Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vi mô của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa được phân tích theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter như đã trình bày tại tiểu mục 1.2.3.2 ở chương 1, cụ thể là qua các yếu tố: đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
○ Khách hàng
Sản phẩm đá xây dựng của B.B.C.C được tiêu thụ phần lớn ở khu vực Miền Tây (chiếm từ 60-70% tổng sản lượng hàng năm, Bảng 2.8.), phần còn lại được tiêu thụ trong khu vực Miền Đông (chủ yếu là Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh). Do sản phẩm đá xây dựng của B.B.C.C được tiêu thụ nhiều ở khu vực Miền Tây, nên việc xây dựng được bến bãi và băng chuyền đá ở dọc các dòng sông gần khu vực mỏ là yếu tố sống còn của Công ty. Hiện tại, tất cả các mỏ khai thác đá của B.B.C.C đều có bến thủy nội địa và băng chuyền tải đá để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng quan trọng này.
Bảng 2.8: Tỷ trọng tiêu thụ theo vùng của B.B.C.C 2008-2010
Đvt: tỷ đồng Vùng 2008 2009 2010 Đồng Nai 147,74 14,11% 156,61 12,18% 168,03 13,32% TP HCM 96,75 9,24% 146,97 11,43% 158,31 12,55% Bình Dương 118,42 11,31% 196,86 15,31% 131,45 10,42% Miền Tây 684,16 65,34% 785,39 61,08% 803,68 63,71% Tổng cộng 1.047,07 100,00% 1.285,83 100,00% 1.261,47 100,00%
Nguồn : Phòng Kế hoạch - Đầu tư - Chất lượng và xử lý của tác giả [1]
Khách hàng của B.B.C.C hiện tại chủ yếu có thể chia làm hai loại: gián tiếp và trực tiếp. Khách hàng trực tiếp là khách hàng đến giao dịch trực tiếp với Công ty hoặc ở các Xí nghiệp khai thác đá trực thuộc, loại khách hàng này phần lớn là từ trong tỉnh và các tỉnh lân cận (Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh), phương tiện mua hàng chủ yếu là xe tải tự đổ, di chuyển bằng đường bộ. Khách hàng gián tiếp là khách hàng mua hàng thông qua các vựa đá xây dựng dọc theo bờ sông, rồi vận chuyển bằng phương
tiện đường thủy về các tỉnh Miền Tây. Các vựa đá này, chính là khách hàng trực tiếp của B.B.C.C. Thường thì giá mua của khách hàng gián tiếp thông qua các vựa đá này sẽ cao hơn là mua trực tiếp tại Công ty, nhưng do được cho thanh toán nợ, hoặc bị động trong trung chuyển sản phẩm xuống phương tiện đường sông, hoặc đôi khi cho rằng giá bán của vựa cũng bằng hoặc thậm chí là thấp hơn giá bán của B.B.C.C (một là do vựa nộp tiền mua đá với số lượng lớn, nên được giảm giá; hai là khi bán cho khách hàng đường sông vựa tính theo thể tích thùng xe, trong khi mua tại Công ty thì mua qua cân, tỷ trọng đá đã được nâng lên đôi chút để dễ bán).
Tuy nhiên, càng ngày xu hướng giao dịch trực tiếp với B.B.C.C đã được khách hàng đường sông lựa chọn nhiều hơn, vì khi nộp tiền mua hàng với số lượng lớn họ cũng được giảm giá như các vựa đá, mặt khác hiện tại Công ty cũng đã đầu tư nhiều xe tải tự đổ để thực hiện công việc trung chuyển sản phẩm xuống phương tiện đường sông, giúp vừa nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị, vừa giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng trung gian như vựa đá.
○ Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của B.B.C.C có thể phân thành 2 loại: nhà cung cấp vật tư và nhà cung cấp dịch vụ (còn gọi là nhà gia công).
Bảng 2.9: Số lượng nhà cung cấp của B.B.C.C 2008-2010
2008 2009 2010
1 2 3=2/1 4 5=4/2
1 Nhà cung cấp vật tư Đơn vị 132 148 112,12% 142 95,95%
2 Nhà gia công Đơn vị 144 140 97,22% 141 100,71%
Cộng 276 288 283
Nguồn : Phòng Kế hoạch - Đầu tư - Chất lượng và xử lý của tác giả [1]
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Qua bảng 2.9. ta thấy, số lượng các nhà cung cấp của B.B.C.C khá ổn định qua các năm. Hàng năm số lượng nhà cung cấp có thay đổi chút ít nhưng không ảnh hưởng
đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thông thường, đại đa số các nhà cung cấp này đã có mối quan hệ bền chặt với B.B.C.C, nên con số tăng giảm qua thống kê thực tế chỉ là nhỏ lẻ, không thể gây áp lực, hay gây khó khăn cho Công ty.
