Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa
2.2.1. Phân tích môi trường bên trong 2.2.1.1. Nguồn nhân lực 2.2.1.1. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ công nhân viên của B.B.C.C tính đến cuối năm 2010 là 1.391 người, trong đó bộ phận gián tiếp là 190 người, chiếm 13,66%, bộ phận trực tiếp là
1.201 người, chiếm 86,34%, số cán bộ công nhân viên có trình độ học vấn từ Đại học trở lên là 159 người, chiếm tỷ lệ khoảng 11,43% so với tổng số của cả đơn vị.
B.B.C.C chăm lo về mặt vật chất cho người lao động khá tốt. Các chế độ chính sách đối với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp ốm đau, thai sản, bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật... luôn được các bộ phận nghiệp vụ Công ty tham mưu và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công ty còn hợp đồng với các bệnh viện có chuyên môn tốt tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể cán bộ công nhân viên, khám chuyên khoa cho nữ cán bộ - công nhân viên lao động định kỳ hàng năm.
Song song theo đó, Công ty cũng luôn có các chính sách ưu đãi và khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài việc trang trải học phí toàn phần cho một số cán bộ công nhân viên thuộc dạng quy hoạch học các lớp đại học, sau đại học; Công ty cũng có chế độ ưu tiên về giờ giấc làm việc, cũng như hỗ trợ một phần học phí cho các cá nhân khác theo học các lớp như trên. Định kỳ hàng năm, B.B.C.C tổ chức liên hoan và trao thưởng cho con em cán bộ công nhân viên “học giỏi sống tốt” với số lượng các cháu ngày càng tăng.
Bảng 2.4: Tình hình nhân sự B.B.C.C
Đvt: người
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 2 3 = 2/1 4 5 = 4/2 Bộ phận gián tiếp 169 182 107,69% 190 104,40% Bộ phận trực tiếp 957 1.033 107,94% 1.201 116,26% TỔNG SỐ CB-CNV 1.126 1.215 107,90% 1.391 114,49% Trình độ Đại học 150 155 103,33% 159 102,58% Tỷ lệ có trình độ Đại học 13,32% 12,76% 11,43%
Nguồn : Phòng Tổ chức - Hành chánh - Quản trị - Lao động - Tiền lương [1]
CHỈ TIÊU
Nhận xét:
Qua bảng 2.4 ta thấy, tình hình nhân sự ở B.B.C.C tăng qua các năm. Cuối năm 2008 tổng số cán bộ công nhân viên là 1.126 người, năm 2009 tăng thêm 89 người
(tăng 7,90%), năm 2010 tăng thêm 176 người so với năm 2009 (tăng 14,49%). Tuy nhiên, số cán bộ quản lý (là người có trình độ đại học hoặc tương đương) tại tăng với tỷ lệ khá thấp, cuối năm 2008 có 150 người, năm 2009 tăng thêm 5 người (tổng số tăng 89 người) (tăng 3,33%), năm 2010 tổng số tăng đến 176, cán bộ quản lý tăng có 4 (tương đương tăng 2,58%) !
169 182 190 957 1.033 1.201 1.126 1.215 1.391 150 155 159 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Bộ phận gián tiếp Bộ phận trực tiếp TỔNG SỐ CB-CNV Trình độ Đại học
Nguồn : Phòng Tổ chức - Hành chánh - Quản trị - Lao động - Tiền lương [1]
Hình 2.5: Biểu đồ nhân sự B.B.C.C 2008-2010
Qua số liệu được mô tả ở các bảng biểu trên ta thấy, số lượng nhân viên của B.B.C.C không biến động nhiều, tăng đều theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Lực lượng công nhân của toàn công ty phần lớn đều là người trong tỉnh, có mức
lương rất ổn định (nếu không nói là cao so với mức lương trong địa phương), vì lẽ đó mà việc suy nghĩ cần phải thay đổi vị trí và nơi làm mới hầu như rất ít xảy ra.
