Yếu tố chính trị, pháp luật về lao động và thị trường lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 64 - 65)

- Nhược điểm: Nhân viên đánh giá không công bằng, kỹ năng đánh giá thấp Mức lương chưa cao hơn so với doanh nghiệp cùng ngành Vai trò của Công đoàn cực

2.3.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật về lao động và thị trường lao động

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống luật pháp, thông qua nhiều luật mới, ban hành nhiều nghị định, thông tư liên quan đến lao động như: Bộ luật lao động và Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật lao động ngày 23-06-1994 [6, trang 7], Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29-10-2010 về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [6, trang 268), Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25-10-2011 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp [6, trang 329].

Thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn (chiếm trên 50%) thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. Tổng việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng

trưởng kinh tế. Cụ thể, những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% (tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28%), so với các nước trong khu vực hệ số co giãn việc làm còn thấp. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 hoặc 3/4. Bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam là chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nhận xét :

Cơ hội: Tình hình chính trị ổn định giúp Công ty an tâm để xây dựng kế hoạch lâu dài cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Một số luật mới, nghị định mới, thông tư mới ban hành không những bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn bảo vệ cho quyền lợi của người sử dụng lao động. Ví dụ như Luật bảo hiểm thất nghiệp ra đời có lợi về mặt kinh tế cho cho cả người lao động lẫn Công ty, giúp người lao động an tâm hơn trong công việc và giúp Công ty giảm chi phí liên quan đến chế độ nghỉ việc của nhân viên...

Nguy cơ: Mức lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước ngày càng tăng qua các năm nhưng chất lượng lao động không tăng tương ứng. Chi phí về lương tăng dẫn đến chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng, nhưng giá thành sản phẩm bán ra không tăng hoặc tăng không bằng tốc độ tăng của lương nên Công ty có xu hướng cắt giảm bớt các chế độ trợ cấp, thưởng... của nhân viên để bù đắp vào khoảng chênh lệch do tăng tương hàng năm, điều này cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống, tâm lý của người lao động và ảnh hưởng hưởng đến công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực của Công ty. Thị trường lao động có chất lượng thấp nên gây khó khăn trong công tác tuyển dụng của Công ty vì đặc thù ngành nghề kinh doanh Công ty đòi hỏi lao động phải có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)