Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD biên hòa đến năm 2020 (Trang 71 - 75)

Đến đây một vấn đề đặt ra là nếu công ty chỉ thực hiện một trong số các chiến lược nêu trên thì sẽ không thể đạt được mục tiêu chiến lược của mình, vì các chiến lược không tồn tại độc lập mà trái lại tùy từng mức độ chúng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, ngược lại, do tính kinh tế và nguồn lực có hạn nên công ty cũng không thể thực hiện cùng lúc tất cả các chiến lược. Để giải quyết vấn đề này, ta sử dụng công cụ ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM).

Bảng 3.2: Ma trận QSPM nhóm S-O Bảng 3.3: Ma trận QSPM nhóm W-O

Chiến lược có thể thay thế Phát triển

thị trường

Phát triển sản phẩm

AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên trong

1 Công nhân có tay nghề cao 3 3 9 4 12

2 Sản phẩm đá có chất lượng cao 4 4 16 4 16

3 Chi phí trung chuyển thấp 3 4 12 2 6

4 Nhiều máy móc hiện đại 4 3 12 4 16

5 Nhiều mỏ đá lớn, chất lượng 4 3 12 3 12

Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên ngoài

1 Sự ổn định về chính trị 4 4 16 4 16

2 Nhu cầu đá xây dựng sẽ tăng 4 4 16 4 16

3 Vay ưu đãi Quỹ đầu tư phát triển 3 4 12 3 9

4 Lợi thế từ cự ly trung chuyển 3 4 12 2 6

117 109

Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 03/2011

Tổng cộng

Điểm phân loại Các yếu tố quan trọng

Các chiến lược lựa chọn là:

– Chiến lược phát triển thị trường có tổng số điểm hấp dẫn: 117 điểm. – Chiến lược phát triển sản phẩm có tổng số điểm hấp dẫn: 109 điểm.

Bảng 3.3: Ma trận QSPM nhóm W-O

Chiến lược có thể thay thế Phát triển nguồn nhân lực Tăng cường hoạt động marketing AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1 Tổ chức nhân sự còn nhiều hạn chế 2 4 8 2 4

2 Hoạt động marketing còn yếu 2 3 6 4 8

3 Trình độ và năng lực điều hành 2 4 8 3 6

4 Văn hóa công ty ít được quan tâm 2 4 8 3 6

5 Giá thành sản phẩm còn cao 2 3 6 2 4

Các yếu tố bên ngoài

1 Sự ổn định về chính trị 4 4 16 4 16

2 Nhu cầu đá xây dựng sẽ tăng 4 4 16 4 16

3 Vay ưu đãi Quỹ đầu tư phát triển 3 4 12 3 9

4 Lợi thế từ cự ly trung chuyển 3 4 12 2 6

92 75

Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 03/2011 Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 03/2011

Các yếu tố quan trọng

Điểm phân loại

Tổng cộng

Các chiến lược lựa chọn là:

– Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tổng số điểm hấp dẫn: 92 điểm. – Chiến lược tăng cường hoạt động marketing có tổng điểm hấp dẫn: 75 điểm. Chọn Chiến lược phát triển nguồn nhân lực vì tổng số điểm hấp dẫn cao hơn.

Bảng 3.4: Ma trận QSPM nhóm W-T

Chiến lược có thể thay thế Cắt giảm

chi phí

Cạnh tranh về giá

AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

1 Tổ chức nhân sự còn nhiều hạn chế 2 4 8 2 4

2 Hoạt động marketing còn yếu 2 3 6 4 8

3 Trình độ và năng lực điều hành 2 4 8 3 6

4 Văn hóa công ty ít được quan tâm 2 4 8 3 6

5 Giá thành sản phẩm còn cao 2 3 6 2 4

Các yếu tố bên ngoài

1 Nguồn đá nguyên liệu giảm dần 2 3 6 3 6

2 Ô nhiễm môi trường 2 3 6 3 6

3 Chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng 2 4 8 4 8

4 Chi phí đầu tư ngày càng cao 2 3 6 3 6

5 Đối thủ đầu tư mạnh mẽ 2 4 8 4 8

6 Cạnh tranh thiếu lành mạnh 2 3 6 3 6

76 68

Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 03/2011

Tổng cộng Các yếu tố quan trọng

Điểm phân loại

Các chiến lược lựa chọn là:

– Chiến lược cắt giảm chi phí có tổng số điểm hấp dẫn: 76 điểm. – Chiến lược cạnh tranh về giá có tổng số điểm hấp dẫn: 68 điểm.

Riêng đối với nhóm chiến lược S-T, do chỉ có một chiến lược lựa chọn nên ta thực hiện Chiến lược phát triển sản phẩm.

Như vậy qua phân tích ở trên, một hệ thống các chiến lược bộ phận của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa được lựa chọn là: Chiến lược phát triển thị trường, Chiến lược phát triển sản phẩm, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược cắt giảm chi phí.

Các chiến lược bộ phận được lựa chọn nêu trên không phải là các chiến lược độc lập, tách rời mà trái lại nó là một hệ thống các chiến lược chức năng có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả (đầu ra) của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (đào tạo, tái đào tạo, hoàn thiện tay nghề, nâng cao kỹ năng quản trị...) có tác động tích cực, nâng cao giá trị các yếu tố đầu vào của tất các chiến lược khác trong hệ thống. Các Chiến lược phát triển sản phẩm và Chiến lược phát triển thị trường có mối liên quan mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng từ Chiến lược cắt giảm chi phí.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD biên hòa đến năm 2020 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)