Cũng chính vì sự ổn định chổ làm của cán bộ công nhân viên tại B.B.C.C làm cho kinh nghiệm của họ trong việc khai thác và chế biến sản phẩm đá xây dựng được tích lũy rất tốt, tay nghề ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, từ điểm này cũng phát sinh tình trạng “sống lâu lên lão làng”, một phận công nhân viên phát sinh tính ỳ, vừa giảm năng suất lao động của bản thân, vừa gây tác động lan truyền không tốt đến những người chung quanh họ. Hơn nữa, tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Đại học trở lên chiếm khá khiêm tốn (chỉ từ 11,43% đến 13,32%) và càng ngày càng giảm (bàng 2.4.), nên chất lượng quản lý, bao hàm quản trị nguồn nhân lực do đó cũng không thật sự đạt hiệu quả như mong muốn. Ngay trong bộ phận quản trị nhân sự (Phòng Tổ chức), con người thì không nhiều, lại bố trí phân công chưa hợp lý, việc kiểm tra đánh giá năng suất lao động còn buông lỏng và thiếu chặt chẽ, dẫn đến hệ lụy là xuất hiện tình trạng bất bình đẳng giữa năng suất lao động và thu nhập của nhiều cán bộ công nhân viên ở Công ty.
Mặc khác, trình độ và năng lực điều hành của một số cán bộ quản lý còn yếu, chuyên môn nghiệp vụ khi trải nghiệm thực tế chưa thực sự tương xứng với bằng cấp sở hữu, do đó nhiều lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc được phân công, khi nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh phát sinh, số này lại phải được tái đào tạo.
Thông thường, hầu hết mọi doanh nghiệp đều rất chút tâm đến vấn đề nguồn nhân lực, thậm chí đôi khi còn đặt quản trị nhân sự lên hàng đầu. Ở Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa, tuy nhân sự cũng được quan tâm, chú trọng, nhưng môi trường văn hóa của B.B.C.C được đánh giá chưa cao, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, cũng như giữa người lao động với nhau thiếu gắn kết, có xuất hiện nhiều dấu hiệu “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, một số thì an phận thủ thường, nên tính xây dựng không cao.
2.2.1.2. Tình hình tài chính
Do chủ trương giảm sản lượng tiêu thụ tại các vùng mỏ sắp đóng cửa của Ban Giám đốc Công ty, nhằm điều tiết doanh thu sang năm chuyển đổi 2011 trong khi chờ khách hàng làm quen với các vùng mỏ mới, nên doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010 của B.B.C.C có dấu hiệu chựng lại và giảm so với năm 2009. Điều đó làm các chỉ số tài chính suy giảm.
Bảng 2.6: Kết quả phân tích tài chính giai đoạn 2008-2010
Kết quả số liệu phân tích
2008 2009 2010
I Các chỉ số tăng trưởng
1 Tốc độ tăng trưởng của Tổng doanh thu 59,72% 22,80% -1,89%
2 Tốc độ tăng của Lợi nhuận 302,33% 58,33% -21,92%
3 Tốc độ tăng Nộp ngân sách Nhà nước 289,96% 95,71% -4,09%
II Các tỷ số đo lường khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2,35 3,28 2,71 2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,47 2,15 1,95
3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,48 0,68 0,11
III Các tỷ số sinh lợi
1 Tỷ suất sinh lợi trên Doanh thu 10,96% 13,57% 10,80% 2 Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng 33,36% 37,72% 20,74% 3 Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu 58,09% 54,28% 32,84%
Nguồn : Phòng Kế toán - Tài vụ và xử lý của tác giả [1]
Stt Tên chỉ tiêu phân tích
Các chỉ số tốc độ tăng trưởng giảm rõ rệt do giảm lợi nhuận và doanh thu. Lợi nhuận giảm đáng kể do trong năm đầu tư tài sản lớn cho các vùng mỏ mới bắt đầu khai thác. Mặc dù các chỉ số đo lường khả năng thanh toán của B.B.C.C là tương đối khiêm tốn, hệ số thanh toán nhanh qua các năm đều rất thấp (năm 2010 càng thấp do đầu tư tài sản ào ạt), nhưng thực tế là do tập trung đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu gồm đền bù diện tích đất khai thác, mua sắm máy móc thiết bị ngành khai thác đá, xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc, các công trình xây dựng khác phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tại các vùng khai thác mới của B.B.C.C.
Cụ thể tài sản cố định hữu hình cuối năm 2008 của Công ty gần 54,4 tỷ đồng, năm 2009 tăng so với cùng kỳ năm ngoái 154% lên khoảng 83,6 tỷ đồng, riêng năm 2010 đã tăng vọt lên trên 157,4 tỷ đồng (tăng 188%). Trước đó, năm 2008 chỉ tăng so với năm 2007 khoảng 109% (54,4 tỷ đồng (2008) / 49,9 tỷ đồng (2007)). Điều đó cho thấy B.B.C.C đang tập trung nguồn lực tài chính mạnh mẽ trong việc đầu tư vào các vùng khai thác mới, nhằm sớm đưa các mỏ này vào hoạt động ổn định, cố gắng nhanh chóng vượt qua giai đoạn chuyển đổi đầy khó khăn.
