Nhược điểm: Không kiểm tra, trắc nghiệm ứng viên nên không đánh giá được các ứng viên về các kiến thức hiểu biết chung, về khả năng làm việc lao động trí óc, về

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 49 - 51)

các ứng viên về các kiến thức hiểu biết chung, về khả năng làm việc lao động trí óc, về khả năng tiếp thu, học hỏi các vấn đề mới. Không đánh giá được sự thông minh, sự khéo léo và các năng khiếu đặc biệt của ứng viên. Không đánh giá hết được các đặc điểm của ứng viên như tính cách, mức độ tự tin, trung thực, cẩn thận trong công việc, sở thích, nguyện vọng, động lực cá nhân… có phù hợp với công việc không. Đôi khi việc đánh giá ứng viên chỉ theo suy đoán và cảm tính của những người tham gia phỏng vấn vì vậy nên độ chính xác không cao.

2.2.2. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.2.2.1. Định hướng và phát triển nghề nghiệp 2.2.2.1. Định hướng và phát triển nghề nghiệp

Độ tuổi trung bình của nhân viên hiện nay là 28 tuổi và có xu hướng tăng qua từng năm, độ tuổi này đang nằm trong giai đoạn phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay Công ty vẫn chưa có kế hoạch, chương trình hoạt động về định hướng nghề nghiệp cho nhân viên. Đây cũng là một trong những nhược điểm trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty hiện nay.

2.2.2.2. Đào tạo và phát triển

Công tác đào tạo và phát triển nhân viên là một trong những ưu tiên hàng đầu của Công ty hiện nay. Việc đào tạo và phát triển nhân viên như thế nào để đạt hiệu quả lâu dài không phải là dễ, để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải có những định hướng, những mục tiêu, kế hoạch lâu dài về hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực. Việc lựa chọn nhân viên đào tạo, nhân viên được đào tạo, phương pháp đào tạo, lĩnh vực đào

tạo... đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện thì mới có thể đạt được hiệu quả trong đào tạo. Thực trạng nội dung, qui trình đào tạo của Công ty được thể hiện qua hình 2.12 như sau:

Bộ phận liên quan Lưu đồ Tài liệu

1.Bộ phận có nhu cầu đào tạo.

Phiếu yêu cầu đào tạo. 2.Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thường trực. Không đồng ý Đồng ý Xác nhận lên phiếu yêu cầu đào tạo: đồng ý hoặc không đồng ý. 3.Bộ phận hành chánh

nhân sự, bộ phận có nhu cầu đào tạo.

Bảng kế hoạch đào tạo.

4.Bộ phận hành chánh nhân sự, bộ phận có nhu cầu đào tạo.

Bảng phân loại hình thức đào tạo.

5.1.Bộ phận đào tạo. Phiếu theo dõi và

đánh giá kết quả đào tạo. 5.2.Bộ phận hành chánh nhân sự, các cơ sở đào tạo. Bảng điểm, giấy chứng nhận hoặc phiếu đánh giá kết quả đào tạo.

6.Bộ phận có nhu cầu đào tạo, Bộ phận hành chánh nhân sự. Quyết định bố trí công việc. 7.Bộ phận hành chánh nhân sự.

Hồ sơ đào tạo nhân viên.

Nguồn : Bộ phận hành chánh nhân sự [8]

Hình 2.12: Qui trình đào tạo * Giải thích qui trình đào tạo:

Yêu cầu đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo

Đào tạo bên trong Công

ty

Đào tạo bên ngoài Công

ty Tiến hành đào tạo

và đánh giá kết quả đào tạo

Tiến hành đào tạo và đánh giá kết

quả đào tạo Xét duyệt

Bố trí công việc sau đào tạo

1. Giám đốc bộ phận có nhu cầu đào tạo lập phiếu yêu cầu đào tạo gửi đến Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thường trực.

2. Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thường trực xét duyệt đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu không đồng ý thì trả phiếu yêu cầu đào tạo lại cho Giám đốc bộ phận có nhu cầu đào tạo. Nếu đồng ý sẽ chuyển phiếu yêu cầu đào tạo cho Bộ phận hành chánh nhân sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bộ phận hành chánh nhân sự phối hợp với Giám đốc bộ phận có nhu cầu đào tạo lập kế hoạch đào tạo.

4. Bộ phận hành chánh nhân sự và Giám đốc bộ phận có nhu cầu đào tạo phân loại hình thức đào tạo bên trong hoặc bên ngoài Công ty.

5.1. Bộ phận đào tạo tiến hành đào tạo nhân viên và đánh giá kết quả đào tạo nếu là đào tạo bên trong Công ty.

5.2. Cơ sở đào tạo tiến hành đào tạo nhân viên, đánh giá kết quả đào tạo và gửi kết quả đào tạo cho Bộ phận hành chánh nhân sự nếu là đào tạo bên ngoài Công ty.

6. Bộ phận có nhu cầu đào tạo bố trí công việc sau đào tạo cho nhân viên và Bộ phận hành chánh ra quyết định bố trí công việc.

7. Bộ phận hành chánh nhân sự cập nhật và lưu các giấy tờ liên quan đến đào tạo nhân viên vào hồ sơ đào tạo nhân viên.

Công ty sử dụng hai phương pháp đào tạo chính là đào tạo bên trong Công ty và bên ngoài Công ty

* Phương pháp đào tạo bên trong Công ty được thực hiện theo hai hình thức chính là đào tạo tại chỗ và đào tạo luân chuyển công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 49 - 51)