Nhà cung cấp vật tư là các đơn vị cung cấp cho B.B.C.C các nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất như: nhiên liệu, vật tư, phụ tùng, vật liệu nổ... Nhà cung cấp dịch vụ chính là cách đơn vị cung cấp máy móc thiết bị tham gia vào quá trình khai thác và chế biến sản phẩm của B.B.C.C, ví dụ như máy đào (cuốc), máy xúc, máy xay, xe vận chuyển... ở B.B.C.C, các nhà cung cấp dịch vụ còn được gọi là các chủ gia công.
Đối với nhà cung cấp vật tư, ngoài một số vật tư – phụ tùng đặc chủng do chính sách độc quyền của một số hãng như Caterpillar, Volvo, Tamrock-Sandvik-Rammer không thể tìm được sản phẩm thay thế, thì còn lại đều được B.B.C.C tiến hành mua sắm theo thủ tục mua hàng được xây dựng từ bộ tiêu chuẩn ISO của Công ty (mà cốt yếu là chào giá cạnh tranh nhiều đơn vị). Thủ tục mua hàng được thực hiện nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ nhằm góp phần giảm chi phí, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho đơn vị. Tuy vậy như đã nói ở trên, do ảnh hưởng của lạm phát nên giá nhiên liệu, điện, sắt thép, vật tư, phụ tùng có xu hướng ngày càng tăng, nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó, những quy định về sử dụng vật liệu nổ ngày càng chặt chẽ, nên khiến chi phí khai thác đá xây dựng ngày càng tăng cao.
Trong số những nhà cung cấp vật tư, có một loại nhà cung cấp vật tư rất “đặt biệt”, đó là các tổ chức hay cá nhân đang có quyền sử dụng đất mà B.B.C.C được cấp phép khai thác trên đó. Từ khi cho phép đền bù theo thỏa thuận, những năm gần đây người dân liên tục đẩy giá đền bù đất đai, nhà cửa, cây cối... lên rất cao, gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị khai thác đá xây dựng, trong đó có B.B.C.C.
Đối với nhà cung cấp dịch vụ, B.B.C.C cũng tiến hành lựa chọn các nhà gia công có năng lực theo thủ lựa chọn đánh giá nhà cung cấp cũng được xây dựng từ bộ
tiêu chuẩn ISO của Công ty. Tuy nhiên, đánh giá được sự ảnh hưởng hai mặt của nhà cung cấp dịch vụ cho đơn vị, nên B.B.C.C dần dần thay thế bằng máy móc thiết bị tự đầu tư ngày càng tăng dần theo số lượng, tránh phụ thuộc và bị động khi các nhà cung cấp này có xu hướng yêu sách hay bắt tay làm giá.
○ Các đối thủ tiềm ẩn
Rào cản gia nhập ngành sản xuất đá xây dựng là khá lớn. Trước hết là do vùng khai thác thì có giới hạn, lại là loại sản phẩm đặc thù có nguồn gốc là tài nguyên khoáng sản từ thiên nhiên, được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ nên doanh nghiệp được cấp phép khai thác ở từng khu vực là không nhiều và có sự ưu tiên rõ ràng cho các doanh nghiệp quốc doanh.
Bên cạnh đó, vốn của doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất kinh doanh đá xây dựng cũng không phải nhỏ, để đầu tư máy móc thiết bị, đền bù đất đai, xây dựng văn phòng nhà xưởng... thì vốn ban đầu của doanh nghiệp có thể lên đến hơn cả trăm tỷ. Các đơn vị tư nhân đã gặp khó trong việc xin cấp phép, còn gặp thêm rào cản về vốn nên càng khó khăn gấp bội; còn các doanh nghiệp nhà nước mà làm ăn có hiệu quả lại không nhiều, nên chịu sự cân nhắc khi cấp phép vì lo ngại lãng phí tài nguyên, tàn phá môi trường sinh thái. Do đó số doanh nghiệp gia nhập mới vào ngành là rất ít.