2.2.1.3. Quản lý chất lượng
Hệ thống sản xuất điều hành của B.B.C.C được quản lý phù hợp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (đã được Công ty xây dựng và thực hiện từ năm 1999). Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty hoạt động với tiêu chí: “Chất lượng, hiệu quả cao nhất là mục tiêu sống còn của B.B.C.C”. Thực tế như đã nói trên, hệ thống này giúp cho sản phẩm đá xây dựng của đơn vị luôn đạt và giữ ổn định ở chất lượng cao nhất, đáp ứng mọi yêu cần khắc khe về lý tính, hóa tính, kết cấu... đối với sản phẩm của khách hàng, tạo tính cạnh tranh rất mạnh mẽ.
Việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách ISO, cũng như cán bộ công nhân viên toàn Công ty được quan tâm liên tục. B.B.C.C thường xuyên mở lớp, thỉnh giảng các chuyên gia của các tổ chức ISO tại Thành phố Hồ Chí Minh về truyền đạt kinh nghiệm và phổ biến kiến thức mới về hệ thống quản lý chất lượng, nhằm duy trì, cập nhật và liên tục cải tiến hệ thống của Công ty.
Hệ thống quản lý sản xuất điều hành phù hợp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của B.B.C.C được xây dựng, thực hiện và duy trì thường xuyên. Định kỳ hàng năm, tổ chức Bureau Veritas Certification Vietnam sẽ đánh giá tái chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 của Công ty.
2.2.1.4. Hoạt động đầu tư
Xác định "Chất lượng, hiệu quả cao nhất là mục tiêu sống còn của B.B.C.C", nên Công ty đã đầu tư rất mạnh mẽ vào các máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại và
công suất lớn, phục vụ ngành sản xuất đá xây dựng nhằm tối thiểu hóa chi phí và đạt sản phẩm chất lượng cao.
Ở khâu khai khác, Công ty hiện đã đầu tư tổng cộng 10 máy khoan đá thủy lực hiện đại đường kính lổ khoan 102-105mm (gồm 02 máy hiệu Furukawa HCR1500; 04 máy Tamrock RocPilot / Pantera800 / Pantera1100 / Ranger8002; 02 máy Tamrock CHA660, 02 máy AtlasCopco RocD7 / RocD9); 18 máy đào các loại hiệu CAT, Kobelco, Daewoo, Hyundai, Samsung... dung tích gàu từ 0,9 – 1,4 m3 phục vụ cho việc bốc dỡ đất tầng phủ, bốc đá nguyên liệu lên xe vận chuyển (trong đó có 08 máy được gắn đập đục để phá đá quá cỡ sau nổ mìn); 08 máy ủi hiệu CAT, Komatsu sử dụng trong công tác san lấp mặt bằng, làm đường vận chuyển nội bộ; trên 80 xe tải chuyên dùng tải trọng 15 tấn nhãn hiệu Daewoo, Hyundai, Ssangyong, Asia, FAW, Howo... sử dụng vận chuyển đá nguyên liệu và đá thành phẩm.
Ở khâu chế biến, Công ty hiện đã đầu tư thiết kế và lắp đặt tổng cộng 14 dàn máy nghiền đá công suất từ 200-250 tấn/giờ. Trong đó, phần thiết kế, thi công lắp đặt hầu hết là do B.B.C.C tự thực hiện; các chi tiết máy quan trọng được nhập trực tiếp từ Nhật Bản sau khi được cán bộ kỹ thuật của công ty kiểm định tận nơi. Bên cạnh đó, Công ty cũng đầu tư 26 máy xúc các loại nhãn hiệu CAT, Volvo, Kawasaki, Chenggong, dung tích gàu từ 3,0 – 3,4 m3 sử dụng bốc dỡ đá thành phẩm để tiêu thụ.
