- Về mặt giá trị: xác định đúng thời điểm để đặt hàng với mục đích giảm số lượng tồn kho và giá trị nguyên vật liệu tồn kho cũng giảm đáng kể chỉ chiếm 8.55% trên tổng
3.2.2.3 Áp dụng hình thức sản xuất dây chuyền
Sản phẩm dở dang là thành phần khó quản lý của hàng tồn kho, cũng như nhiều doanh nghiệp khác việc kiểm soát lượng bán thành phẩm Công ty chưa thực sự quan tâm. Vì thế, bên cạnh các giải pháp riêng biệt liên quan đến công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu đối với từng hình thức mua nguyên vật liệu nhập khẩu hay mua nội địa. Tác giả cũng muốn đề xuất với các nhà quản trị của Công ty không nên lãng quên mà hãy quan tâm đến nguyên vật liệu dưới dạng bán thành phẩm tại các chuyền sản xuất. Bởi vì, bán thành phẩm tồn lại vào cuối tháng với giá trị không nhỏ so với giá trong kỳ được thể hiện qua bảng 3.4
Bảng 3.4: Giá trị bán thành phẩm qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị bán thành phẩm 2,518 4,650 5,423
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho 33,715 45,582 38,208
Tỷ lệ giá trị bán thành phẩm so với giá trị nguyên vật liệu tồn kho
7.47% 10.20% 14.19%
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán của WAT)
Qua số liệu bảng 3.4, cho thấy bộ phận thu mua càng đặc biệt quan tâm đến lượng nguyên vật liệu tồn đọng với dạng này do giá trị bán thành phẩm mỗi năm đều tăng. Bởi vì, nếu chỉ quan tâm đến chỉ số vòng quay nguyên vật liệu tồn kho mà tiếp tục đặt hàng thì lượng nguyên vật liệu cần thiết sản xuất sẽ bị dư thừa rất nhiều so với lượng cần thiết để sử dụng.
Bên cạnh đó, các nhà quản trị của các phòng ban cũng nên xem xét việc cấp phát nguyên vật liệu vì trên thực tế các chuyền sản xuất thường nhận nguyên vật liệu cho các đơn hàng của tháng tới mà trong tháng không sản xuất đến dẫn đến làm ảnh hưởng như sau:
- Dẫn đến hư hỏng trong quá trình bảo quản như trầy xước, hao hụt, do sản phẩm áo cưới cần phải có một không gian rộng để dễ di chuyển từ công đoạn này sang công đoạn khác.
- Mất nhiều thời gian cho việc kiểm kê cuối tháng cũng như giá trị bán thành phẩm chỉ ước tính theo tiêu chuẩn quy ước không thể chính xác 100%. Theo quy định cách quy đổi theo quy trình sản xuất cho một sản phẩm như sau: các nguyên vật liệu nằm tại bộ phận cắt được tính là 20% giá trị của thành phẩm, các chuyền sản xuất như may, làm hoa, kết cườm thì được xem là chiếm 40% và tại phận kiểm tra chất lượng được quy đổi 95% giá trị thành phẩm, cuối cùng là qua bộ phận đóng gói hoàn thành 100% giá trị.
Vì vậy, để làm giảm lượng bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, Công ty nên chú trọng đầu tư vào các khâu được thực hiện bởi nguồn lực nhân lực như: Lập kế hoạch sản xuất, phát đơn hàng, thủ kho…. Khi các nguồn lực biết phối hợp với nhau nhịp nhàng, biết cách kiểm tra công việc của bộ phận trước và tầm quan trọng báo cáo của mình đối với bộ phận tiếp nhận số liệu báo cáo. Hiểu được mức độ quan trọng của công việc cũng như xem công đoạn sau là khách hàng của mình. Trên cơ sở đó sẽ làm giảm sự nhầm lẫn, sai sót trong công việc đôi khi sự sai sót xem như rất nhỏ nhưng đối với uy tín của Công ty, chất lượng sản phẩm là “ Sai một ly, đi một dặm”