Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH watabe wedding việt nam (Trang 57 - 60)

- Khối lượng nguyên vật liệu tồn kho quá nhiều nên khi nguyên vật liệu mua về ghi nhận phiếu nhập kho xong sẽ chuyển đến những nơi nào có khoảng trống thì sắp xếp

2.3.5.2 Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho nguyên vật liệu

Để công tác quản trị nguyên vật liệu tồn kho được tốt, cần có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, am hiểu về đặc thù của ngành sản xuất của Công ty. Hiện tại báo cáo về giá trị nguyên vật liệu tồn kho, chưa tiếp cận được thông tin cụ thể để lập được báo cáo tồn kho nguyên vật với số lượng và giá trị chính xác. Hàng tháng, bộ phận kho lập báo cáo kho chỉ với số lượng và gửi các phòng ban có liên quan. Mỗi phòng ban tự kiểm tra và nhận định tình hình nguyên vật liệu để lập kế hoạch cho

phòng ban mình. Vì thế, thông tin bị rời rạc, số liệu không thống nhất, các phòng ban chỉ quan tân đến mục tiêu của phòng ban mình nên làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt chung của Công ty.

- Phòng quản lý sản xuất: lập kế hoạch mua nguyên vật liệu khi có số lượng tồn kho đảm bảo đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu với lý do báo cáo tồn kho chỉ báo cáo số lượng tổng cho từng loại nguyên vật liệu mà không thể hiện bao nhiêu số lượng đã hư hỏng không thể sử dụng.

Song song đó, việc tồn nguyên vật liệu dưới dạng bán thành phẩm ngoài dây chuyền sản xuất, không thể hiện trong báo cáo tồn kho. Vì thế, thường xuyên phát sinh vấn đề, số lượng tồn kho còn dưới mức dự trữ hay đã hết nhưng số lượng nguyên vật liệu đã đáp ứng đủ số lượng sản phẩm đơn hàng mà khách hàng yêu cầu. Trong khi đó bộ phận thu mua vẫn tiến hành đặt hàng cho những loại nguyên vật liệu đó làm dư thừa nguyên vật liệu dẫn đến tồn kho không sử dụng đến.

- Phòng kế toán: Lập ngân sách thanh toán cho nhà cung cấp không sát với thực tế bởi không biết được chính xác được sự biến động về việc mua hàng của bộ phận thu mua. Từ đó, phát sinh các vấn đề lẻ ra có thể kiểm soát được như:

+ Lập ngân sách sử dụng vốn lưu động nhiều hơn thực tế phải trả cho nhà cung cấp, nên không tận dụng được nguồn tiền để gửi tiết kiệm mất cơ hội lợi nhuận doanh thu tài chính.

+ Lập ngân sách ít hơn so với thực tế, thiếu hụt vốn phải vay vốn để thanh toán cho nhà cung cấp, phát sinh thêm chi phí lãi vay.

Tác giả phân tích các chỉ số tài chính, để thấy rõ thêm về thực trạng trình độ quản trị tồn kho hiện tại của Công ty. Từ đó làm cơ sở cho các nhà quản trị nhận định được tình hình tại phòng ban mình để có hướng cải thiện kịp thời. Cụ thể là hai chỉ tiêu như vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ giá trị tồn kho nguyên vật liệu so với doanh thu.

Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay nguyên vật liệu tồn kho qua 3 năm 2009, 2010, 2011 được thể hiện qua bảng 2.9

Bảng 2.9 Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 Trung bình

ngành

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 87,313 109,012 132,034 1,727,323

Hàng tồn kho Triệu đồng 41,598 54,467 46,057 190,057

Số vòng quay Lần 2.10 2.00 2.87 9.09

( Nguồn: Báo cáo nội bộ phòng tài chính kế toán của WAT )

Qua số liệu bảng 2.9, cho thấy số vòng quay hàng tồn kho giảm vào năm 2010 nhưng tăng trở lại cao hơn năm 2011 cụ thể là 2.87 vòng có nghĩa là trong năm nguồn vốn đầu tư cho hàng tồn kho chỉ quay vòng khoảng 3 lần/ năm. Tuy vòng quay hàng tồn kho của năm 2011 tốt hơn năm 2010, đây chỉ là hiệu quả khách quan mà Công ty đạt được và hiện tại cho thấy mức tồn kho của Công ty vẫn còn quá cao so với giá vốn.

Theo thông tin thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty năm 2009, 2010, 2011 thì do giá nguyên vật liệu ổn định ít bị biến động, nên giá mua nguyên vật liệu không làm ảnh hưởng đến giá trị tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho đạt cao nhất là 2.87 vòng/ năm cho thấy số ngày tồn kho lên đến 125 ngày trong khi đó ngày tồn kho của trung bình ngành chỉ có 40 ngày ( 9.09 vòng/ năm). Tác giả lấy số liệu trên báo cáo tài chính năm 2011 của 3 Công ty điển hình của ngành may để tính toán chỉ số vòng quay hàng tồn kho làm trung bình ngành. Trong đó, có một Công ty loại hình đầu tư giống Watabe Wedding Việt Nam và sản phẩm tương đương. [ Phụ lục 7]

Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu:

Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu tồn kho, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu tồn dưới dạng bán thành phẩm tại chuyền sản xuất so với doanh thu hàng năm còn rất cao theo sự tính toán của tác giả được thể hiện qua bảng 2.10

Bảng 2.10: Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu từ năm 2009-2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2009 2010 2011

Giá trị hàng tồn kho Triệu đồng 41,598 54,467 46,057

Doanh thu Triệu đồng 118,167 131,279 163,981

Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu

%

35.20 41.49 28.09

( Nguồn: Báo cáo nội bộ phòng tài chính kế toán của WAT)

Qua số liệu bảng 2.10, cho thấy tỷ lệ giá trị hàng tồn kho so với doanh thu của các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 35.20%, 41,49% và 28,09%. Năm 2011, tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn so với năm 2009, 2010 nhưng với tỷ lệ này vẫn còn rất cao. Điều này, đã chứng minh rõ ràng hơn về công tác quản trị nguyên vật liệu của Công ty còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH watabe wedding việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)