị trường bảo hiểm Viêt Nam hiện nay đã có những thay đổi về chất. Môi trường kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện và nâng lên một bước với hành lang pháp lý tương đối đồng bộ, đầy đủ và minh bạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung hệ thống hóa các nội dung có liên quan đến chiến lược kinh doanh và tổng quan ngành bảo hiểm. Nội dung chương 1 có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

- Nêu ra khái niệm về chiến lược kinh doanh của các nhà nghiên cứu và đưa ra một khái niệm chung nhất về chiến lược kinh doanh. Phân loại những lợi ích và những điểm hạn chế của chiến lược kinh doanh đối với một doanh nghiệp, đồng thời liệt kê một số các chiến lược có thể lựa chọn ở các đơn vị kinh doanh.

- Trình bày quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

- Trình bày một số công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh thường dùng, trong đó gồm: các ma trận các yếu tố bên trong; ma trận các yếu tố bên ngoài; ma trận hình ảnh cạnh tranh; ma trận SWOT và ma trận QSPM.

- Trình bày tổng quan về ngành bảo hiểm: nguồn gốc, sự hình thành phát triển ngành bảo hiểm Thế giới cũng như ở Việt Nam, một số thuật ngữ cơ bản về bảo hiểm.

Các nội dung có tính lý luận đã đề cập ở chương này sẽ được dùng làm cơ sở để phân tích, đánh giá rõ thực trạng môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp trong chương 2 và đưa ra các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty tại chương 3.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Thực hiện Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) giai đoạn 2001-2010, với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và lớn mạnh trong khu vực. Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ra quyết nghị tại kỳ họp thứ 39/QN/HĐQT về việc với tư cách là cổ đông đề xướng, sáng lập và nắm quyền chi phối thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc Agribank, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Quyết định này đã được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số 3092/CV-NHNN ngày 26/04/2006. Ngày 18 tháng 10 năm 2006 Bộ Tài chính cấp giấy phép số 38/GP/KDBH về việc thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tại giấy phép điều chỉnh số 38/GPĐC1/KDBH/BTC ngày 01 tháng 08 năm 2008 Bộ Tài chính cho phép công ty đổi tên là Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Công ty được thành lập theo quyết định số 38GP/KDBH ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính. Ngày hoạt động chính thức 08 tháng 08 năm 2007.

Công ty có tên giao dịch tiếng Việt là: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp.

Tên giao dịch tiếng Anh: Agriculture Bank Insurance Joint – Stock Corporation

Tên gọi tắt: Bảo hiểm Agribank Tên viết tắt: ABIC

Logo của công ty:

Công ty có trụ sở chính tại: số 343 Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội Website: www.abic.com.vn; Email: baohiemagribak.com.vn

Điện thoại: 04.37622555; Fax: 04.37622055 Vốn điều lệ: 380.000.000.000 đồng

Mã số thuế doanh nghiệp: 0102183722 Các cổ đông sáng lập:

• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( Agribank)

• Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam ( Vinare)

• Công ty cho thuê tài chính I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam ( ACL I)

• Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam ( ACL II)

Mục tiêu hoạt động: Trở thành nhà bảo hiểm chuyên nghiệp hành đầu tại Việt Nam.

Tên và địa chỉ ngân hàng giao dịch.

• Sở giao dịch – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

• Số 2 Láng Hạ, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

2.1.1.2 Quá trình phát triển

Mới gia nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam từ cuối năm 2007, đến nay sau gần 5 năm hoạt động (tính đến năm 2011), ABIC đã đạt được một số kết quả kinh doanh đáng khích lệ - doanh thu công ty chiếm 2% doanh thu toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam, phát triển mạng lưới ra toàn lãnh thổ với 01 trụ sở chính; 09 chi nhánh; 24 phòng giao dịch, đặc biệt có 100% các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là tổng đại lý khai thác bảo hiểm cho ABIC với trên 20.000 đại lý viên là các nhân viên của Agribank, ABIC đang chứng tỏ là một doanh nghiệp bảo hiểm đầy tiềm năng.

2.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp là một doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp; công ty có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty hạch toán độc lập với Ngân hàng Agribank.

Lĩnh vực hoạt động:

• Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

• Kinh doanh tái bảo hiểm

• Đầu tư tài chính

• Một số hoạt động theo quy định của pháp luật.

Phạm vi hoạt động: trong lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng khách hàng: các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sinh sống, học tập, làm việc, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty

“Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính”

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của ABIC

Tổ chức nhân sự:

•Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quyền lực cao nhất công ty. Đại hội

đồng cổ đông có quyền quyết định tổ chức lại, giải thể công ty, quyết định định hướng phát triển; bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị; ban kiểm soát.

•Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền

hạn để thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề liên quan tới mục tiêu, lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản tri do đại hội cổ đông bầu ra.

•Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt hội đồng cổ đông kiểm soát hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty.

•Ban tổng giám đốc do hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm. Ban tổng giám đốc

một Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc; Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm pháp luật của công ty.

•Các phòng nghiệp vụ công ty: chịu trách nhiệm theo chức năng chuyên môn

do ban tổng giám đốc giao.

•Các chi nhánh của công ty: các chi nhánh của công ty thực hiện chức năng

nhiệm vụ của công ty trên địa bàn được phân công. Người đại diện theo pháp luật của công ty:

- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Văn Minh

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được

Được thành lập vào ngày 18 tháng 10 năm 2006 nhưng ngày 08 tháng 08 năm 2007 ABIC mới chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế Thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng bằng nhiều nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn, công ty đã đạt được doanh thu phí bảo hiểm khích lệ, giai đoạn 2007 - 2011 doanh thu luôn tăng qua từng năm.

“Nguồn: Phòng kế toán – tài chính”

Nhận xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu: qua hình 2.2 ta có thể thấy công

ty đã có kết quả kinh doanh tăng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.

Năm 2011 cũng là năm đầu tiên ABIC đạt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc 2,3 tỷ đồng ( là 1 trong 7 doanh nghiệp bảo hiểm có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, so với tổng 29 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại nước ta).

Trong ba năm liên tiếp từ 2009 đến 2011, ABIC đều được nhận Bằng khen của Bộ Tài chính về những “thành tích đóng góp cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam”.

Đánh giá vị thế của ABIC hiện tại cũng như trong tương lai, Tập đoàn tái Bảo

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP đến năm 2020 (Trang 36)