Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 44 - 45)

. Về bảo quản, chế biến

3. Đặc điểm CƠ BảN CủA HUYệN KIM THàNH và phơng pháp nghiên cứu

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kim Thành là 11.498 ha, trong đó đất nông nghiệp là chủ yếu (7.408ha), chiếm 64,43%. Là huyện đất chật ngời đông, đất nông nghiệp bình quân đầu ngời rất thấp chỉ có 0,057 ha/ngời (mức bình quân chung của tỉnh là 0,062ha/ngời). Do áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện khá cao đạt 2,54 lần, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Thành năm 2007

Diễn giải Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1. Đất trồng cây hàng năm 5.868 100,0

+ Đất lúa 5.630 95,9

+ Đất trồng cây hàng năm khác 265 4,1

2. Đất có khả năng sản xuất vụ đông 4.855 100,0

+ Đã sản xuất vụ đông 2.409 49,6

4. Đất trồng cây lâu năm 1.093 100,0

5. Diện tích nuôi thuỷ sản 397 100,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Thành năm 2007

Trong những năm gần đây, do thu nhập cao và ít chịu ảnh hởng của dịch bệnh nên phong trào nuôi thuỷ sản ở Kim Thành phát triển khá mạnh trên khai thác tiềm năng khu vực bãi triều và chuyển đổi diện tích đất 2 vụ lúa bấp bênh. Diện tích mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản đã tăng nhanh từ 320 ha năm 2005 lên 397 ha năm 2007.

Do việc phát triển các khu công nghiệp tập trung trên điạ bàn nên diện tích đất chuyên dùng tăng liên tục từ năm 2000 đến nay, diện tích này chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng năm 2007 của huyện là 2.041 ha, chiếm 17,75 % diện tích tự nhiên và tăng 5 % so với năm 2005.

Về diện tích đất sản xuất vụ đông, mặc dù những năm vừa qua diện tích cây vụ đông ở Kim Thành có xu hớng tăng nhng hiện vẫn còn 50,38 % diện tích có khả năng trồng cây vụ đông cha đợc đa vào sử dụng. Theo chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Thành đến năm 2015, ngoài diện tích đất canh tác chuyển sang đào ao lập vờn và các mục đích phi nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa của huyện sẽ ổn định ở con số khoảng 5.400 ha, trong đó có 85,5% diện tích có khả năng phát triển vụ đông. Nh vậy từ nay cho đến năm 2015 nếu phát huy hết tiềm năng đất đai thì Kim Thành có thể tăng thêm khoảng 2.000 ha cây vụ đông nữa. Đây là một tiềm năng to lớn mà huyện Kim Thành cần khai thác tối đa để nâng cao thu nhập trên mỗi ha canh tác.

Kim Thành đã hoàn thành chơng trình dồn ô đổi thửa theo chủ trơng trung của tỉnh Hải Dơng nên đã từng bớc đợc xoá bỏ tình trạng đất canh tác manh mún, mỗi hộ tối đa chỉ còn 5 thửa so với 11 thửa trớc đây [3].

3.1.2.2 Lao động

Lực lợng lao động trong độ tuổi của huyện năm 2007 có 77.674 ngời, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu [23]. Trong 5 năm vừa qua huyện đã có nhiều giải pháp thu hút lao động nhất là lao động trẻ vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn và các hoạt động phi nông nghiệp khác nhng tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm hơn 78,85 % lực lợng lao động, bình quân 2,6 lao động nông nghiệp/hộ. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp khá cao (khoảng 40,2%) [23]. Do vậy phát triển cây vụ đông là một trong những hớng đi phù hợp để tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w