Cơ cấu tổ chức quản trị tồn kho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH watabe wedding việt nam (Trang 38 - 40)

WATABE WEDDING VIỆT NAM TỪ NĂM 2009-2011 2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH WATABE WEDDING VIỆT NAM

2.3.1 Cơ cấu tổ chức quản trị tồn kho

(Nguồn: Phòng nhân sự của WAT)

Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức quản lý hàng tồn kho

Phòng quản lý sản xuất: chịu trách nhiệm chính trong công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu, đứng đầu là Trưởng phòng. Trưởng phòng quản lý sản xuất có trách nhiệm kiểm tra mức độ chính xác của báo cáo tồn kho, xác định lượng nguyên vật liệu tồn kho và đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cung ứng cho quá trình sản xuất.

Bộ phận kho:

- Theo dõi nhập nguyên vật liệu, thành phẩm.

- Xuất nguyên vật liệu, thành phẩm khi có đề nghị của bộ phận sản xuất

- Lập báo cáo kho đúng hạn để Trưởng phòng quản lý sản xuất chỉ đạo lập kế hoạch mua hàng kịp thời.

Nguồn nhân lực là yếu tố đầu tiên mà Công ty cần phải có để chuẩn bị cho các chiến lược nhân sự thích nghi với nhu cầu của các bộ phận để giúp Công ty phát triển

Phòng quản lý sản xuất Bộ phận thu mua Bộ phận xuất nhập khẩu Bộ phận kho Kho Nguyên vật liệu chính Kho Nguyên vật liệu phụ Kho Bao bì Kho Công cụ và phụ tùng Kho Thành phẩm

mạnh trong tương lai. Tình hình biến động nhân sự của bộ phận kho được thể hiện qua bảng phụ lục số 2, cho thấy tình hình nhân sự tại bộ phận kho là lực lượng lao động trẻ, tuổi đời dao động từ 22 đến 31 tuổi với trình độ còn thấp chỉ một nhân viên có trình độ trung cấp. Số lượng nhân viên của bộ phận kho nghỉ việc so với tổng số lượng cán bộ công nhân viên tại kho bộ phận kho năm 2011 rất cao cụ thể là 53,33%. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, đào tạo làm gia tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo cho Công ty trong năm vừa qua. Tỷ lệ tuyển mới cũng ở mức cao từ 46,67%, làm khó khăn trong công tác tuyển dụng của Phòng nhân sự.

Nhận xét: Hiện tại, công tác quản trị hàng tồn kho tại bộ phận kho với lực lượng lao động trẻ, năng động trong công việc, nắm bắt công việc nhanh. Tuy nhiên, chính do tuổi đời còn trẻ nên chưa có ý thức trách nhiệm cao, kinh nghiệm làm việc còn yếu chưa thể xử lý khi phát sinh sự cố trong công việc, thường xuyên phát sinh vấn đề như:

- Nhầm lẫn trong việc cấp phát nguyên vật liệu - Số liệu báo cáo không chính xác

- Nhân sự kho thường xuyên thay đổi do nhân viên nghỉ việc

Trên lý thuyết có nhiều kỹ thuật hay mô hình tồn kho được áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp với hiệu quả mang lại rất nhiều. Nhưng hiện tại Công ty chưa tiếp cận được các mô hình tồn kho để vận dụng trong công tác quản trị hàng tồn kho của mình. Do vậy, một số hạn chế phát sinh từ quyết định chủ quan theo cảm tính cá nhân của nhà quản trị như sau:

- Tăng lượng nguyên vật liệu tồn kho.

- Lãng phí lượng nguyên vật liệu dư thừa do đặc thù thiết kế của sản phẩm, không sử dụng cho sản phẩm khác được.

- Tăng chi phí bảo quản, làm hạn chế mặt bằng kho chứa nguyên vật liệu.

Vì thế, các bộ phận thu mua, xuất nhập khẩu, bộ phận kho thuộc phòng quản lý sản xuất càng phải hiểu rõ trách nhiệm của mình hơn để phối hợp và hỗ trợ kịp thời với các bộ phận trong cùng phòng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH watabe wedding việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)