Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD biên hòa đến năm 2020 (Trang 42)

Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong được trình bày dưới đây dựa vào việc tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của nội bộ B.B.C.C, trên cơ sở từ các phân tích về tình hình nhân lực, tài chính, chất lượng, đầu tư và marketing ở trên kết hợp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Thứ

tự Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng

của các yếu tố

Phân loại Số điểm quan trọng

1 Công nhân có tay nghề cao 0,10 3,00 0,30

2 Sản phẩm đá có chất lượng cao 0,11 4,00 0,44

3 Chi phí trung chuyển thấp 0,10 3,00 0,30

4 Nhiều máy móc hiện đại 0,11 4,00 0,44

5 Nhiều mỏ đá lớn, chất lượng 0,11 4,00 0,44

6 Tổ chức nhân sự còn nhiều hạn chế 0,09 2,00 0,18

7 Hoạt động marketing còn yếu 0,11 2,00 0,22

8 Trình độ và năng lực điều hành 0,09 2,00 0,18

9 Văn hóa công ty ít được quan tâm 0,08 2,00 0,16

10 Giá thành sản phẩm còn cao 0,10 2,00 0,20

Tổng cộng 1,00 2,86

Nguồn: Khảo sát và xử lý của tác giả, tháng 03/2011

Nhận xét: Ma trận được thiết lập dựa trên các yếu tố của môi trường bên trong

có ảnh hưởng quan trọng đối với B.B.C.C. Các điểm mạnh và điểm yếu cơ hội đã được phân tích ở trên được phân loại cụ thể là: ở mức 4 là điểm mạnh lớn nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất và 1 là điểm yếu lớn nhất, từ đó tính được tổng điểm quan trọng và so sánh với mức trung bình là 2,5.

Với số điểm quan trọng là 2,86 cho thấy B.B.C.C là một Công ty mạnh về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Điều đó chứng tỏ B.B.C.C là một doanh nghiệp mạnh trong ngành đá xây dựng.

Công ty cần tiếp tục phát huy các điểm mạnh như: đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề công nhân, chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm đá xây dựng... Bên cạnh đó, B.B.C.C cũng cần chú ý khắc phục các điểm yếu như các hoạt động marketing, hạ giá thành sản phẩm, đào tạo nhân sự, xây dựng môi trường văn hóa công ty...

Qua ma trận đánh giá các yêu tố bên trong ở trên, có thể tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của B.B.C.C như sau:

○ Điểm mạnh

1) Công nhân có tay nghề cao: đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác và chế biến đá xây dựng.

2) Sản phẩm đá có chất lượng cao: sản phẩm đá xây dựng của Công ty được kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và có uy tín trên thị trường

3) Chi phí trung chuyển thấp: B.B.C.C có bến bãi bốc dỡ đá từ các công trường chế biến xuống phương tiện đường thủy được bố trí cự ly hợp lý tại các mỏ khai thác, nên việc giao hàng cho khách hàng rất chủ động, thuận lợi và nhanh chóng với chi phí vận chuyển xuống sà lan thấp.

4) Nhiều máy móc hiện đại: hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty có công nghệ tiên tiến và công suất lớn, đủ năng lực sản xuất sản phẩm đáp ứng cho thị trường.

5) Nhiều mỏ đá lớn, chất lượng: B.B.C.C có quyền sử dụng nhiều mỏ đá nguyên liệu có trữ lượng lớn và chất lượng tốt.

○ Điểm yếu

1) Tổ chức nhân sự còn nhiều hạn chế: cơ cấu tổ chức nặng nề, chồng chéo, phân công lao động chưa hợp lý, năng suất lao động còn chưa cao và việc đánh giá năng suất lao động còn buông lỏng.

2) Hoạt động marketing còn yếu: thiếu bộ phận marketing để nghiên cứu thị trường.

3) Trình độ và năng lực điều hành: trình độ và năng lực điều hành của một số cán bộ quản lý còn yếu về nghiệp vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh khi thị trường mở rộng.

4) Văn hóa công ty: môi trường văn hóa được đánh giá chưa cao, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, cũng như giữa người lao động với nhau thiếu gắn kết.

5) Giá thành sản phẩm còn cao: chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm còn cao.

2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các thành phần kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể biến thành nguy cơ đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp nhận ra những cơ hội cũng như các nguy cơ của mình, để lấy đó làm cơ sở ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

○ Các yếu tố kinh tế

Sự phát triển của ngành VLXD (trong đó có đá xây dựng) phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Đá xây dựng có bán được nhiều hay không rõ ràng phụ thuộc hoàn toàn vào việc có triển khai nhiều hay không các công trình xây dựng.

Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư xây dựng của các địa phương trên cả nước cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 545 nghìn tỷ

đồng, tăng 23,1% so với năm trước. Tuy nhiên những tháng đầu năm 2011, thực hiện kềm chế lạm phát, nhà nước chủ trương cắt giảm đầu tư công, nên tốc độ phát triển của ngành xây dựng chựng lại. Mục tiêu chung của chính phủ đối với nền kinh tế từ nay đến cuối năm 2011 vẫn là tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ hơn nữa nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội (theo nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011). Do mục tiêu này mà tốc độ phát triển của ngành xây dựng sẽ còn chậm lại thêm một thời gian. Có thể coi đây là giai đoạn khó khăn trong kinh doanh của B.B.C.C. Tuy nhiên, dự báo qua 2011 tốc độ phát triển của ngành xây dựng sẽ dần cải thiện và tăng tốc để nhanh chóng trở lại như trước đây.

Việc thực hiện Nghị quyết 11 sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn nhưng Chính phủ phải tiếp tục thực hiện trong khi lạm phát cần có thời gian để giảm dần. Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 khoảng 6,1% tốc độ tăng trưởng sẽ tăng trở lại lên mức 6,7% trong năm 2012, khi mà môi trường kinh tế ổn định hơn nên có thể kích thích tiêu dùng và đầu tư. Lạm phát được dự báo vẫn duy trì ở mức cao, trung bình khoảng 13,3% trong suốt năm 2011, trước khi giảm xuống mức trung bình 6,8% trong năm 2012 (ADB - Ngân hàng Phát triển châu Á). Tăng trưởng thấp, lạm phát cao kéo theo giá nhiên liệu, điện, sắt thép, vật tư, phụ tùng... (là các nhân tố thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của B.B.C.C) ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bắt đầu tăng tốc trở lại, các giải pháp kềm chế lạm phát trong đó có thắt chặt đầu tư công sẽ “nới lỏng” hơn, ngành xây dựng có cơ hội phát triển trở lại. Đây là yếu tố khá thuận lợi cho B.B.C.C, khi các công trình bắt đầu triển khai hay tái triển khai sẽ tiêu thụ đá xây dựng nhiều hơn.

○ Các yếu tố chính phủ và chính trị

Việt Nam được xem là nước an toàn nhất về đầu tư tại Châu Á và là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới. Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh, chính trị.

Tính ổn định của tình hình chính trị này còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đầu tư vào nước ta. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến niềm tin cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn. Khi đó nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ không ngừng phát triển, thị trường VLXD sẽ nhờ đó cũng trở nên sôi động và tăng trưởng, yếu tố này rõ ràng có tác động rất tích cực lên các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh VLXD.

Những điều kiện thuận lợi của môi trường chính trị mang lại cơ hội cho mọi doanh nghiệp, nó cũng tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các nhà kinh doanh nói chung. Sự an tâm khi được bơi trong một dòng sông bình lặng sẽ mang lại hiệu quả cho “sức khỏe” của doanh nghiệp hơn là ngụp lặn chới với trong dòng nước lúc xoáy, lúc lũ dâng, có lúc thay chiều đổi hướng... Bên cạnh đó cũng phải đề cập đến Quỹ đầu tư phát triển ở Tỉnh Đồng Nai, là một định chế tài chính của địa phương nhằm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ở Việt Nam hiện mới có 13 tỉnh, thành, trong đó có Đồng Nai xây dựng được quỹ. Quỹ Đầu tư và Phát triển Đồng Nai hoạt động trong lĩnh vực tiếp nhận vốn ngân sách tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh... Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa là doanh nghiệp nhà nước thường được xét duyệt vay vốn khi có dự án đầu tư phù hợp với tiêu chí cho vay của quỹ, nguồn vay ưu đãi này có lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi vay ngân hàng (khoảng 8 - 10% / 1 năm từ trước năm 2010 so với lãi vay cùng thời điểm từ 14 – 17%, gần đây tăng lên 12 – 13% / 1 năm vẫn thấp hơn so với 16 – 20% của lãi vay ngân hàng thương mại).

○ Các yếu tố xã hội

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến hơn giữa năm 2010, dân số nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số

Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình.

Mặc dù dân số nước ta đang ở mức cao so với nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đáng mừng là Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” và sẽ kéo dài tới năm 2040. Thời kỳ dân số “vàng” đồng nghĩa với việc số người trong độ tuổi lao động của chúng ta tăng mạnh, giúp đất nước có nguồn lao động trẻ dồi dào, tạo đà để phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhìn nhận rằng, cơ cấu dân số trẻ nghĩa là nhu cầu lập thân - lập nghiệp luôn thường xuyên ở mức cao, kéo theo sự bùng nổ của nhu cầu xây dựng, đặc biệt là về nhà ở, trường học, trạm xá, đường giao thông... Khi nhu cầu về xây dựng tăng cao, nghĩa là cơ hội kinh doanh của B.B.C.C cũng tăng theo.

