Hình thức đào tạo tại Việt Nam: được Công ty áp dụng cho những nhân viên làm việc ở các Bộ phận như xuất nhập khẩu, kế toán, hành chánh nhân sự Những nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 54)

làm việc ở các Bộ phận như xuất nhập khẩu, kế toán, hành chánh nhân sự. Những nhân viên này thường được đào tạo tại các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thuế, kế toán, nhân sự... do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức. Hàng năm, số lượng nhân viên được cử đi đào tạo theo hình thức này không nhiều.

+ Ưu điểm: Nhân viên nắm bắt và vận dụng kịp thời các luật lệ, qui định mới của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời kiến thức, năng lực và khả năng xử lý tình huống của nhân viên cũng được nâng cao.

+ Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian.

Chi tiết về số lượng nhân viên được đào tạo và chi phí đào tạo theo hình thức này thể hiện trong bảng 2.10 và bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.10: Số lượng nhân viên được đào tạo tại Việt Nam

Đơn vị tính: Nhân viên

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số lượng nhân viên được đào tạo 3 5 6 9 9

Nguồn : Bộ phận hành chánh nhân sự [8]

Nhận xét: Số lượng nhân viên được đào tạo theo hình thức này có xu hướng tăng qua từng năm nhưng vẫn ít hơn so với các hình thức đào tạo khác.

Bảng 2.11: Chi phí đào tạo nhân viên tại Việt Nam

Đơn vị tính: USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Chi phí đào tạo 600 1.250 1.600 2.450 2.700

Nguồn : Bộ phận hành chánh nhân sự [8] và Bộ phận kế toán [9]

Nhận xét: Chi phí đào tạo tăng theo số lượng nhân viên được đào tạo và có xu hướng tăng theo từng năm, trong đó cao nhất là năm 2010 với chi phí là 2.700USD. Tuy nhiên chi phí cho hình thức đào tạo này cũng ít hơn so với các hình thức đào tạo khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 54)