Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Giải pháp: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bên trong Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 83 - 87)

- Hình thức bài kiểm tra, trắc nghiệm thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

3.2.2.2.Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Giải pháp: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bên trong Công ty

* Giải pháp: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bên trong Công ty

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nội bộ, tránh trường hợp nhân viên đào tạo không có khả năng đào tạo và truyền đạt. Ban Giám đốc, Bộ phận hành chánh nhân sự phối hợp với các Bộ phận khác trong Công ty lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch huấn luyện kỹ năng đào tạo cho các các cấp quản lý từ Tổ trưởng trở lên. Cấp bậc đào tạo theo thứ tự như sau:

Bảng 3.6: Cấp bậc đào tạo

Người phụ trách đào tạo Người được đào tạo

Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Giám đốc bộ phận, Quản lý bộ phận

Giám đốc bộ phận Quản lý bộ phận, Tổ trưởng

Quản lý bộ phận Tổ trưởng, Tổ phó

Nguồn: Giải pháp của tác giả, tháng 3/2011 Đối với trường hợp đào tạo công nhân ở Bộ phận khuôn và Bộ phận ép nhựa, để hạn chế hư hỏng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu... nhân viên phụ trách đào tạo phải tăng cường hơn nữa thời gian giám sát, kiểm tra các thao tác thực hiện công việc, ý thức kỷ luật, việc tuân thủ các qui định và các hướng dẫn công việc của công nhân trong suốt quá trình đào tạo nhằm tránh xảy ra hư hỏng về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... và hạn chế tối đa các chi phí phát sinh, các rủi ro trong quá trình đào tạo.

Để giảm thiểu tối đa việc thường xuyên phải điều chỉnh công việc do công tác đào tạo, Giám đốc mỗi bộ phận phải có kế hoạch đào tạo rõ ràng, cụ thể, phải xem xét cân đối giữa kế hoạch đào tạo với kế hoạch sản xuất kinh doanh của bộ phận mình và của Công ty nhằm mục đích xắp xếp kế hoạch đào tạo hợp lý và tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tất cả các bộ phận trong Công ty phải có sự phối hợp trong đào tạo, đặc biệt là việc trao đổi thông tin lẫn nhau kịp thời và chính xác là cực kỳ quan trọng.

*Giải pháp: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bên ngoài Công ty

Nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho những chương trình đào tạo không cần thiết và nâng cao hiệu quả đào tạo, trước khi quyết định đưa nhân viên đi đào tạo bên ngoài Công ty, Ban giám đốc và Giám đốc các bộ phận trong Công ty cần xem xét nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đối tượng đào tạo... có phù hợp với yêu cầu công việc hay không, có cần thiết hay không, có giúp ích cho công việc của nhân viên hay không. Riêng đối với hình thức đào tạo này, Công ty cần đề ra các tiêu chí, các mục tiêu cho nhân viên được đào tạo.

* Giải pháp: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên tại Nhật Bản

Trước khi đưa đi đào tạo Công ty cần xem xét kỹ lý lịch, tính cách, thái độ làm việc, năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên trước khi đưa đi đào tạo tại Nhật Bản. Đồng thời Công ty cần giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc cũng như trong cuộc sống đối với những nhân viên này.

Để nâng cao hiệu quả sau đào tạo, giảm thiểu chi phí đào tạo vô ích, tránh trường hợp nhân viên sau khi được đào tạo trở về không làm việc phục vụ cho Công ty. Công ty cần có sự ràng buộc giữa nhân viên với Công ty bằng cách ký kết hợp đồng làm việc sau thời gian được đào tạo tại Nhật Bản.

Trong quá trình được đào tạo tại Nhật Bản, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức tuân thủ qui định trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày của nhân viên. Công ty cần ký kết hợp đồng ràng buộc về vật chất đối với những nhân viên được đào tạo tại Nhật Bản. Đối với trường hợp nhân viên vi phạm pháp luật Nhật Bản thì ngoài việc bị xử phạt theo luật pháp Nhật Bản, nhân viên này phải đền bù toàn bộ chi phí thiệt hại cho Công ty như vé máy bay, chi phí đào tạo, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo. Đối với trường hợp nhân viên làm hư hỏng máy móc, thiết bị, nguyên vật

liệu... thì phải dùng hình thức trừ lương nhân viên đó theo tỷ lệ phần trăm để đền bù thiệt hại cho Công ty.