○ Các yếu tố tự nhiên

Các doanh nghiệp kinh doanh từ lâu đã nhận ra những tác động của hoàn cảnh thiên nhiên vào quyết định kinh doanh của họ. Đối với một doanh nghiệp sống nhờ vào “bầu sữa” của mẹ thiên nhiên như B.B.C.C càng thấy rõ ràng hơn. Với nguồn nguyên liệu sản xuất chính là các mỏ đá hình thành tự nhiên có từ hàng ngàn, có khi lên đến hàng triệu năm trước, chúng phân bố rải rác và có trữ lượng hoàn toàn khác nhau, nhưng có một điểm chung là có giới hạn, nghĩa là khai thác đến một lúc nào đó thì sẽ cạn kiệt. Hơn ai hết, B.B.C.C hiểu rằng khi các mỏ đá không còn khai thác được nữa, thì đời sống của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Thêm vào đó, những quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản, về an toàn, về môi trường... ngày càng khắt khe và chi phí phục hồi môi trường sau khi khai thác cũng nhiều hơn nên gây thêm không ít khó khăn cho Công ty.

Do vậy, để đảm bảo đời sống của đơn vị, và kéo dài thời gian hoạt động của Công ty, B.B.C.C một mặt phải ra sức tìm kiếm các vùng nguyên liệu để dự trữ cho nhiều năm khai thác và sản xuất; mặt khác phải xét đến việc đa dạng hóa ngành nghề, phải bắt đầu có những bước chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác mà B.B.C.C có

khả năng tham gia hiệu quả như: xây dựng các công trình và giao thông, kinh doanh thương mại vật tư phụ tùng, đầu tư cơ sở hạ tầng...

Việc khai thác đá xây dựng của B.B.C.C cũng đang đối diện với những quan ngại về tác động xấu cho môi trường. Bụi đá trong quá trình khai thác và chế biến đá xây dựng ảnh hưởng mạnh mẽ đến một bộ phận không nhỏ những người lao động trực tiếp như công nhân vận hành máy xay, vận hành máy cuốc, máy đào, xe vận chuyển, nghiệm thu, ghi phiếu... Bên cạnh đó, bụi đá phát tán vào không khí, gây ô nhiễm môi trường sống cho một khu vực khá rộng tính từ địa điểm sản xuất của doanh nghiệp. Mặc dù Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa là đơn vị đi đầu trong việc xử lý ô nhiễm môi trường bằng nhiều cách như áp dụng hệ thống phun sương cho hệ thống máy nghiền sàng, sử dụng máy móc tiên tiến hiện đại trong dây chuyền sản xuất... nhưng vẫn không tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường sống chung quanh. Thêm vào đó, việc ô nhiễm này còn khiến B.B.C.C đối diện với sự kiện tụng của một số hộ dân sống gần các mỏ đá của Công ty; đồng thời đơn vị cũng chịu sự giám sát, kiểm tra và xử phạt của các cơ quan hữu quan, ví dụ như Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai.

○ Các yếu tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới ảnh hưởng đến từng ngõ ngách trong cuộc sống. Đây là yếu tố quan trọng, là lực lượng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất lao động, sản lượng khai thác…Với đặc thù là hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, mà chủ yếu là khai thác đá, ở các mỏ có địa hình rất phức tạp nên việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào khai thác đối với Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa là rất quan trọng và cần thiết.

B.B.C.C luôn là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào thực tế sản xuất so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề khu vực

Đông Nam Bộ. Năm 1994, B.B.C.C là đơn vị đầu tiên nhập khẩu và đưa vào sử dụng máy khoan đá thủy lực hiệu Tamrock, model CHA660 (sản xuất năm 1994), công suất khoan tăng hơn gấp 3 lần so với dàn khoan cộ MBK5, một “siêu sao” lúc đó. Năm 1995, B.B.C.C ký kết hợp đồng với hãng Nordberg (Phần Lan) nhập một dây chuyền nghiền sàng đá mới 100% với đầu nghiền thô Metso G80, và hai cụm nghiền tinh G158 – G208, đạt công suất 120-130 tấn/giờ, một công suất “khủng” so với công suất 40-60 tấn/giờ của dàn máy 739-740 Liên Xô ở cùng thời điểm. Từ năm 2009 đến nay, các dàn máy nghiền sàng của B.B.C.C đều do kỹ sư và kỹ thuật viên của Công ty tự thiết

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD biên hòa đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)