Bảng 2.10: Số lượng doanh nghiệp khai thác đá xây dựng Tỉnh Đồng Nai 2008-2010
2008 2009 2010
1 2 3=2/1 4 5=4/2
Doanh Nghiệp Trung ương 5 5 100,00% 5 100,00%
Doanh nghiệp địa phương 1 2 200,00% 2 100,00%
Doanh nghiệp dân doanh 9 8 88,89% 9 112,50%
Đơn vị quốc phòng an ninh 1 1 100,00% 1 100,00%
Toàn tỉnh 16 16 100,00% 17 106,25%
Nguồn : Sở Công Thương Đồng Nai và xử lý của tác giả [9]
Hiện tại, mỗi một năm số lượng các doanh nghiệp nghiệp gia nhập ngành rất khiêm tốn. Qua bảng 2.10 ta thấy, từ năm 2008 đến 2010 tổng số doanh nghiệp trong ngành, dù có doanh nghiệp mới gia nhập, nhưng đồng thời cũng có đơn vị ngừng hoạt động tại địa phương, nên xem như chỉ tăng thêm có một doanh nghiệp mà thôi.
○ Các sản phẩm thay thế
Đối với đá xây dựng, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm trên thế giới nhằm tìm kiếm các giải pháp thay thế khả thi. Một số sản phẩm được tin tưởng là sẽ thay thế được cho đá xây dựng đã ra đời như: bê tông nhẹ, gạch thủy tinh, đá nhân tạo... Một số trong chúng như bê tông nhẹ được sử dụng thay thế gạch nung trong xây dựng ở các nước tiên tiến, thậm chí là ứng dụng trong xử lý nhiều vấn đề địa kỹ thuật quan trọng như làm nền cho đường cao tốc, chống lún trượt ở những vùng đồi núi hoặc những vùng đất yếu với hiệu quả kỹ thuật - kinh tế vô cùng to lớn.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà các loại vật liệu thay thế này chưa được áp dụng đại trà tại các công trình xây dựng của Việt Nam, chỉ có một số ít được sử dụng mang tính chất thử nghiệm, thăm dò là chính. Một mặt là do giá thành cao, hoặc do tâm lý e dè, thiếu tin tưởng; mặt khác do ý thức sử dụng các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường này vào các công trình của người Việt Nam chưa cao, thậm chí... chưa có, và ỷ lại vào đá xây dựng còn khai thác được ngoài tự nhiên.
Ngoài ra, hàng loạt các loại vật liệu thay thế khác cũng đã được nghiên cứu sản xuất như: bê-tông từ rác thải, gạch vỏ trấu / rơm / mạt cưa / lõi trái bắp, gạch không nung, gạch nhựa vinyl, gạch - đá bê tông xốp... Nhưng để đi vào thực tế và hoàn toàn thay thế cho đá xây dựng là chuyện của tương lai xa.
○ Các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, ba tỉnh thành thuộc khu vực miền Đông Nam bộ có vị trí địa lý gần gũi để cạnh tranh trực tiếp với nhau là Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tính đến cuối năm 2010, doanh nghiệp đá xây dựng (sản xuất và kinh doanh) Đồng Nai có 17 đơn vị, Bình Dương có 15 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có
01 đơn vị. Xét về thị phần, hiện tại các doanh nghiệp ở Tỉnh Đồng Nai chiếm từ 65 - 70%, còn lại là Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm không đáng kể.
Xét riêng trong Tỉnh Đồng Nai, thị phần của các đơn vị năm 2010 như sau:
DNTN Vĩnh Hải; 5,52% Các đơn vị khác; 9,66% Cty Đồng Tân; 11,40% DHA; 12,10% BBCC; 61,32%
Nguồn: Điều tra thị phần của Phòng Kế hoạch - Đầu tư - Chất lượng [1]
Hình 2.11: Thị phần đá xây dựng Đồng Nai năm 2010
Qua số liệu được mô tả ở các bảng biểu trên ta thấy, riêng trong Tỉnh Đồng Nai thị phần của B.B.C.C là lớn nhất (61,32%), Công ty Cổ phần Hóa An (DHA) xếp thứ hai (12,10%), kế tiếp là Công ty Đồng Tân, còn lại là của 14 doanh nghiệp khác.