Sản phẩm đá xây dựng của B.B.C.C do được khai thác, chế biến bằng công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực Nam Bộ, do đó sản phẩm đá đạt chất lượng cao và đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ đổi mới công nghệ ở đơn vị diễn ra tương đối nhanh. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại mà Công ty đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường về sản phẩm đá, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm tiêu hao năng lượng điện, nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Hoạt động đầu tư vào các vùng khai thác cả mới lẫn cũ như đền bù mới, đền bù mở rộng để lấy diện tích khai thác, hay đầu tư nhà xưởng, văn phòng làm việc, đường vận chuyển nội bộ, hệ thống băng chuyền tải đá và bến thủy nội bộ... cũng được Công
ty chú trọng và thực hiện rất quyết liệt, mạnh mẽ. Ban Giám đốc Công ty, lãnh đạo Phòng Kế hoạch và Bộ phận Tài nguyên Khoáng sản (thuộc Phòng Kế hoạch) luôn quan tâm đến việc xin chủ trương đồng ý cấp vùng khai thác ở các cơ quan hữu quan. Cũng do Công ty là doanh nghiệp nhà nước quy mô khá lớn, lại có sự tích cực của các bộ phận có liên quan trong việc tìm kiếm mỏ đá, nên B.B.C.C hiện có nhiều mỏ đá có trữ lượng lớn và chất lượng nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, ngay khi đã được cấp đất vùng khai thác, Công ty lập tức nhanh chóng tìm kiếm và triển khai các phương án đền bù hợp lý cho người dân đang có quyền sử dụng đất để nhanh chóng đưa mỏ vào hoạt động. Sau đó sẽ tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng như trên, đặc biệt B.B.C.C luôn chú trọng đến việc lựa chọn địa điểm để xây dựng bến thủy nội địa và băng chuyền tải đá một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc giao nhận sản phẩm
với khách hàng.
Tuy nhiên, cũng do việc đầu tư khá lớn và ồ ạt, nên chi phí sản xuất trên sản phẩm phải gánh khấu hao cao, cộng với việc bố trí nhân sự thiếu hợp lý và quản trị nhân sự còn bộc lộ nhiều hạn chế, làm cho quỹ tiền lương tăng cao, dẫn đến giá bán sản phẩm tăng. Tóm lại, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm hiện tại là còn cao.
2.2.1.5. Hoạt động marketing
Bộ phận Marketing ở B.B.C.C xem như không có. Các hoạt động marketing chỉ diễn ra nhỏ lẻ và không quy mô. Công ty hàng năm có tổ chức một hội nghị khách hàng, nhưng hiệu quả về marketing của hoạt động này chưa bao giờ được đánh giá cao. Trong một năm hoạt động, vài lần công ty cũng cho người đi thu thập giá bán của các đơn vị cạnh tranh, sau đó dùng để điều chỉnh lại giá bán của mình cho hợp lý hơn.
Nhìn chung, đây là khâu được xem là yếu nhất của môi trường nội bộ B.B.C.C, bộ phận marketing trong Công ty chưa được quan tâm đúng mức để phát huy hết vai trò, chức năng của mình. Hoạt động này chưa được bố trí nhân sự và tài chính riêng. Do vậy, trong tương lai gần, khi môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa
các doanh nghiệp cùng ngành, hoạt động marketing của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa cần phải được quan tâm chú trọng hơn.
2.2.1.6. Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong
Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong được trình bày dưới đây dựa vào việc tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của nội bộ B.B.C.C, trên cơ sở từ các phân tích về tình hình nhân lực, tài chính, chất lượng, đầu tư và marketing ở trên kết hợp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Thứ
tự Các yếu tố bên trong
Mức độ quan trọng
của các yếu tố
Phân loại Số điểm quan trọng
1 Công nhân có tay nghề cao 0,10 3,00 0,30
2 Sản phẩm đá có chất lượng cao 0,11 4,00 0,44
3 Chi phí trung chuyển thấp 0,10 3,00 0,30
4 Nhiều máy móc hiện đại 0,11 4,00 0,44
5 Nhiều mỏ đá lớn, chất lượng 0,11 4,00 0,44
6 Tổ chức nhân sự còn nhiều hạn chế 0,09 2,00 0,18
7 Hoạt động marketing còn yếu 0,11 2,00 0,22
8 Trình độ và năng lực điều hành 0,09 2,00 0,18
9 Văn hóa công ty ít được quan tâm 0,08 2,00 0,16
10 Giá thành sản phẩm còn cao 0,10 2,00 0,20
Tổng cộng 1,00 2,86
Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 03/2011