Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PGBank Đồng Nai 1 Tình hình hoạt động kinh doanh PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường cho ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

CHI NHÁNH ĐỒNG NA

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PGBank Đồng Nai 1 Tình hình hoạt động kinh doanh PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến

tháng 05/2012.

Tình hình doanh thu PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến tháng 5 năm 2012

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD PG Bank Đồng Nai từ năm 2009-tháng 05/2012)

Biểu đồ 2.1: Doanh thu PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến tháng 5 năm 2012

Nhận xét: Qua biểu đồ doanh thu như trên cho thấy tình hình doanh thu qua 4 năm từ năm 2009 đến tháng 05/2012 vẫn tăng chậm. Thu về hoạt động tín dụng qua các năm có chiều hướng tăng do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Biến động về lãi suất thỏa thuận tăng cao từ năm 2010 đến đầu năm 2012 dẫn đến thu nhập về lãi vay tín dụng tăng, doanh thu tín dụng tăng. Nhưng doanh thu năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 do doanh thu ngoài tín dụng giảm. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các Ngân hàng không ngừng gia tăng các sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi nhằm tăng lợi ích cho khách hàng. Đứng trước những khó khăn này, những tháng đầu năm 2012 PG Bank Đồng Nai đã tăng cường đưa ra nhiều các sản phẩm chất lượng cao và đúng xu hướng, đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng.

Bảng 2.1: Chi phí của PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến tháng 05/2012

ĐVT: đồng

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 - tháng 05/2012)

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên cho thấy chi phí của Ngân hàng tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2010 tăng 291% và giảm dần qua các năm gần đây, 2011 giảm so với năm 2010 là 16.5% và đến tháng 05/2012 giảm trung bình so với 2011 là 46%

Chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí của PG Bank Đồng Nai là chi phí trả lãi, năm 2009 chi phí trả lãi chiếm 54% trong tổng chi phí, đến năm 2010 chi phí trả lãi chiếm 79% tăng mạnh so với năm 2009. Đến năm 2011 chiếm 77% trong tổng chi phí và tiếp tục tăng nhẹ đến tháng 05/2012 chiếm 79%. Nguyên nhân dẫn đến chi phí trả lãi tăng cao vào những năm 2010 và năm 2011 là việc áp dụng lãi suất tiền gửi thỏa thuận, Ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức tiếp cận với nhiều sản phẩm tiền gửi hấp dẫn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi, tiền gửi tiết kiệm kèm theo các chương trình khuyến mãi rút thăm trúng thưởng, kỳ phiếu… Đến tháng 05/2012 Nhà nước đã khống chế trần lãi suất huy động nhưng chi phí lãi vẫn tăng nhẹ là do tình hình huy động vốn của PGBank Đồng Nai được cải thiện với số dư huy động vốn tăng.

Ngoài chi phí lãi tăng, chi phí ngoài lãi cũng tăng với nguyên nhân chi về dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao điều này cũng đáng lo ngại cho PG Bank Đồng Nai vào

Năm 2009 2010 2011 tháng 05/2012

Tổng chi phí trả lãi 4.983.261.777 28.435.061.780 23.269.958.863 10.924.274.024

Tổng chi phí ngoài lãi 4.259.624.456 7.744.802.453 6.935.396.600 2.886.330.868

Chi phí DPRR tín dụng 169.941.017 1.540.138.133 1.136.858.689 (60.766.831)

Chi phí QLKD 4.089.683.439 6.204.664.320 5.798.537.911 2.825.564.037

Chi phí lương & có tính

chất lương 1.152.356.846 2.462.359.846 2.808.367.753 1.512.851.914

Chi phí thuê tài sản,

khấu hao 803.345.561 1.993.345.561 1.597.216.731 513.772.894

Chi phí dịch vụ mua

ngoài 1.708.784.168 1.162.658.611 969.136.544 291.271.394

Chi phí quà tặng, tiếp

khách, PTKD 375.960.009 523.053.437 353.032.386 470.266.332

Chi phí khác 49.236.855 63.246.865 70.784.497 37.401.503

những năm 2010 và 2011 đặt ra hồi chuông báo động PG Bank Đồng Nai cần tích cực xử lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng của mình. Chi phí lương cũng tăng, nguyên nhân là do tuyển dụng nhân sự mới từ các Ngân hàng khác qua với mức lương cạnh tranh, các đợt tăng lương cho nhân viên. Ngoài ra do cạnh tranh khác gay gắt giữa các Ngân hàng và nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao, Ngân hàng cần trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị hiện đại và phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng các mạng lưới giao dịch….

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 - tháng 05/2012)

Biểu đồ 2.2 Chi phí PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến tháng 05/2012

Nhận xét: Đi cùng với việc tăng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 là chi phí tăng cao. Đến năm 2011 chi phí giảm nhẹ nhưng tốc độ giảm doanh thu lại giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của chi phí. Đến tháng 05/2012 tốc độ tăng doanh thu đã được cải thiện tốt hơn so với tốc độ giảm chi phí, điều này cho thấy đến nay PG Bank Đồng Nai đã đang cải thiện được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là năm 2012 đã giải quyết được các khoản nợ xấu kéo dài từ năm 2010 đến nay dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm.

Vốn tự có

Để mở rộng quy mô hoạt động và đảm bảo cho chuẩn mực an toàn, PG Bank đã tăng vốn trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng. Vốn điều lệ đến cuối năm 2011 đạt 2000 tỷ, tăng 100% so với năm 2010. Và đang dự kiến tăng lên 3000 tỷ trong thời gian không xa.

Tình hình lợi nhuận PG Bank Đồng Nai qua các năm theo chiều hướng khác nhau. Từ năm 2009 đến 2011 lợi nhuận giảm liên tiếp, PG Bank Đồng Nai rơi vào tình trạng lỗ lũy kế qua các năm, năm 2010 giảm 935,4 (triệu đồng) so với năm 2009, năm

2011 giảm 335,14 (triệu đồng) so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận đã được cải thiện đến tháng 05/2012 PG Bank Đồng Nai đã hoạt động có lãi so với năm 2011 tăng đến 4.461 (triệu đồng).

Bảng 2.2: Phân tích lợi nhuận sau thuế PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 đến tháng 05/1012 ĐVT: đồng Năm 2009 2010 2011 tháng 05/2012 Doanh thu 9.153.915.557 34.843.698.422 28.422.328.247 16.643.513.716 Tổng chi phí 9.242.886.233 36.179.864.233 30.205.355.463 13.810.604.892 Lợi nhuận trước thuế -88.970.676 -1.336.165.811 -1.783.027.216 2.832.908.824 Thuế TNDN (25%) -22.242.669 -334.041.453 -445.756.804 708.227.206 Thu nhập sau thuế -66.728.007 -1.002.124.358 -1.337.270.412 2.124.681.618

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD PG Bank Đồng Nai từ năm 2009 - tháng 05/2012)

Nhận xét: Đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, khi bỏ vốn ra kinh doanh thì phải có lời nên các nhà quản trị cần phải lường trước được các yếu tố đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư và thực hiên các nhiệm vụ với xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường cho ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh đồng nai đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)