Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 89 - 91)

. Về bảo quản, chế biến

5. Kết luận và kiến nghị

5.1. Kết luận

1. Từ những lý luận và thực tiễn về phát triển cây vụ đông chứng tỏ sản xuất cây vụ đông góp phần quan trọng để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

2. Sản xuất vụ đông huyện Kim Thành trong những năm vừa qua đã khẳng định đợc vị trí quan trọng trên bản đồ nông nghiệp của tỉnh Hải Dơng. Diện tích cây vụ đông của huyện chiếm gần 10% tổng diện tích vụ đông của tỉnh Hải Dơng và huyện có quy mô diện tích cây vụ đông đứng thứ 4/12 huyện thành phố. Sản lợng một số cây vụ đông của huyện chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lợng của tỉnh nh củ đậu chiếm 98%, da hấu chiếm 34%.

3. Trong các cây vụ đông điều tra cây củ đậu đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, thu nhập bình quân 1 ha đạt 68,17 triệu đồng, cao hơn 20% của cây da hấu và 37% của cây khoai tây. Cây ngô cho hiệu quả kinh tế thấp nhất.

4. Tuy nhiên, sản xuất vụ đông huyện Kim Thành vẫn còn nhiều hạn chế, hiện còn khoảng 2.500 ha đất canh tác có khả năng sản xuất vụ đông cha đợc sử dụng, đầu t cho sản xuất vụ đông nhìn chung còn thấp, năng suất cây trồng tuy tăng nhng vẫn còn thấp, chỉ đạt khoảng 90% năng suất bình quân của tỉnh và khoảng 80% năng suất khảo nghiêm.

5. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hởng đến phát triển cây vụ đông huyện Kim Thành bao gồm: thị trờng tiêu thụ ổn định và có thể mở rộng trong những năm tới, tình trạng đất nông nghiệp manh mún đã đợc xoá bỏ nhờ thực hiện chính sách dồn ô đổi thửa, năng suất cây trồng còn có khả năng tăng cao nếu đợc đầu t thâm canh đúng mức là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sản xuất vụ đông. Bên cạnh đó tình trạng thiếu thông tin KHKT trong sản xuất cùng với những nhận thức cha đúng đắn về sản xuất vụ đông của nhiều hộ đang là những cản trở lớn trong quá trình phát triển.

5. Trên cơ sở thực trạng, phơng hớng và mục tiêu phát triển cây vụ đông của huyện Kim Thành, đề tài đã đề xuất một số giải pháp tăng cờng áp dụng KHKT, thị trờng tiêu thụ và giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các hộ về sản xuất vụ đông nhằm đạt đợc mục tiêu đa 90% diện tích có khả năng sản xuất vụ đông vào sử dụng. Trong các giải pháp, các tổ chức xã hội trong nông thôn luôn đợc nhấn mạnh với vai trò là cầu nối giữa nông dân với tiến bộ KHKT.

5.2 . Kiến nghị

Để các giải pháp phát triển cây vụ đông của huyện mang tính khả thi cao đề tài có một số kiến nghị về chính sách nh sau:

Đối với Nhà nớc

- Thiết lập một hệ thống thông tin hiệu quả về thị trờng sản phẩm nông nghiệp phổ biến đến cấp xã nhằm giảm bớt các hành vi không lành mạnh của ngời thu mua muốn lợi dụng tình trạng thiếu thông tin của ngời bán để kiếm lời.

- Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lợng nông sản để tạo thuận lợi cho việc hình thành giá cả sản phẩm.

- Nhà nớc cần có chính sách bình ổn giá một số vật t nông nghiệp chủ yếu nh đạm, lân, kali để giảm giá thành sản xuất của các hộ nông dân.

- Chất lợng vật t nông nghiệp phải đợc kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng nhằm hạn chế rủi ro cho ngời sản xuất do mua phải vật t kém chất lợng.

- Tăng cờng đào tạo bồi dỡng và nâng cao kiến thức, trình độ quản lý sản xuất, marketing sản phẩm vụ đông cho các hộ nông dân.

Chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất vụ đông của địa phơng bằng các hoạt động cụ thể nh chỉ đạo thống nhất các ngành, đoàn thể trong chuyển giao KHKT vào sản xuất, tăng cờng quản lý các dịch vụ đầu vào của sản xuất, nhất là khâu giống.

Đối với các hộ nông dân

- Các hộ nông dân cần mạnh dạn đầu t tiền vốn, lao động để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất vụ đông.

- Cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để tạo nguồn phân hữu cơ cho sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất vụ đông nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w