So với thời gian trước đây, mức độ cạnh tranh trong ngành đá xây dựng ở Tỉnh Đồng Nai và Bình Dương hiện nay diễn ra rất gay gắt. Nguồn tài nguyên có hạn, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đá xây dựng ngày càng nhiều và có quy mô ngày càng lớn mạnh, nên dù nhu cầu của thị trường về VLXD cũng tăng đều đặn nhưng không vì thế mà thị trường giảm đi tính khốc liệt của nó. Bên cạnh đó, thị trường VLXD đã chững lại do ảnh hưởng từ việc cắt giảm đầu tư công của Chính phủ theo theo nghị quyết 11/NQ-CP càng làm cho việc kinh doanh đá xây dựng trở nên khó khăn gấp bội. Đặc biệt, với một doanh nghiệp còn đậm những tàn dư của cơ chế quốc doanh như Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa, sự ảnh hưởng tiêu cực hiển hiện rõ rệt hơn bao giờ hết.
Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung do sự điều tiết vĩ mô của Chính phủ để giảm lạm phát như mọi doanh nghiệp cùng ngành nghề, B.B.C.C còn chịu áp lực lớn từ sự cạnh tranh quyết liệt và mạnh mẽ của các đơn vị này. Sự đầu tư mạnh mẽ của đối thủ, nhất là trong đầu tư máy móc thiết bị có công suất lớn, hiện đại để nâng cao chất lượng và sản lượng, sẽ dần thu hút khách hàng của Công ty sang các đơn vị cạnh tranh. Mặt khác, B.B.C.C còn chịu thiệt thòi trước sự cạnh tranh thiếu lành mạnh từ các đơn vị cùng ngành (đặt biệt là các đơn vị tư nhân, hoặc tư nhân núp bóng quốc doanh), ví dụ như việc bán hàng (đá) không qua cân định lượng (bán theo xe, đo thể tích thùng xe đầy cảm tính), hoặc bán hàng không xuất hóa đơn giá trị gia tăng của đối thủ cạnh tranh làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ của B.B.C.C.
Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh cũng có điểm bất lợi khá đáng kể so với B.B.C.C là chi phí trung chuyển. Phần lớn các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành đều không bố trí được cự ly vận chuyển xuống phương tiện đường sông tốt như B.B.C.C, hầu hết đều di chuyển xa, có nơi không có băng chuyền tải đá. Nếu di chuyển xa thì chi phí trung chuyển tăng cao, nếu không có thì một mặt chi phí cũng tăng cao, một mặt phải phụ thuộc vào đơn vị trung chuyển, đều bất lợi cả.
2.2.2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Căn cứ vào tình hình kinh doanh, cũng như quy mô sản xuất hiện nay của các doanh nghiệp đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, có thể xem Công ty Cổ Phần Hóa An (Đồng Nai) và Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ (Bình Dương) là những đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa.
○ Giới thiệu Công ty Cổ Phần Hóa An
Công ty Cổ Phần Hóa An (viết tắt là DHA) có địa chỉ tại Ấp Cầu Hang, Xã Hóa An, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Thành lập năm 1978, chuyển đổi thành Công ty cổ phần năm 2000.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của DHA là khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất và kinh doanh VLXD. Ngài ra Công ty Cổ Phần Hóa An còn có chức năng kinh doanh vật tư kỹ thuật thiết bị xây dựng; đầu tư và kinh doanh hạ tầng, nhà ở, bến bãi, kho hàng; nhận thầu xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; dịch vụ vận chuyển du lịch, công nghệ khai thác và sản xuất, tư vấn trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, xuất nhập khẩu VLXD.
DHA đang được cấp phép mỏ chính là mỏ Hóa An, một trong những mỏ đá có chất lượng tốt nhất hiện nay ở phía Nam, nằm cách cầu Hoá An (còn gọi Cầu Mới) khoảng 2 km về phía Tây Nam, cách ngã tư Cầu Hang (giao lộ Nguyễn Ái Quốc (Quốc lộ 1K) và Nguyễn Tri Phương) là 700m.
Các năm gần đây, công ty khai thác và chế biến từ trên 1.450.000 đến gần 1.850.000 m3 đá các loại từ các mỏ đá được cấp phép. Hiện nay Công ty đã mở rộng phát triển và đang sở hữu nhiều mỏ khai thác khác như mỏ đá Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; mỏ đá Núi Gió, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, mỏ đá Tân Cang, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ... và một số dự án khác đang triển khai. Hiện tại mỏ Thường Tân đã và đang cung cấp các loại sản phẩm ra thị trường, với mức