Kiến nghị đối với Hiệp hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 90 - 91)

- Hình thức bài kiểm tra, trắc nghiệm thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

3.3.2.Kiến nghị đối với Hiệp hộ

Hiện nay, toàn bộ doanh nghiệp Nhật Bản đóng tại Khu công nghiệp Amata đã thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản Amata. Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản Amata này định kỳ họp mỗi tháng 1 lần và địa điểm họp luân phiên tại mỗi Công ty.

Nội dung chính của cuộc họp là trao đổi thông tin lẫn nhau tình hình lao động tại các doanh nghiệp, các chính sách lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, các qui định mới của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực lao động... Tuy nhiên cuộc họp này chỉ giới hạn ở việc trao đổi thông tin lẫn nhau là chính, chưa đề ra các hướng giải quyết đối với những khó khăn về lao động mà doanh nghiệp gặp phải, chưa đưa ra các kiến nghị đối với các ban, ngành quản lý của Nhà nước... Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản Amata cần thực hiện 3 kiến nghị sau:

Mở rộng phạm vi trao đổi thông tin về tình hình lao động ra ngoài phạm vi Khu công nghiệp Amata bằng cách liên kết, trao đổi với các Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, tại Khu chế xuất Long Bình, tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch... hoặc các Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương hay thành phố Hồ Chí Minh nhằm có cái nhìn vĩ mô hơn tình hình lao động tại các doanh nghiệp Nhật Bản ngoài địa bàn và đó là những thông tin rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong công tác hoạch định nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng nội dung trao đổi thông tin tình hình lao động giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản Amata hoặc đối với các doanh nghiệp Nhật Bản ở Hiệp hội khác bằng cách cùng nhau bàn bạc đưa ra các giải pháp giải quyết đối với những khó khăn về lao động mà doanh nghiệp gặp phải và cùng nhau đưa ra các kiến nghị đối với các ban, ngành quản lý của Nhà nước khi cần thiết.

Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước cùng tham gia cuộc họp với Hiệp hội nhằm tạo ra luồng trao đổi thông tin 2 chiều về tình hình lao động một cách nhanh chóng và hữa ích giúp cho doanh nghiệp lẫn các cơ quan quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 90 - 91)