Xuất xứ nhân viên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 37 - 38)

- Bộ phận QC: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra của Công ty Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn của các bộ phận sản

2.1.8.2. Xuất xứ nhân viên

Xuất xứ của nhân viên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng. Đặc điểm nhân viên có xuất xứ tại địa phương thường ít chăm chỉ siêng năng hơn so với nhân viên ngoại tỉnh do có tư tưởng ỷ lại vào gia đình. Nhưng nhân viên ngoại tỉnh thường thì chăm chỉ siêng năng nhưng không ổn định, hay di chuyển.

Bảng 2.3 : Xuất xứ nhân viên

Đơn vị tính: %

Xuất xứ (Quê quán) nhân viên Chiếm tỷ lệ

Tỉnh Đồng Nai 26

Các Tỉnh, Thành phố lân cận 14

Miền Trung 40

Miền Bắc 20

Nguồn : Bộ phận hành chánh nhân sự [8]

Hình 2.4: Biểu đồ xuất xứ nhân viên Nhận xét:

Nhân viên có xuất xứ từ các tỉnh Miền Trung chiếm tỷ lệ cao nhất 40% trong Công ty, mặc dù Công ty đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng số nhân viên có xuất xứ từ Đồng Nai chỉ chiếm 26%, kế tiếp là Miền Bắc 20%, các tỉnh và thành phố lân

cận chiếm 14% , đây cũng là một khó khăn trong công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Những năm gần đây có rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng ở Miền Trung, Miền Bắc và các Tỉnh, Thành phố lân cận, người lao động có xu hướng chuyển về quê làm việc để tiết kiệm chi phí (thuê phòng trọ, điện, nước...) và được gần với gia đình hơn. Đặc biệt là sau các dịp nghỉ lễ, tết... nhân viên thường ở lại quê luôn, không trở lại làm việc vì vậy đã gây khó khăn cho công tác sắp xếp, bố trí nhân viên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)