Chi tiết về thời gian đào tạo và thời gian bắt buộc phải làm việc tại Công ty sau đào tạo thể hiện chi tiết ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Thời gian đào tạo và thời gian làm việc sau đào tạo

Thời gian đào tạo tại Nhật Thời gian làm việc tại Công ty sau đào tạo

3 Tháng 1 Năm

6 Tháng 1 Năm 6 Tháng

1 Năm 2 Năm

3 Năm 3 Năm

Nguồn: Giải pháp của tác giả, tháng 3/2011

* Giải pháp: Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả đào tạo

Để đánh giá được hiệu quả đào tạo, dù nhân viên được đào tạo bên trong Công ty, bên ngoài Công ty hay tại Nhật Bản, Công ty không những tiến hành đánh giá nhân giá nhân viên trong quá trình đào tạo về khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo, ý thức chấp hành các qui định trong công việc... mà Công ty còn phải đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên sau đào tạo. Nội dung đánh giá phải cần có những chỉ tiêu so sánh trước và sau đào tạo như chỉ tiêu về số lượng, thời gian, chất lượng... Ngoài ra cũng cần sử dụng phương pháp so sánh chéo giữa nhân viên này với nhân viên khác hay giữa nhóm này với nhóm khác để từ đó. Từ kết quả đó Công ty có thể biết được chương trình đào tạo của mình có hiệu quả hay không hiệu quả, những điểm nào cần phải rút kinh nghiệm khắc phục, những điểm nào cần phải phát huy để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao.

Để thực hiện cho mục tiêu đào tạo dài hạn, Bộ phận hành chính nhân sự phối hợp với Bộ phận kế toán và các Bộ phận khác liên quan lập dự toán chi phí đào tạo cho tất cả các hình thức đào tạo bên trong cũng như bên ngoài Công ty như mục tiêu về nguồn nhân lực từ nay đến năm 2015 của Ban Giám đốc đề ra. Dựa vào bảng báo cáo dự toán chi phí đào tạo đó, Ban Giám đốc cần có kế hoạch phân bổ chi phí cho kế hoạch đào tạo này.

Bộ phận liên quan Qui trình Tài liệu

1.Bộ phận có nhu cầu đào tạo.

Phiếu yêu cầu đào tạo. 2.Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thường trực. Không đồng ý Đồng ý Xác nhận lên phiếu yêu cầu đào tạo: đồng ý hoặc không đồng ý. 3.Bộ phận hành chánh

nhân sự, bộ phận có nhu cầu đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng kế hoạch đào tạo.

4.Bộ phận hành chánh nhân sự, bộ phận có nhu cầu đào tạo.

Bảng phân loại hình thức đào tạo.

5.1.Bộ phận đào tạo. Phiếu theo dõi và

đánh giá kết quả đào tạo. 5.2.Bộ phận hành chánh nhân sự, các cơ sở đào tạo. Bảng điểm, giấy chứng nhận hoặc phiếu đánh giá kết quả đào tạo.

6.Bộ phận có nhu cầu đào tạo, Bộ phận hành chánh nhân sự. Quyết định bố trí công việc. 7.Bộ phận hành chánh nhân sự.

Hồ sơ đào tạo nhân viên.

8.Bộ phận hành chánh nhân sự và các bộ phận liên quan.

Bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc.

Nguồn : Giải pháp của tác giả, tháng 3/2011

Hình 3.4: Hoàn thiện qui trình đào tạo

Yêu cầu đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo

Đào tạo bên trong Công

ty

Đào tạo bên ngoài Công

ty Tiến hành đào tạo

và đánh giá kết quả đào tạo

Tiến hành đào tạo và đánh giá kết

quả đào tạo Xét duyệt

Bố trí công việc sau đào tạo

Cập nhật và lưu hồ sơ

Các bước thực hiện của nội dung, qui trình hoàn thiện qui trình tuyển dụng cũng tương tự như mục 2.2.2.2 và có thêm các bước sau:

- Bước 8: Đánh giá hiệu quả đào tạo (Giải pháp 4).

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 83 - 87)